Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Bộ giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo . Đây là giáo án sách lớp 8 mới năm học 2023-2024. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2. Với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án vật lí 8 chân trời sáng tạo là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
Đầy đủ Giáo án vật lí THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Vật lí 9 chân trời sáng tạo
- Giáo án Vật lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử vật lí 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án vật lí 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint vật lí 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word vật lí 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử vật lí 6 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 24: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
- MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
- Kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơ le (relay), cầu dao tự động, chuông điện.
- Năng lực
Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến các tác dụng của dòng điện.
Năng lực riêng
- Thực hiện được thí nghiệm minh họa các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Kết hợp được các kiến thức trong đã học về các tác dụng của dòng điện trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 8.
- Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng nhiệt
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng phát sáng
+ Thí nghiệm minh họa tác dụng hóa học
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 8.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng của các tác dụng của dòng điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
- Nội dung: GV xuất phát từ tình huống thực tế, tạo tình huống có vấn đề dẫn dẵn HS nghiên cứu nội dung bài học.
- Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ và dự đoán về cách sử dụng dòng điện để cứu người từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về phương pháp sử dụng máy sốc điện cho HS quan sát, khai thác những hiểu biết của HS về phương pháp chữa bệnh này.
GV đặt vấn đề: Vì sao có thể sử dụng máy sốc điện ngoài lồng ngực để cấp cứu bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS tự do phát biểu từ đó dẫn dắt vào bài mới: Bài 24: Tác dụng của dòng điện
SOẠN GIÁO ÁN VẬT LÍ 6 CTST KHÁC :
- Tải bài giảng điện tử vật lí 6 chân trời sáng tạo
- Tải giáo án Vật Lí 6 kết nối tri thức (có xem trước)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- 1. CÁC TÁC DỤNG CƠ BẢN CỦA DÒNG ĐIỆN
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả ở Hình 24.1 và kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện
- Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung phần thí nghiệm mục I trong SGK – 109, cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện. - GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm theo hướng dẫn các bước tiến hành trong SGK – tr109 - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời TL1 (SGK – tr109): So sánh nhiệt độ của vỏ bóng đèn đo được trước vào sau khi đóng công tắc trong thí nghiệm hình 24.1. Giải thích kết quả thí nghiệm. - GV chốt lại kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện. - GV đặt câu hỏi: Nêu một số ví dụ trong đời sống ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. à Một số ví dụ trong đời sống ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện: bàn là, đèn sợi đốt, quạt sưởi,... - GV chiếu thêm một số hình ảnh về tác dụng nhiệt của dòng điện cho HS quan sát - GV lưu ý với HS: tác dụng nhiệt của dòng điện gây ra khi các dụng cụ điện hoạt động có thể là tác dụng mong muốn, có ích (nồi cơm, bếp điện,...) hoặc là tác dụng hao phí (quạt điện, khoan điện khi sử dụng lâu phần thân của chúng bị nóng lên). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập (SGK – tr109): Nếu gắn máy tính xách tay với bộ sạc và cắm vào ổ điện trên tường thì sau một thời gian sử dụng, ta sờ thấy cả bộ xạc và máy tính xách tay đều nóng lên. Giải thích. Gắn máy tính xác tay với bộ xạc và cắm vào ổ điện Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Các tác dụng cơ bản của dòng điện a) Tác dụng nhiệt của dòng điện * Thí nghiệm (SGK – tr109) * TL1 (SGK – tr109) - Nhiệt độ của vỏ bóng đèn sau khi đóng công tắc trong thí nghiệm hình 24.1 cao hơn so với nhiệt độ của vỏ bóng đèn đo được trước khi làm thí nghiệm - Giải thích kết quả thí nghiệm: dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho dây tóc của bóng đèn nóng lên, tỏa nhiệt khiến vỏ bóng đèn tăng nhiệt độ * Kết luận Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua, đó là tác dụng nhiệt của dòng điện. LT (SGK – 109) Nếu gắn máy tính xách tay với bộ sạc và cắm vào ổ điện thì dòng điện từ ổ điện sẽ đi qua bộ xạc và máy tính xách tay. Do tác dụng nhiệt của dòng điện nên sau một thời gian sử dụng, ta sờ thấy cả bộ xạc và máy tính xách tay đều nóng lên. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện
- Mục tiêu:
HS tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện thông qua hoạt động trải nghiệm (làm thí nghiệm).
- Nội dung:
GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 24.2 SGK, rút ra kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện.
- Sản phẩm học tập:
Kết quả thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng phát sáng của dòng điện.
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề: Dòng điện không chỉ có tác dụng nhiệt mà còn có tác dụng phát sáng. Hãy làm thí nghiệm để kiểm chứng tác dụng phát sáng của dòng điện. - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong SGK – tr110, nêu dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện - GV giới thiệu thêm kiến thức về đèn điốt phát quang (đèn LED) trong phần mở rộng SGK -tr110 Câu tạo của đèn điốt phát quang - GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm mô tả ở hình 24.2b Bố trí thí nghiệm tìm hiểu sự phát sáng của đèn điốt phát quang - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm - GV yêu cầu HS trả lời phần TL2 SGK – tr110: Thí nghiệm ở hình 14.2 chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? - GV chốt lại kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện - GV chiếu video về ưu điểm tiết kiệm năng lượng và chi phí của đèn LED (link video) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo | b) Tác dụng phát sáng * Thí nghiệm * TL2 (SGK – tr110) Khi đóng công tắc, dòng điện chạy qua đèn LED làm đèn phát sáng. Thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng phát sáng. * Kết luận Dòng điện có thể làm đèn điện phát sáng, đó là tác dụng phát sáng của dòng điện. |
SOẠN GIÁO ÁN VẬT LÍ 7 CTST CHI TIẾT:
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu tác dụng hóa học của dòng điện thông qua hoạt động trải nghiệm (làm thí nghiệm)
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm hình 24.3 SGK
- Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm về tác dụng hóa học của dòng điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm : Tiến hành thí nghiệm về tác dụng hóa học của dòng điện (Video thí nghiệm) - HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phần TL3 (SGK – tr110) a) Dung dịch copper(II) sulfate là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao? b) Thỏi than K nối với cực âm lúc đầu có màu đen. Vài phút sau khi công tắc đóng, nó được phủ một lớp có màu gì? c) Kết quả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng gì? à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn, động viên các nhóm. - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. à GV chốt lại kiến thức và kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện - GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: mạ điện Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo | c) Tác dụng hóa học của dòng điện * Thí nghiệm * TL3 (SGK – tr110) a) Dung dịch copper(II) sulfate là chất dẫn điện vì khi đóng công tắc đèn có phát sáng b) Thỏi than K nối với cực âm lúc đầu có màu đen. Vài phút sau khi công tắc đóng, nó được phủ một lớp có màu đồng c) Kết quả thí nghiệm chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học. * Kết luận Dòng điện chạy qua dung dịch điện phân có thể làm tách các chất khỏi dung dịch, đó là tác dụng hóa học của dòng điện. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện thông qua việc trả lời câu hỏi bài tập.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về tác dụng sinh lí của dòng điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi “Thế nào là tác dụng sinh lí của dòng điện” - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi TL4 (SGK – tr111): Nêu các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể người. Làm thế nào để phòng tránh các tác hại đó? - GV cho học sinh xem video về người bị điện giật (link video) => cần chú ý an toàn khi sử dụng điện. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần LT (SGK – tr112): Hãy sắp xếp các bước sau đây theo trình tự hợp lí để xử lí tình huống khi gặp tai nạn về điện: + Chăm sóc vết thương. + Hồi sức. + Giảm đau + Cách li với nguồn điện. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Vận dụng (SGK – tr111): trả lời câu hỏi ở phần Mở đầu bài học: Vì sao có thể sử dụng máy sốc điện ngoài lồng ngực để cấp cứu bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột? - GV chốt lại các nội dung kiến thức trọng tâm. Chú ý đến các đơn vị kiến thức về tác dụng của dòng điện gồm: + Tác dụng nhiệt + Tác dụng phát sáng + Tác dụng hóa học + Tác dụng sinh lí Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi - Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng sinh lí của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo | d) Tác dụng sinh lí của dòng điện * Tác dụng sinh lí của dòng điện: dòng điện đi qua cơ thể người, cơ thể động vật sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. * TL4 (SGK – tr111) - Các tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể người · Bỏng nhẹ, rát nhẹ trên bề mặt da · Làm cơ co giật · Làm tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt - Biện pháp phòng tránh · Không dùng dây nối bị hư hỏng. · Không dùng thiết bị điện bị lỗi. · Rút phích cắm điện đúng cách. · Tắt đèn trước khi thay bóng mới. · Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường. · Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm. · Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt. * LT (SGK – tr111) Trình tự hợp lí để xử lí tình huống khi gặp tai nạn về điện + Cách li với nguồn điện. + Giảm đau + Chăm sóc vết thương. + Hồi sức. * Vận dụng (SGK – tr111) Có thể sử dụng máy sốc điện ngoài lồng ngực để cấp cứu bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột vì: Sốc điện ngoài lồng ngực là phương pháp tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng lớn trong thời gian rất ngắn (0,03 – 0,10 giây) đủ để khử cực toàn bộ cơ tim, đưa cơ tim rơi vào thời kỳ trơ với các xung khử cực để khôi phục lại nhịp tim bình thường. |
CÁC TÀI LIỆU VẬT LÍ 8 CHẤT LƯỢNG:
- 2. MỘT SỐ THIẾT BỊ ỨNG DỤNG CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số thiết bị ứng dụng các tác dụng của dòng điện
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số thiết bị ứng dụng các tác dụng của dòng điện: cầu chì, chuông điện, Rơ le, cầu dao tự động
- Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc thảo luận trả lời câu hỏi và thực hiện theo các yêu cầu của GV.
- Sản phẩm học tập: HS biết được để phòng chống cháy nổ do sự cố điện, người ta dùng cầu chì, rơ le, cầu dao tự động; chuông điện được dùng làm chuông cửa, báo giờ làm việc, báo cháy,..
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 8 nhóm tìm hiểu về một số thiết bị điện ứng dụng các tác dụng của dòng điện - GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận những nội dung cần tìm hiểu trong SGK. Vòng 1: Nhóm chuyên gia - Mỗi nhóm lớn sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về một thiết bị điện ứng dụng các tác dụng của dòng điện - Nhóm 1,2: tìm hiểu về cầu chì · Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? · Vì sao trong các thiết bị điện và mạch điện trong nhà cần phải có cầu chì? · Kể tên một số loại cầu chì thông dụng và cấu tạo của các loại cầu chì đó. - Nhóm 3,4: Tìm hiểu về Chuông điện · Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện? · Quan sát Hình 24.6 và mô tả cách hoạt động của chuông điện · Cho biết chuông điện thường được dùng với mục đích gì? - Nhóm 5,6: Tìm hiểu về Rơ le (Relay) · Hãy cho biết công dụng và cấu tạo của Rơle · Quan sát hình 24.7 và mô tả cách hoạt động của rơle - Nhóm 7,8: Tìm hiểu về cầu dao tự động · Cầu dao tự động hoạt động dựa theo tác dụng nào của dòng điện? · Nêu lợi ích của cầu dao tự động Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - GV thành lập các nhóm mảnh ghép từ 6 thành viên trong các nhóm chuyên gia. (Mỗi nhóm có ít nhất 1 thành viên của nhóm chuyên gia) - Các nhóm mảnh ghép thảo luận để hoàn thành trả lời câu hỏi phần vận dụng: Các sự cố như chập điện, quá tải có thể gây ra những nguy ngại gì? Đề xuất các biện pháp phòng chống - GV yêu cầu HS đọc thêm phần mở rộng trong SGK để tìm hiểu thêm về giải pháp khắc phục hiện tượng rò rỉ điện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm tìm hiểu về thiết bị điện ứng dụng các tác dụng của dòng điện Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 2. Một số thiết bị điện ứng dụng các tác dụng của dòng điện a) Cầu chì * TL5 (SGK – tr111) - Cầu chì là 1 thiết bị an toàn về điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. - Các thiết bị điện và mạch điện trong nhà cần phải có cầu chì để tránh bị chập mạch, hỏng hóc và cũng đảm bảo an toàn, tránh các tai nạn về điện cho con người. b) Chuông điện - Chuông điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện - Chuông điện được dùng làm chuông cửa, báo giờ làm việc, báo cháy, cảnh báo trong giao thông,... TL6 (SGK – 112) Nguyên tắc hoạt động của chuông điện: Khi đóng công tắc, dòng điện qua cuộn dây gây ra tác dụng từ của nam châm điện hút lá thép đàn hồi, khiến búa bị hút gõ vào chuông. Khi đó tiếp điểm hở, mạch điện bị ngắt, không có dòng điện qua nam châm điện nữa, nên búa không bị hút nữa, nó quay về vị trí cũ. Tiếp điểm lại được nối kín, mạch điện lại đóng lại, cứ như vậy tiếp tục, ta thấy tiếng chuông reo liên hồi. c) Rơle - Rơle là công tắc kích hoạt tự động, được sử dụng để đóng (ngắt) những dòng điện lớn ở các mạch điện điều khiển mà con người không thể tác động trực tiếp - Cấu tạo của rơ le gồm 2 phần chính: + Một nam chậm điện N + Một mạch tiếp điểm dạng lẫy (gồm một thanh sắt non S gắp với một lò xo L) TL6 (SGK – 112) - Trong sơ đồ Hình 24.7a, khi đóng (ngắt) công tắc của mạch điện 1 thì có thể điều khiển việc đóng (ngắt) dòng điện ở mạch điện 2. - Trong sơ đồ Hình 24.7b, khi dòng điện ở mức cho phép thì thanh sắt S bị lò xo kéo làm đóng các tiếp điểm 1 và 2, động cơ làm việc bình thường. Khi dòng điện chạy qua động cơ tăng quá mức cho phép thì tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo, nam châm điện hút chặt lấy thanh sắt S, làm cho mạch điện tự động ngắt. d) Cầu dao tự động Cầu dao tự động hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện có tác dụng ngắt mạch như cầu chì. TL8 (SGK – tr113) Lợi ích của cầu dao tự động: dùng để đóng ngắt mạch điện, giúp bảo vệ hệ thống điện cùng các thiết bị điện trong mạch điện trong trường hợp quá tải, hay sụt áp, ngắn mạch,... Vận dụng (SGK – tr113) Ø Những nguy hại do các sự cố chập điện, quá tải có thể gây ra: hư hỏng các thiết bị điện; phá hủy toàn bộ hệ thống điện; ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ø Biện pháp phòng chống - Sự cố qua tải điện · Dùng cầu dao tự động có chất lượng cao cho hệ thống điện của gia đình hoặc cơ quan bạn để khi có sự cố cầu dao tự ngắt kịp thời. · Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn. · Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay. · Phải đặt Áptômát hoặc cầu dao điện tổng cho đường dây điện chính trong nhà và cho từng đường dây điện phụ. - Sự cố chập điện · Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m. · Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện. · Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối vào mạch ở 2 dầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau. |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức được học để làm các bài tập liên quan đến các tác dụng của dòng điện
- Nội dung: GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm để HS luyện tập
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra đáp án đúng cho các câu hỏi về các tác dụng của dòng điện
- Tổ chức thực hiện :
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS
Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?
- Bóng đèn chỉ nóng lên .
- Bóng đèn chỉ phát sáng.
- Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
- Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên
Câu 2: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?
- Máy bơm nước chạy điện
- Công tắc
- Dây dẫn điện ở gia đình
- Đèn báo của tivi
Câu 3: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
- Tác dụng nhiệt.
- Tác dụng phát sáng.
- Tác dụng hóa học
- Một tác sinh lí
Câu 4: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì cần phải làm như thế nào?
- Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
- Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch
- Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này
- Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhứng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 5: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:
- Tác dụng sinh lí của dòng điện
- Tác dụng hóa học của dòng điện
- Tác dụng từ của dòng điện
- Tác dụng nhiệt của dòng điện
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
C | D | A | A | A |
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Nội dung: GV phát PHT cho HS, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập
- Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS
- Tổ chức thực hiện :
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu bài tập cho HS
Câu 1: Hãy khoanh và từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về tác dụng của dòng điện
STT | Nói về tác dụng của dòng điện | Đúng | Sai |
1 | Bất cứ dòng điện nào cũng có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng và tác dụng hóa học. | Đúng | Sai |
2 | Dòng điện chạy qua bình dung dịch điện phân chỉ có tác dụng hóa học. | Đúng | Sai |
3 | Dây tóc bóng đèn điện sáng lên khi có dòng điện chạy qua là biểu hiện tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. | Đúng | Sai |
4 | Dòng điện chạy qua bất cứ vật dẫn nào cũng gây ra tác dụng nhiệt. | Đúng | Sai |
Câu 2: Dòng điện chạy trong mạch điện có thể gây ra những tác dụng nào? Những tác dụng đó được ứng dụng như thế nào trong đời sống và kĩ thuật?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Câu 1: Hãy khoanh và từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm
- 1. Sai Sai 3. Đúng 4. Đúng
Câu 2:
Có thể gây ra các tác dụng: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
- Ứng dụng tác dụng nhiệt: bóng đèn sợi đốt, bếp điện, bàn là điện,...
- Ứng dụng tác dụng phát sáng: điốt phát quang (LED) để trang trí, quảng cáo,...
- Ứng dụng tác dụng hóa học: mạ điện,...
- Ứng dụng tác dụng sinh lí: chữa bệnh,...
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.
*Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học.
- Tìm hiểu nội dung Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2