Bài giảng Powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Bài giảng Powerpoint, bài giảng điện tử lịch sử 7 chương trình mới sách chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Bài giảng Powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Đầy đủ Giáo án lịch sử THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử lịch sử 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án lịch sử 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word lịch sử 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Theo em, những câu thơ dưới đây nói đến cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào trong lịch sử? Em biết nhân vật lịch sử tiêu biểu nào của cuộc khởi nghĩa này.
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Trả lời:
KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa:
Lê Lợi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Chích
BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN( 1418 – 1427)
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa
c. Mở rộng địa bàn hoạt động và dành những thắng lợi đầu tiên
d. Khởi nghĩa toàn thắng
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
HS quan sát Hình 19.1 SGK tr.81: Theo em, ý nghĩa của bức ảnh này là gì?
Trả lời:
Sự ghi ơn, chứng nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua gần 600 năm vẫn được các thế hệ người Việt ghi nhớ.
HS đọc thông tin mục 1a, đoạn tư liệu 19.2 SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn? Mục đích của họ là gì?
Trả lời:
- Anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn:
Chính sách đô hộ của nhà Minh, trong đó thâm độc nhất là chính sách đồng hóa, muốn tiêu diệt gốc rễ dân tộc Việt.
Nhà Minh thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 CTST KHÁC:
MỤC ĐÍCH: Chí hướng của Lê Lợi phù hợp với nguyện vọng chung của người Việt – chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thề son sắt.
Một số thông tin về anh hùng Lê Lợi (1385 – 1433):
Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại.
Ông là nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ 1418 - 1428, sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước.
Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao.
Ông được coi là anh hùng, vị vua huyền thoại của Đại Việt (Lê Tháo Tổ) với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa
HS đọc mục 1b, Em có biết SGK tr.82 và trả lời câu hỏi:
Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
Trả lời:
- Những khó khăn của của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:
Nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh, có lúc nghĩa quân chỉ còn 100 người.
Lê Lai phải giả dạng Lê Lợi mở đường máu đánh lạc hướng quân Minh, bảo đảm tính mạng của chủ tướng.
=>Lê Lợi đã chủ động giảng hòa với quân Minh, trở về với Lam Sơn, từng bước củng cố và phát triển lực lượng.
Một số thông tin về Lê Lai :
Ông sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ 2 là Lê Lai.
Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là người có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.
Là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.
SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 CTST CHI TIẾT:
c. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
Một số thông tin về Nguyễn Chích:
Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Hậu Lê. Năm 1429, Nguyễn Chích được phong tước Đình thượng hầu, ban cho họ Lê của vua. Từ đó ông được gọi là Lê Chích.
HS đọc mục 1c, đọc tư liệu 19.3 SGK tr.83 và trả lời câu hỏi:
Hãy cho biết tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An?
Kế hoạch đem lại kết quả như thế nào?
Trả lời:
Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An vì:
Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, giàu lòng yêu nước. Vào thời Bắc thuộc, vùng đất này là nơi Mai Thúc Loan dấy nghĩa, xưng đế trong thời gian gần 10 năm (713-722) chống lại nhà Đường.
Thu thành Trà Lân, giữ được Nghệ An để làm đất đứng chân. Từ Nghệ An, nghĩa quân dựa vào sức người sức của để đánh Đông Đô.
Kết quả của kế hoạch: Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
Nhóm 1: Quan sát Lược đồ hình 19.4, trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.
Nhóm 2: Quan sát Lược đồ hình 19.5, trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang.
Nhóm 3: Trình bày tóm tắt về Hội thề.
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động:
- Tháng 11/1426 :Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ.
Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động. Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.
Nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện.
Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang:
Tháng 10/1427, vua Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông.
Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân, Liễu Thanh bị chém đầu. Số quân còn lại rút về Xương Giang nhưng cũng bị tiêu diệt. Mộc Thạnh vội vã cho quân rút về nước.
Hội thề Đông Quan:
Nghĩa quân xiết chặt vòng vây thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng, mở đường sống cho quân Minh.
Ngày 10/12/1427, diễn ra hội thề Đông Quan chấm dứt chiến tranh tại phía Nam thành Đông Quan.
Lê Lợi cấp thuyền xe và lương thảo cho quân Minh rút về nước.
HS quan sát sơ đồ Hình 19.6 SGK tr.84:
Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỪ 8 CTST CHẤT LƯỢNG:
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Trả lời :
Tinh thần yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa.
Lê Lợi là biểu tượng của cuộc khởi nghĩa, tập hợp quanh mình những người yêu nước, và ý chí căm thù quân Minh.
Nghĩa quân luôn biết dựa vào dân, bổ sung thêm sức mạnh về nhân lực, tài lực để chiến đấu.
Nghĩa quân luôn biết dựa vào dân, bổ sung thêm sức mạnh về nhân lực, tài lực để chiến đấu.
Ngay trong thời điểm khó khăn, vừa lúc hạ được thành Trà Lân, đã có 5 000 thanh niên hăng hái gia nhập nghĩa quân.
Bộ chỉ huy Lam Sơn có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. Tiêu biểu là nghệ thuật vây thành, diệt viện, tổ chức phục kích, viết thư,...
Lúc đánh thì tấn công như vũ bão.
Lúc quân Minh đầu hàng thì mở lối thoát.
Có những cá nhân xuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hán, Nguyễn Xí,…
Ý NGHĨA
Lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Minh.
Mở ra thời phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê Sơ.
LUYỆN TẬP
Em hãy xác định thời gian, ý nghĩa của những sự kiện tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn theo bảng sau:
Câu 1. Anh hùng khắp nơi tụ về Lam Sơn vì:
A. Bất bình trước chính sách đồng hóa dân tộc Việt của nhà Đường.
B. Bất bình trước chính sách đô hộ, muốn tiêu diệt tận gốc rễ dân tộc Việt của nhà Minh.
C. Bất bình trước chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Hán.
D. Bất bình trước chính sách đô hộ tàn bạo, đồng hóa dân tộc Việt của nhà Lương.
Câu 2. Người đã đóng giả làm Lê Lợi để cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa là:
A. Lê Lai.
B. Nguyễn Chích.
C. Trần Nguyên Hãn.
D. Nguyễn Xí.
Câu 3. Nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân trong vòng:
A. 7 tháng.
B. 8 tháng.
C. 10 tháng.
D. 11 tháng
Câu 4. Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo như thế nào?
A. Vây thành, diệt viện.
B. Tổ chức phục kích.
C. Viết thư dụ hàng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Điều nào không đúng khi nói về nghệ thuật “tâm công” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
A. Người đề xướng nghệ thuật này là Nguyễn Chích.
B. Nghệ thuật “tâm công” là đánh vào lòng người.
C. Nhờ có nghệ thuật “tâm công”, nghĩa quân đã giành được nhiều thành trì mà không tốn xương máu.
D. Nghệ thuật ra đời khi ta đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp bội.
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
VẬN DỤNG
Kể tên các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sưu tầm tư liệu và viết 1 đoạn văn ngắn kể về người anh hùng mà em có ấn tượng nhất.
Bài học nhắc đến 3 vị anh hùng: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích.
HS viết theo gợi ý sau:
Tiểu sử của nhân vật.
Đóng góp của nhân vật cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đất nước.
Những di sản văn hóa khác: thơ, truyện,...liên quan đến nhân vật.
Những câu chuyện, truyền thuyết liên quan: sự tích Hồ Gươm,...
Em học tập được nhân vật đó ở điểm gì.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập phần vận dụng.
- Ôn lại nội dung kiến thức bài học.
- Học và chuẩn bị bài 20 – Đại Việt thời Lê Sơ .
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác