Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều

Đầy đủ bài giảng điện tử môn hóa học 6 cánh diều. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều
Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều

Xem video về:Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều

1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Môn Hóa học 6 cánh diều nằm trong bộ sách khoa học tự nhiên 6 – Nhà xuất bản đại học sư phạm. Sách do Mai Sỹ Tuấn (Tổng Chủ Biên)- Nguyễn Văn Khánh - Đặng Thị Oanh (Đồng Chủ biên) biên soạn

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG HÓA HỌC 6 - CÁNH DIỀU

Chủ đề 3. Các thể của chất 1

  • Bài 5. Sự đa dạng của chất
  • Bài 6. Tính chất và sự chuyển thể của chất

Chủ đề 4. Oxygen và không khí

  • Bài 7. Oxygen và không khí

Chủ đề 5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

  • Bài 8. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng
  • Bài 9. Một số lương thực – thực phẩm thông dụng
  • Bài 10. Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Chủ đề 6. Hỗn hợp

  • Bài 11. Tách chất ra khỏi hỗn hợp

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM.

BÀI 8. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:

+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình tự nhiên.

+ Trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ nói, viết...

  1. Phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày.

+ Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: hình ảnh, giáo án, máy chiếu.

2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk.

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 CÁNH DIỀU KHÁC :

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh hoặc quan sát thực tế để tìm hiểu để được học trong chủ đề, nhằm kích thích sự tò mò, mong tìm hiểu nội dung mới.
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

– GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong SGK, cho HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bảng:

Tên bộ một số bộ phận

Vật liệu làm nên bộ phận

Chất tạo nên vật liệu

Lốp xe

 

 

Cửa kính

 

 

Động cơ

 

 

Tay nắm

 

 

....

 

 

- GV gọi HS đứng dậy trả lời, GV nhận xét dẫn dắt vào bài học mới.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

+ Lốp xe – cao su – cao su

+ Cửa kính – thủy tinh – thủy tinh

+ Động cơ – kim loại – sắt là thành phần chính.

+ Tay nắm – nhựa – nhựa.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vật liệu thông dụng

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu thông dụng

- Nêu được cách sử dụng một số vật liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1:

- GV chia lớp thành các nhóm, hoàn thành phiếu học tập 1 để biết được tính chất, dứng dụng và cách sử dụng an toàn hiệu quả của các vật liệu đó.

NV2:

- Từ 3 nhóm đã chia sẵn ở nhiệm vụ 1, GV tiếp tục cho các nhóm tìm hiểu và đề xuất cách kiểm tra tính chất của một số chất theo bảng 8.1sgk. Cụ thể:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhựa, kim loại

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cao su, thủy tinh

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về gốm, gỗ.

- GV đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm:

+  Trình bày cách sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.

+ Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lí, không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ và môi trường. Chúng ta cần làm gì để làm giảm thiểu rác thải nhựa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-  Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Một số vật liệu thông dụng

1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

*Nhựa:

+ Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường

+ Nhựa được dùng chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống.

+ Không nên để vật liệu bằng nhựa nơi có nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần.

* Kim loại:

+ Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

+ Sử dụng làm vật dụng, máy móc, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Khi sử dụng vật liệu kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của vật. Sơn lên bề mặt kim loại để không bị gỉ.

* Cao su

+ Có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước.

+ Khi sử dụng không nên để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên tiếp xúc với hóa chất và đồ sắc nhọn.

* Thủy tinh:

+ Không thấm nước, trong suốt

+ Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh đổ vỡ, không để vật cứng đè lên.

*Gốm: cứng, bền, cách điện tốt, chịu nhiệt độ cao.

* Gỗ: bền chắc, dễ tạo hình, dùng làm đồ dùng nội thất

2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững

+ Cần bảo quản và sử dụng đúng cách

+ Khuyến khích dùng vật liệu có thể tái sử dụng.

SOẠN GIÁO ÁN HÓA HỌC 7 CÁNH DIỀU CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nhiên liệu thông dụng

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng nhiên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm s phát triển bền vững.

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ
  2. c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của các nhóm.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thảo luận theo nhóm với cùng nhiệm vụ, thảo luận bốn câu

hỏi sau:

+ C1: Thảo luận nhóm, phân tích, tìm hiểu một số nhiên liệu về: phân loại nhiên liệu, cho ví dụ (kể tên một số loại nhiên liệu), tính chất, ứng dụng.

+ C2:  Đề xuất phương án kiểm chứng xăng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

+ C3: An ninh năng lượng là gì? Vì sao phải bảo đảm an ninh năng lượng?

+ C4: Vì sao cần sử dụng nhiên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Nêu một số cách sử dụng nhiên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm nhận nhiệm vụ theo các nhiệm vụ tương tự như nội dung trên, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-  Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Một số nhiên liệu thông dụng

Phân loại

Ví dụ

Tính chất

Ứng dụng

Nhiên liệu rắn

Than, gỗ củi, mùn cưa, vỏ trấu…

Than cháy, tỏa nhiều nhiệt

Dùng đun nấu, sưởi ấm,.. là nhiên liệu trong công nghiệp

Nhiên liệu lỏng

Xăng, dầu, cồn…

Dễ bắt cháy, dễ bay hơi

Chạy động cơ, là nhiên liệu trong ngành công nghiệp, giao thông…

Nhiên liệu khí

Dầu mỏ, khí hóa lỏng…

Dễ cháy và lan tỏa nhiều nhiệt.

là nhiên liệu trong ngành điện, gốm sứ…

2. An ninh năng lượng

Là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

3. Sự dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững.

+ Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

+ Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

CÁC TÀI LIỆU HÓA HỌC 8 CHẤT LƯỢNG: 

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu thông dụng.

- Nêu được cách sử dụng nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

  1. b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ
  2. c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của các nhóm.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thảo luận theo nhóm với cùng nhiệm vụ, thảo luận ba câu hỏi sau:

+ C1. Thảo luận nhóm, phân tích, tìm hiểu một số nguyên liệu và nêu tên một số nguyên liệu; nêu thành phần hoặc tính chất, ứng dụng của một số nguyên liệu.

+ C2. Đề xuất được phương án kiểm chứng độ cứng của đá vôi và tiến hành thí nghiệm đá với tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid. Giải thích hiện tượng mưa acid làm hư hại các tượng đá để ngoài trời.

+ C3. Vì sao cần sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững? Nêu một số cách sử dụng nguyên liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

-  Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

III. Một số nguyên liệu thông dụng

1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

Tên NL

Thành phần

Ứng dụng

Quặng

Là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại, đá quý… với hàm lượng lớn.

Nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp luyện kim, sản xuất nhôm, sản xuất phân bón…

Đá vôi

Thành phần chính là calcium carbonate, tương đối cứng, không tan trong nước.

Làm vật liệu xây dựng, làm chế phẩm…

2. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Việc khai thác quá mức, không có kế hoạch -> nguyên liệu cạn kiệt, ảnh hưởng tới môi trường.

- Việc khai thác phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên môi trường.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất, ứng dụng và cách sử dụng một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
  3. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Nêu một số ứng dụng khác của nhiên liệu từ dầu mỏ.

Câu 2: Khi thải (carbon dioxide, sulfur dioxide...), bụi mịn do quá trình đốt than, xan dầu ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội?

Câu 3: Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Nếu những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường?

- HS thảo luận cặp đôi suy nghĩ, đưa ra câu trả lời:

C1: Một số ứng dụng khác của nhiên liệu từ dầu mỏ: công nghiệp hoá dầu sản xuất chất dẻo, dược phẩm, mĩ phẩm (son môi,...), pin mặt trời,...

C2: Khí thải (carbon dioxide, sulfur dioxide...), bụi mịn do quá trình đốt than, xăng dầu ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội.

Hiện tượng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người, môi trường và xã hội. Cụ thể, ô nhiễm không khí có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp; bệnh ở mắt, da; bệnh đường máu, bệnh về tim mạch; gây ung thư,... cho con người. Đối với động vật, ô nhiễm không khí gây ra sự nhiễm độc do bị hít phải trực tiếp và qua  chuỗi thức ăn. Đối với thực vật, ô nhiễm không khí làm hỏng hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh, cây không phát triển được, còi cọc, cháy đốm, rụng lá. Mưa acid làm hư hại các công trình kiến trúc bằng sắt thép và đá,...

C3: Hiện nay, nước ta còn nhiều lò nung vôi thủ công đang hoạt động. Những tác động tiêu cực của chúng đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường không khí, khí thải của các lò nung vôi có chứa khí carbon dioxide, sulfur dioxide; bụi mịn,... nên cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người môi trường và xã hội.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thứ, khen ngợi tinh thần học tập, chịu khó suy nghĩ của HS.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Vận dụng được các kiến thức đã học trong bài để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.

- Tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng vật liệu, nguyên liệu nhiên liệu an toàn, hiệu quả bảo đảm sự phát triển bền vững ở gia đình và địa phương HS.

  1. b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy kể tên một số vật dụng bằng thuỷ tinh ở gia đình em. Cần lưu ý gì khi sử dụng chúng?

Câu 2: Các việc làm sau đây có tác dụng gì?

  1. a) Thổi không khí vào lò;
  2. b) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu;
  3. c) Không nên để lửa quá to khi đun nấu.

Câu 3: Hãy kể tên một số nguyên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà em biết. Từ những nguyên liệu đó có thể tạo ra những sản phẩm gì?

Câu 4: Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững ở địa phương em.

- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:

+ Làm bài tập số 2, 3, 4 (SGK trang 65).

+  Sưu tầm một số mẫu vật làm từ các vật liệu khác nhau, nộp sản phẩm vào buổi học sau. GV đánh giá nhận xét sản phẩm của HS.

Thông tin:

  • Tài liệu tải về là các bài giảng điện tử. Đầy đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
  • Bài giảng được soạn cẩn thận, sinh động
  • Bài giảng được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí

Phí giáo án:

  • 300k/học kì
  • 400k/cả năm

Cách tải bài giảng:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

 


Từ khóa tìm kiếm: Bài giảng điện tử hóa học 6 cánh diều, giáo án PowerPoint hóa học 6 cánh diều, tải giáo án điện tử hóa học 6 cánh diều

Xem thêm giáo án khác