Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Công dân 9 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Công dân 9 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều

Đầy đủ Giáo án công dân THCS cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: KHOAN DUNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.
  • Nhận biết được giá trị của khoan dung.
  • Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện sự khoan dung của bản thân với những người xung quanh trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được biểu hiện của khoan dung, giá trị của khoan dung.
  1. Phẩm chất:
  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
  • Khoan dung, hòa đồng và yêu thương mọi người xung quanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lòng khoan dung, thiếu khoan dung,...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.10: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung:

+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

+ Mình vì mọi người, mọi người vì mình.

+ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.

+ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.

+ Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay.

+ Mía có đốt sâu đốt lành.

+ Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

+ Một sự nhịn là chín sự lành

+ ...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Khoan dung.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung trong cuộc sống.
  2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.10-11 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.10-11 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1, 2: Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong thông tin 1 và cho biết ý nghĩa của việc làm đó?

Nhóm 3, 4: Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong thông tin 2 và cho biết ý nghĩa của việc làm đó?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.10-11 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1:

●       Việc làm: Quân ta đã tha mạng cho quân giặc; cấp năm trăm cái thuyền; vài nghìn cỗ ngựa, mở đường cho về nước.

●       Ý nghĩa: Thể hiện lòng khoan dung của quân ta, muốn tạo cơ hội cho quân giặc sửa lỗi.

+ Thông tin 2:

●       Việc làm: Đồng bào ta khoan hồng, nhân đạo với người Pháp. Ngoài ra, chúng ta còn cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản cho họ.

●       Ý nghĩa: Thể hiện lòng thương người, nhân ái của nhân dân Việt Nam. Sẵn sàng tha thứ cho quân Pháp và đối xử tốt với họ.

GV tổng hợp ý kiến lên bảng.

- GV mời HS nêu khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

Biểu hiện:

+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

+ Tha thứ cho chính mình.

+ Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

- Ý nghĩa:

+ Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để sống tích cực hơn.

+ Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

+ Các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Hoạt động 2: Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

  1. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
  2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SGK tr.12 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc làm thể hiện lòng khoan dung.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở hoạt động 1, đọc các trường hợp trong SGK tr.12 và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1, 2: Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong trường hợp 1. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

Nhóm 3, 4: Dựa vào những biểu hiện của khoan dung, em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của các bạn học sinh trong trường hợp 2. Theo em, thái độ, hành vi của bạn nào thể hiện lòng khoan dung?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Từ hai trường hợp trên, em hãy nêu các việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa khoan dung của bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong SGK tr.12 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những việc làm thể hiện lòng khoan dung theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

Trường hợp 1: Bạn K đã biết nhận lỗi của mình và xin lỗi các bạn trong nhóm. Điều đó được các bạn trong nhóm rộng lượng và thấu hiểu, không trách lỗi K.

=> Thái độ, hành vi của các bạn trong nhóm thể hiện lòng khoan dung.

Trường hợp 2: T đã biết lỗi và chủ động xin lỗi, sửa chữa nhưng H không chấp nhận. H đang bày tỏ sự hẹp hòi, thiếu khoan dung đối với T.

=> Thái độ, hành vi của H không thể hiện lòng khoan dung.

- GV mời HS nêu những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung

Mỗi người cần phải:

- Luôn thể hiện sự thân thiện, sống chân thành, rộng lượng, biết tha thứ

- Tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác

- Phê phán sự định kiến, hẹp hòi, thiếu khoan dung.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi phần Trắc nghiệm và bài tập phần Luyện tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Thế nào là lòng khoan dung?

  1. Rộng lòng tha thứ
  2. Ích kỉ
  3. Không tôn trọng người khác
  4. Không tha thứ cho người khác

Câu 2. Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

  1. Hòa nhập với mọi người xung quanh.
  2. Hợp tác với mọi người xung quanh.
  3. Mọi người yêu quý.
  4. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 3. Đối lập với khoan dung là?

  1. Chia sẻ
  2. Hẹp hòi, ích kỉ
  3. Trung thành
  4. Tự trọng

Câu 4.  Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  1. Ông B là người khoan dung.
  2. Ông B là người khiêm tốn.
  3. Ông B là người hẹp hòi.
  4. Ông B là người kỹ tính.

Câu 5. Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

  1. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
  2. Mọi người tôn trọng, quý mến.
  3. Mọi người trân trọng.
  4. Mọi người xa lánh.

Câu 6. Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?

  1. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  2. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  3. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
  4. Đứng ra làm hòa khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

Câu 7. Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

  1. Xa lánh bạn D.
  2. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
  3. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
  4. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và và hiểu biết thực tế của bản thân về khoan dung để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

D

B

C

B

D

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập (SGK tr.12-13)

Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm với các ý kiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập 1 theo mẫu Phiếu học tập sau:

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.

 

 

 

b) Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình.

 

 

 

c) Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.

 

 

 

d) Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.

 

 

 

e) Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về khoan dung để hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV thu Phiếu học tập của một số HS và mời đại diện 1 – 2 HS trả lời theo Phiếu học tập.

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Khoan dung là tha thứ cho mọi lỗi lầm của người khác.

 

x

Khoan dung là rộng lòng tha thứ nhưng không phải lỗi lầm nào cũng có thể tha thứ. Ví dụ như những tội phạm giết người,...

b) Khoan dung không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình.

x

 

Đây là biểu hiện của khoan dung: Tha thứ cho người khác và cũng là tha thứ cho chính mình.

c) Không bao giờ phê bình người khác là biểu hiện của khoan dung.

 

x

Biểu hiện của khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm chứ không phải là không bao giờ phê bình người khác.

d) Khoan dung là tha thứ cho người khác ngay cả khi họ không biết hối hận.

 

x

Biểu hiện của khoan dung là tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

e) Đối lập với khoan dung là hẹp hòi, ích kỉ.

x

 

Khoan dung là rộng lòng tha thứ còn đối lập là hẹp hòi, ích kỉ, chỉ biết bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.  

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Xử lí tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1, 2: Xử lí tình huống a:

  1. Bố mẹ giao cho V nhiệm vụ dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày nhưng V thường xuyên mải chơi quên việc. Dù bố mẹ đã nhắc nhiều lần nhưng V vẫn không thay đổi. Một lần, có khách đến chơi nhà, V chợt nhận thấy bố mẹ rất ngượng với khách khi nhà cửa bừa bộn.

Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ ứng xử như thế nào?

Nhóm 3, 4: Xử lí tình huống b:

  1. Gia đình bà A luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình bà A vẫn không thay đổi. Qua thời gian, bà A nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà A đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

Nếu em là hàng xóm của bà A, em sẽ ứng xử như thế nào?

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận câu hỏi: Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hòa bình một cách phù hợp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về khoan dung để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

Gợi ý:

Trường hợp a: Nếu em là bố mẹ của V, em sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở V cùng dọn nhà với bố mẹ. Sau khi khách về, em sẽ nói chuyện với V về chuyện đã xảy ra, nhắc nhở V nên có trách nhiệm và biết giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa vì V cũng đã lớn rồi, tránh để những trường hợp như hôm nay xảy ra.

Trường hợp b: Nếu em là hàng xóm của bà A, em sẽ tha thứ cho bà A và nói với mọi người cũng nên tha thứ cho bà A, không xa lánh, lạnh nhạt với gia đình bà nữa vì bà đã biết hối lỗi rồi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.                                             

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Thuyết trình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Có ý kiến cho rằng: “Sức mạnh của lòng nhân ái và bao dung có thể cảm hoá được lỗi lầm của con người”. Từ những hiểu biết của em về khoan dung, em hãy thuyết trình về ý kiến trên và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về lòng khoan dung để thuyết trình và lấy ví dụ thực tế để chứng minh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình:

Gợi ý:

+ Giải thích thế nào là bao dung?

  • Lòng bao dung là một đức tính tốt đẹp và quý bàu để con người trở nên “người” hơn.
  • Lòng bao dung là tấm lòng rộng mở, đại lượng, luôn tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

+ Tại sao phải có lòng bao dung

+ Biểu hiện của bao dung

+ Làm gì để có lòng bao dung

=> Lòng bao dung làm tình yêu thương và sự tử tế được lan tỏa, góp phần là nền tảng cho hạnh phúc trong cuộc sống.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.                                             

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được việc làm cụ thể thể hiện sự khoan dung.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
  4. Sản phẩm học tập:

Câu chuyện về sự khoan dung và rút ra điều cần học tập.

- Lá thư khuyên bạn/ người thân khi biết bạn/ người thân còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm câu chuyện về sự khoan dung và rút ra điều cần học tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm một câu chuyện về sự khoan dung và chia sẻ về điều em có thể học tập, vận dụng cho bản thân từ câu chuyện đó.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Câu chuyện đó kể về ai?

+ Chi tiết nào thể hiện sự khoan dung?

+ Ý nghĩa mà sự khoan dung mang lại?

+ Bài học rút ra cho bản thân từ câu chuyện đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên, tìm hiểu thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet,…để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Viết thư khuyên bạn/ người thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy viết một lá thư khuyên bạn/ người thân khi biết bạn/ người thân vẫn còn day dứt về việc mắc lỗi của họ.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Hãy giải thích cho bạn/ người thân biết rằng bao dung, tha thứ cho bản thân mình cũng là tha thứ cho người khác.

+ Không nên day dứt mãi những chuyện lỗi lầm, thay vào đó hãy sửa đổi và làm nhiều điều tốt đẹp.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.

+ Thực hiện những việc làm thể hiện lòng khoan dung.

- Hoàn thành bài tập Vận dụng SGK và bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3. Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 9, giáo án công dân 9 cánh diều, giáo án lớp 9 cánh diều, giáo án môn công dân 9 cd

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều

Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều

Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo