Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 9 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều

Đầy đủ Giáo án hoạt động trải nghiệm THCS cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với bạn bè, thầy cô.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
  • Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở nhà trường.
  • Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

TUẦN 2 – TIẾT 2:

 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:

PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu được các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Đánh giá được hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều.
  • Mẫu kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  • Bút dạ, phấn viết bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều.
  • Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường tại trường.
  • Tìm hiểu nội dung và hình thức tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt hiệu quả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. d. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau” – HS tìm ra 2 điểm mạnh của bạn và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen cho người đối diện.
  4. Sản phẩm: HS tham gia vào trò chơi “Vòng tròn khen nhau”, nêu cảm nhận/đưa ra lời khen của bản thân cho người đối diện.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS:

+ HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa ở vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/hàng ngang phù hợp với không gian lớp học.

+ Yêu cầu từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen cho người đối diện.

Ví dụ: GV quay sang khen 1 HS đứng gần: Mỗi khi em cười nhìn rất xinh và duyên dáng.

+ Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy, GV đề nghị HS vòng ngoài đứng yên, HS vòng trong di chuyển sang trái một bước để gặp một “đối tác” mới và tiếp tục khen nhau.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu cả lớp đứng lại để chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm:

+ Người được khen cảm thấy thế nào?

+ Người khen cảm thấy thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia trò chơi lần lượt từ các vòng ngoài đến vòng trong.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các em vừa tham gia vào trò chơi “Vòng tròn khen nhau”. Khen ngợi không chỉ là nghệ thuật giao tiếp mà còn đem lại niềm vui cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên hạnh phúc hơn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lời khen luôn mang đến những ý nghĩa tích cực và tốt đẹp nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong cuộc sống nói chung và môi trường học đường nói riêng, vẫn tồn tại những dấu hiệu bắt nạt học đường (bắt nạt, chê bai,…. bạn học). Bắt nạt học đường hiện nay đang là vấn nạn nghiêm trọng và đáng lên án trong môi trường học đường. Vậy, các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường như thế nào? Cần xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Phòng chống bắt nạt học đường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh, video về bắt nạt học đường.

  
 

https://www.youtube.com/watch?v=SHwPZQxSlTE

- GV dẫn dắt: Để không trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường, các em cần tìm hiểu một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các cặp đôi như sau: Thảo luận và chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường (Đính kèm phía dưới hoạt động 1).

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi:

+ Em đã từng tham gia vào hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?

+ Nêu tên hoạt động phòng chống bắt nạt học đường và chia sẻ một số cảm xúc của em sau khi tham gia hoạt động đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi chia sẻ về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường mà em biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chia sẻ về hoạt động đã hoạt động phòng chống bắt nạt học đường em đã từng tham gia trên thực tế.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Để không trở thành nạn nhân và có thể bảo vệ những bạn học sinh là nạn nhân của bắt nạt học đường, chúng ta cần tìm hiểu một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.

- Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”.

- Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường.

- Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”.

- Tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường.

- Các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể, tiết sinh hoạt về phòng chống bắt nạt học đường.

- Dùng mạng xã hội ngăn bạo lực học đường.

-…..

 

TƯ LIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẶT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Truyền thông về lớp học vui vẻ

- chống lại bạo lực học đường

Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường” của trường PTDTNT

Sơn Dương (Tuyên Quang)

Thiết kế áp phích tuyên truyền tác hại và

cách phòng tránh bạo lực học đường

(Hệ thống Liên cấp Lô-mô-nô-xốp)

Tập huấn kĩ năng ứng phó

với bắt nạt học đường

Sinh hoạt tập thể về chủ đề

“Phòng chống bắt nạt học đường”

https://www.youtube.com/watch?v=RETNCroF_I4

https://www.youtube.com/watch?v=jTZZ8FlgTM8

Hoạt động 2: Tìm hiểu xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng và thực hiện được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm theo nội dung:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đã xây dựng.

  1. Sản phẩm: HS xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt hoạt đường theo các nội dung chính sau:

+ Mục tiêu.

+ Thời gian, địa điểm tổ chức.

+ Các phương tiện cần thiết.

+ Nội dung hoạt động.

+ Phân công nhiệm vụ.

- GV cung cấp một số hình ảnh về một số nội dung hoạt động trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh kể hoạch tổ chức hoạth động phòng chống bắt nạt học đường (nếu còn thiếu). 

- GV nhận xét, đánh giá, và kết luận: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường sẽ giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

a. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Mẫu Kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRONG

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

 

  

Thiết kế áp phích phòng chống bắt nạt học đường

Thành lập đội ứng phó bắt nạt học đường

  

Xây dựng bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường

Phát tờ cam kết

“Tôi nói không với bạo lực học đường”

Thiết lập hộp thư “Điều em muốn nói”

 

MẪU KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

BẮT NẠT – KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA

1. Mục tiêu

-         Tuyên truyền về hành động ứng phó với bắt nạt học đường.

-         Nâng cao trách nhiệm của học sinh toàn trường về phòng chống bắt nạt.

2. Thời gian, địa điểm tổ chức

-         Thời gian thực hiện: Tháng 9/2024.

-         Địa điểm: Trường THCS A.

3. Các phương tiện tiện cần thiết

-         Máy tính.

-         Giấy A0, bút màu.

-         Loa phát thanh

4. Nội dung hoạt động

-         Thiết kế áp phích.

-         Thành lập đội ứng phó khẩn cấp.

-         Xây dựng các bài truyền thông về phòng chống bắt nạt học đường.

-         Phát tờ cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”.

-         Thiết lập hộp thư điện tử “Điều tôi muốn nói…”.

5. Phân công nhiệm vụ

-         Nhóm truyền thông: In ấn, đăng bài, dán áp phích, thông báo tới các lớp về sự kiện; tiếp nhận thư gửi qua hòm thư điện tử.

-         Nhóm thiết kế: Thiết kế áp phích, trang trí các giấy mời, giấy cam kết.

-         Nhóm nội dung: Xây dựng nội dung truyền thông, các khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường.

-         Nhóm ứng phó khẩn cấp: Trợ giúp kịp thời và kết nối với các lực lượng hỗ trợ khi có hiện tượng bắt nạt xảy ra.

Nhiệm vụ 2: Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV hướng dẫn từng thành viên trong mỗi nhóm tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là nhiệm vụ quan trọng và thiết thực, đòi hỏi sự đồng lòng tham gia của tất cả các em.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

HS tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nhiệm vụ cụ thể được phân công.

 

   

Hoạt động 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS báo cáo và đánh giá được hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo nội dung sau:

- Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

  1. Sản phẩm: HS báo cáo và đánh giá hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn 6 nhóm báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo mẫu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS các nhóm đánh giá kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 nhóm lần lượt báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu các nhóm đánh giá, nhận xét chéo nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thái độ, sự tích cực tham gia của HS.

- GV khuyến khích, khen ngợi những HS tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

a. Báo cáo kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- Số lượng học sinh tham gia.

- Các hoạt động đã thực hiện.

- Mức độ tíchcực tham gia.

Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS các nhóm đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo gợi ý.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS các nhóm đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 6 nhóm lần lượt đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV yêu cầu các nhóm đánh giá, nhận xét chéo nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về kết quả đạt được của HS.

- GV khuyến khích, khen ngợi những HS đạt được kết quả tốt, hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch.

- GV nêu thông điệp, kết luận hoạt động giáo dục theo chủ đề: Bắt nạt học đường là vấn nạn nguy hiểm cần được loại bỏ khỏi trường học. Nâng cao hiểu biết về bắt nạt học đường và tham gia hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là cách mỗi học sinh thể hiện trách nhiệm của mình trong xây dựng trường học an toàn.

b. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường

- So sánh kết quả đạt được với mục tiêu.

- Rút ra bài học kinh nghiệm.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố một số kiến thức, kĩ năng về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  4. Sản phẩm: HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

- GV lần lượt đọc câu hỏi:

Câu 1: Đâu không phải là một trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là:

  1. Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”.
  2. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường.
  3. Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”.
  4. Xem các bản tin về phòng chống bắt nạt học đường.

Câu 2: Hình ảnh dưới đây nói về hoạt động phòng chống bắt nạt học đường nào?

A. Tọa đàm “Học sinh nói không với bắt nạt học đường”.

B. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường.

C. Sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Nói không với bạo lực học đường”.

D. Sinh hoạt lớp với chủ đề “Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường”.

 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự tham gia của học sinh trong các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

  1. Để không trở thành nạn nhân và có thể bảo vệ những bạn học sinh là nạn nhân của bắt nạt học đường, chúng ta cần tìm hiểu một số hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường sẽ chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
  3. Tham gia thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là nhiệm vụ của cán bộ lớp.
  4. Nâng cao hiểu biết về bắt nạt học đường và tham gia hiệu quả các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường là cách mỗi học sinh thể hiện trách nhiệm của mình trong xây dựng trường học an toàn.

Câu 4: Câu tục ngữ nói có nội dung khuyên chúng ta không nên bắt nạt bạn lời lẽ, hàng động xấu và biết cách tôn trọng bạn bè là:

  1. Cười người chớ vội cười lâu/Cười người hôm trước hôm sau người cười.
  2. Kính già yêu trẻ.
  3. Áo rách cốt cách người thương.
  4. Bạn bè là nghĩa tương thân/Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.

Câu 5: Tại sao cần phải tổ chức các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường?

  1. Để nâng cao trách nhiệm của học sinh toàn trường về phòng chống bắt nạt học đường.
  2. Để bắt buộc học sinh có những hành động ứng phó với phòng chống bắt nạt học đường.
  3. Để học sinh tham gia các hoạt động sau những giờ học tập căng thẳng.
  4. Để gắn kết tình cảm giữa giáo viên và học sinh hơn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, trả lời nhanh các câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

....

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án hoạt động trải nghiệm 9, giáo án HĐTN 9 cánh diều, giáo án lớp 9 cánh diều, giáo án môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cd

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử toán 9 cánh diều
Giáo án Hình học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hình học 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Toán 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 9 cánh diều

Giáo án Đại số 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Đại số 9 cánh diều
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 cánh diều

Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Vật lí 9 cánh diều
Giáo án Sinh học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Sinh học 9 cánh diều

Giáo án Tin học 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Tin học 9 cánh diều

Giáo án Công nghệ 9 - trồng cây ăn quả mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạch điện) 9 cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 cánh diều

GIÁO ÁN XÃ HỘI 9 CÁNH DIỀU

Giáo án Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 9 cánh diều

Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án Địa lí 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Địa lí 9 cánh diều

Giáo án Công dân 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Giáo dục công dân 9 cánh diều

GIÁO ÁN 9 CÁC MÔN CÒN LẠI CÁNH DIỀU

Giáo án Mĩ thuật 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Âm nhạc 9 cánh diều

Giáo án Thể dục 9 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 mới năm 2024 cánh diều
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 9 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 9 chân trời sáng tạo