Tải GA word lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Dưới đây là giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Thao tác tải đơn giản, nhanh chóng. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải GA word lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Đầy đủ Giáo án lịch sử THCS chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Lịch sử 9 chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử và địa lí 9 mới năm 2024 chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử lịch sử 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án lịch sử 8 mới năm 2023 chân trời sáng tạo
- Bài giảng Powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo
- Tải GA word lịch sử 7 chân trời sáng tạo
- Tải bài giảng điện tử lịch sử 6 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: khai thác và sử dụng được các lược đồ, sơ đồ, nguồn tư liệu hình ảnh và chữ viết trong bài học.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: trình bày được một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đánh giá được vai trò của một số nhân vật tiêu biểu.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: hoàn thành hoạt động 3 SGK tr.85 về việc liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và ý chí không khuất phục và sẵn sàng đưa lên đấu tranh khi Tổ quốc lâm nguy.
- Tinh thần yêu chuộng hòa bình, tấm lòng nhân đạo giữa người với người.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử 7.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 6 CTST ĐẦY ĐỦ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Theo em, những câu thơ dưới đây nói đến cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào trong lịch sử?
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
+ Em biết nhân vật lịch sử tiêu biểu nào của cuộc khởi nghĩa này.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Những câu thơ dưới nói đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…
- GV dẫn dắt HS vào bài: Những câu thơ trong tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đưa chúng ta về rừng núi Lam Sơn hiểm trở, phía Tây tỉnh Thanh Hóa ngày nay, bắt đàu cuộc hành trình tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng của dânn tộc vào thế kỉ XV. Vậy cuộc khởi nghĩa đó có những sự kiện tiêu biểu nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa là gì? Những người anh hùng đã có vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa đó? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Hoạt động 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được mục đích các anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu văn bản, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 19.1 – Khu di tích lịch sử Lam Kinh (Lam Sơn, Thọ Xuân) – được nhà Lê xây dựng sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn SGK tr.81. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, ý nghĩa của bức ảnh này là gì? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a, đoạn tư liệu 19.2 – Lời thề ở Lũng Nhai SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Vì sao anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn? Mục đích của họ là gì? - GV mở rộng kiến thức: Giới thiệu về người anh hùng Lê Lợi (1385-1433). + Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. + Ông là nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428, sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. + Ông được coi là anh hùng, vị vua huyền thoại của Đại Việt (Lê Tháo Tổ) với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
Tượng đài Lê Thái Tổ dựng vào khoảng năm 1896 cạnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, gắn với truyền thuyết trả gươm thần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc tư liệu và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa - Ý nghĩa của bức ảnh: là sự ghi ơn, chứng nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua gần 600 năm vẫn được các thế hệ người Việt ghi nhớ. - Anh hùng hào kiệt khắp nơi tụ về Lam Sơn vì: + Chính sách đô hộ của nhà Minh, trong đó thâm độc nhất là chính sách đồng hóa, muốn tiêu diệt gốc rễ dân tộc Việt. + Nhà Minh thẳng tay đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. - Mục đích của các anh hùng hào kiệt: chí hướng của Lê Lợi phù hợp với nguyện vọng chung của người Việt – chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành, nguyện sống chết có nhau, không quên lời thề son sắt. Vì thế, các anh hùng hào kiệt đã về với Lam Sơn, cùng tôn phò Bình Định Vương Lê Lợi cùng đứng lên giải phóng dân tộc, bắt đầu từ vùng núi Lam Sơn. |
SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ 7 CTST CHI TIẾT:
Hoạt động 2: Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc mục 1b, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.82 và trả lời câu hỏi: Trình bày những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa. - GV mở rộng kiến thức: Giới thiệu về Lê Lai + Ông sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ 2 là Lê Lai. + Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là người có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo. + Là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423) - Những khó khăn của của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa: + Nghĩa quân gặp rất nhiều khó khăn, chịu những tổn thất lớn, phải 3 lần rút lên núi Chí Linh, có lúc nghĩa quân chỉ còn 100 người. + Lê Lai phải giả dạng Lê Lợi mở đường máu đánh lạc hướng quân Minh, bảo đảm tính mạng của chủ tướng. Vì thế, trong dân gian vẫn lưu truyền câu Hăm một Lê Lai, hăm hai Lê Lợi là xuất phát từ sự kiện này. à Lê Lợi đã chủ động giảng hòa với quân Minh, trở về với Lam Sơn, từng bước củng cố và phát triển lực lượng. |
Hoạt động 3: Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động của Nguyễn Chích vào Nghệ An
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, đọc tư liệu văn bản và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về Nguyễn Chích: + Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam . + Là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. + Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi, lập ra nhà Hậu Lê. Năm 1429, Nguyễn Chích được phong tước Đình thượng hầu, ban cho họ Lê của vua. Từ đó ông được gọi là Lê Chích. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc mục 1c, đọc tư liệu văn bản 19.3 SGK tr.83 và trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết tại sao Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An ? + Kế hoạch đó đem lại kết quả như thế nào?Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, đọc tư liệu văn bản, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 3. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425) - Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An vì: + Nghệ An là nơi hiểm yếu (nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn nằm ở phía Tây với núi rừng hiểm trở, giáp với nước Lan Xang), đất rộng, người đông, giàu lòng yêu nước. Vào thời Bắc thuộc, vùng đất này là nơi Mai Thúc Loan dấy nghĩa, xưng đế trong thời gian gần 10 năm (713-722) chống lại nhà Đường. + Thu thành Trà Lân, giữ được Nghệ An để làm đất đứng chân. Từ Nghệ An, nghĩa quân dựa vào sức người sức của để đánh Đông Đô. - Kết quả của kế hoạch: Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân. |
SOẠN LỊCH SỬ 8 CTST KHÁC:
Hoạt động 4: Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được diễn biến của trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát lược đồ, quan sát sơ đồ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Tháng 9/1426, nghĩa quân tiến ra Bắc, liên tiếp đánh thắng nhiều trận. Quân Minh buộc phải rút vào thành Đông Quan (Hà Nội) cố thủ và chờ viện binh. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công. - GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Quan sát Lược đồ hình 19.4, trình bày tóm tắt diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.
+ Nhóm 2: Quan sát Lược đồ hình 19.5, trình bày tóm tắt diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang.
+ Nhóm 3: Trình bày tóm tắt về Hội thề - GV rút ra nhận xét : Kế sách vây thành, diệt viện của nghĩa quân là không cho quân Minh nối được liên hệ giữa những thành trì và các cánh quân tiếp viện. Một mặt bao vây các thành trì, mặt khác dồn lực tấn công quân tiếp viện. Khi quân tiếp viện tan rã, các thành trì cũng hết hi vọng và đầu hàng. - GV lưu ý HS: Đối với trận Chi Lăng – Xương Giang + Khả năng tấn công, tập kích liên tục của nghĩa quân: Trước khi đánh trận chiến lớn Chi Lăng – Xương Giang, nghĩa quân đã làm tiêu hoa tinh thần và ý chí của quân Minh bằng các trận tập kích nhỏ (Pha Lũy, Khâu Ôn, Ải Lưu, Cần Trạm,…). Bên cạnh đó là khả năng vây hãm các thành trì (đặc biệt là thành Đông Quan) luôn được canh giữ nghiêm ngặt. + Cuối năm 1426, ngoài Đông Quan, quân Minh còn chiếm 12 thành trì khác (Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Tây Đô, Cổ Lộng, Điêu Diêu, Tam Giang, Thị Cầu, Xương Giang, Chí Linh, Khâu Ôn). - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ Hình 19.6 SGK tr.84 để nắm được những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát sơ đồ, lược đồ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 4. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427) Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động - Tháng 11/1426 : Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan, mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi quân chủ lực Lam Sơn đóng giữ. + Nghĩa quân bố trí mai phục ở Tốt Động và Chúc Động. Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề. + Nghĩa quân thừa thắng vây hãm Đông Quan và giải phóng nhiều châu, huyện. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang - Tháng 10/1427, vua Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông. - Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của nghĩa quân, Liễu Thanh bị chém đầu. Số quân còn lại rút về Xương Giang nhưng cũng bị tiêu diệt. Mộc Thạnh vội vã cho quân rút về nước. Hội thề Đông Quan - Nghĩa quân xiết chặt vòng vây thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng, mở đường sống cho quân Minh. - Ngày 10/12/1427, diễn ra hội thề Đông Quan chấm dứt chiến tranh tại phía Nam thành Đông Quan. - Lê Lợi cấp thuyền xe và lương thảo cho quân Minh rút về nước. |
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Hoạt động 5. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.85 và trả lời câu hỏi: + Giải thích nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.85 để biết về nghệ thuật tâm công (đánh vào lòng người), bằng cách viết thư dụ hàng tướng lĩnh Minh do Nguyễn Trãi đề xướng vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 5. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử - Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Tinh thần yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa. · Lê Lợi là biểu tượng của cuộc khởi nghĩa, tập hợp quanh mình những người yêu nước, từ người Việt, người Thái đến người Mường. Từ đàn ông, phụ nữ, bất kể già trẻ gái trai, hễ ai có lòng yêu nước và ý chí căm thù quân Minh đều đứng chung một ngọn cờ khởi nghĩa. · Nghĩa quân luôn biết dựa vào dân, bổ sung thêm sức mạnh về nhân lực, tài lực để chiến đấu. · Ngay trong thời điểm khó khăn, vừa lúc hạ được thành Trà Lân, đã có 5 000 thanh niên hăng hái gia nhập nghĩa quân. + Bộ chỉ huy Lam Sơn có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. Tiêu biểu là nghệ thuật vây thành, diệt viện, tổ chức phục kích, viết thư dụ hàng,…. · Lúc đánh thì tấn công như vũ bão. · Lúc quân Minh đầu hàng thì mở lối thoát. · Ngoài lãnh tụ Lê Lợi, những cá nhân xuất sắc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hán, Nguyễn Xí,…đều có những cống hiến to lớn góp phần tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: + Lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Minh. + Mở ra thời phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Lê Sơ. |
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi phần Luyện tập.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ 1 cho HS: Trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK tr.85.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1:
Sự kiện | Thời gian | Ý nghĩa |
Hội thề Lũng Nhai | 1416 | Chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn |
Giải phóng Nghệ An | 10 - 1424 | Nghĩa quân chuyển sang giai đoạn mở rộng địa bàn |
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động | 11 - 1426 | Nghĩa quân chuyển sang giai đoạn phản công |
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang | 10 - 1427 | Tiêu diệt viện binh, quân Minh buộc phải đầu hàng |
Hồi thề Đông Quan | 12 - 1427 | Kết thúc chiến tranh, giải phóng đất nước |
- GV giao nhiêm vụ 2 cho HS: Khoanh tròn vào câu đáp án trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Anh hùng khắp nơi tụ về Lam Sơn vì:
- Bất bình trước chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Hán.
- Bất bình trước chính sách đồng hóa dân tộc Việt của nhà Đường.
- Bất bình trước chính sách đô hộ, muốn tiêu diệt tận gốc rễ dân tộc Việt của nhà Minh.
- Bất bình trước chính sách đô hộ tàn bạo, đồng hóa dân tộc Việt của nhà Lương.
Câu 2. Người đã đóng giả làm Lê Lợi để cứu chủ tướng khỏi bị truy sát, giải vây cho cuộc khởi nghĩa là:
- Lê Lai.
- Nguyễn Chích.
- Trần Nguyên Hãn.
- Nguyễn Xí.
Câu 3. Nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân trong vòng:
- 7 tháng.
- 8 tháng.
- 9 tháng.
- 10 tháng.
Câu 4. Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo như thế nào?
- Vây thành, diệt viện.
- Tổ chức phục kích.
- Viết thư dụ hàng.
- Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về nghệ thuật “tâm công” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nghệ thuật “tâm công” là đánh vào lòng người.
- Người đề xướng nghệ thuật này là Nguyễn Chích.
- Nhờ có nghệ thuật “tâm công”, nghĩa quân đã giành được nhiều thành trì mà không tốn xương máu.
- Nghệ thuật ra đời khi ta đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp bội.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án D.
Câu 4. Đáp án D.
Câu 5. Đáp án B.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng liên hệ, vận dụng
- Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK tr.85.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
Câu 2: Bài học nhắc đến 3 vị anh hùng: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích. HS viết đoạn văn kể về một trong ba người anh hùng mà em ấn tượng với nội dung:
- Tiểu sử của nhân vật.
- Đóng góp của nhân vật cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đất nước.
- Những di sản văn hóa khác: thơ, văn, truyện,...liên quan đến nhân vật.
- Những câu chuyện, truyền thuyết liên quan: sự tích Hồ Gươm,...
- Em học tập được nhân vật đó ở điểm gì.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập. |
|
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì
- 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án