Soạn giáo án Công dân 9 Cánh diều Bài 2: Khoan dung
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công dân 9 Bài 2: Khoan dung sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.
Nhận biết được giá trị của khoan dung.
Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp và lưu giữ thông tin chọn lọc khi nêu được khái niệm, biểu hiện của khoan dung, nhận biết được giá trị của khoan dung.
Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được mâu thuẫn giữa bản thân với người khác hoặc giữa những người khác với nhau; có thiện chí dàn xếp và biết cách dàn xếp mâu thuẫn khi thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung và phê phán những biểu hiện thiếu khoan dung.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Nhận viết được khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung.
+ Phê phán những biểu hiện thiếu khoan dung.
+ Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
3. Phẩm chất:
Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
Khoan dung, hòa đồng và yêu thương mọi người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lòng khoan dung, thiếu khoan dung,...
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.10: Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:
Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung:
+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
+ Mình vì mọi người, mọi người vì mình.
+ Bàn tay có ngón ngắn ngón dài.
+ Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài.
+ ...
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Khoan dung.
………Còn tiếp……….
Giáo án Công dân 9 cánh diều, giáo án Bài 2: Khoan dung Công dân 9 cánh diều, giáo án Công dân 9 CD Bài 2: Khoan dung
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác