Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.
Xem video về:Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức
BÀI 6: Dự án: BỮA ĂN KẾT NỐI YÊU THƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chỉ phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.
- Thiết kế được thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.
- Năng lực
- a) Năng lực công nghệ
- Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức, kĩ năng từ các nguồn tài liệu và cuộc sống thực tiễn về bữa ăn hàng ngày để thực hiện dự án.
- Tạo thành nhóm để cùng nhau tìm hiểu kiến thức liên quan đến dự án, lắng nghe và phản biện, đánh giá các bài báo cáo dự án trên nguyên tắc tôn trọng và xây dựng.
- Xác định được các yêu cầu, biết tìm hiểu các thông tin liên quan và để xuất được giải pháp giải quyết một số vấn để liên quan đến việc thực hiện dự án.
- b) Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Phẩm chất
- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về dinh dưỡng, thực phẩm, cách chế biến các món ăn; có ý thức vận dụng kiến thức về dinh dưỡng và nấu ăn vào cuộc sống hằng ngày.
- Có trách nhiệm với bản thân và gia đình về việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản và chế biến món ăn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Tiêu chí đánh giá dự án dành cho GV
- Tiêu chí hướng dẫn đánh giá dự án dành cho PH
- Đối với học sinh:
- Nguyên vật liệu, đồ dùng thực hiện món ăn
- Video/ slide/ poster báo cáo dự án.
- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP) (GIỚI THIỆU DỰ ÁN)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung:
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khỏe mạnh mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đinh. Để hiểu hơn, chúng ta cũng đi vào Dự án Bữa ăn kết nối.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1 : Giới thiệu dự án
- Mục tiêu: HS biết được nội dung dự án.
- Nội dung: nghe giới thiệu về ý nghĩa, nhiệm vụ và cách tiến hành dự án.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- Thời gian giới thiệu: 1 tiết
- Ý nghĩa của dự án: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khoẻ mạnh, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, đoàn viên, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
- Nhiệm vụ của dự án:
+ Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.
+ Tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chỉ phí tài chính cho bữa ăn.
- Tiến trình thực hiện dự án:
- Hình thức báo cáo dự án: Qua video hoặc bài thuyết trình.
- Cấu trúc bài báo cáo:
+ Mở bài: Giới thiệu tên, lớp, ý nghĩa của dự án.
+ Thân bài: Các bước thực hiện dự án.
+ Kết bài: Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.
- Cách thức đánh giá dự án:
+ Phụ huynh HS: Đánh giá 50% điểm qua việc quan sát quá trình HS thực hành ở nhà.
+ GV và HS: Đánh giá 50 % điểm qua việc HS báo cáo dự án trên lớp.
- Thời gian nộp dự án: Sau 1 tuần.
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án.
Hoạt động 2: Thực hiện dự án ( thời gian 1 tuần)
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là một ngôi nhà thông minh. Những hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì.
- Nội dung: HS đọc nội dung mục Ï trong SGK, quan sát Hình 3.1 và thực hiện nhiệm vụ các trong hộp chức năng Khám phá trang 16 và hộp chức năng Luyện tập trang 17. GV giới thiệu thêm về nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh.
- Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm về ngôi nhà thông minh, một số hệ thống trong ngôi nhà thông minh.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Địa điểm: thực hiện ở nhà - Nhiệm vụ: + Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình. + Lên được thực đơn (bữa trưa/ bữa tối) cho gia đình. - Lên danh sách thực phẩm. - Làm báo cáo dự án. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | 1. Tìm hiều về nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình (tham khảo thông tin trong Bảng 6.1) và trình bày theo mẫu. 2. Tính tổng nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình cho một bữa ăn (giả định bằng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng cả ngày). 3. Tham khảo Bảng 6.2 và Hình 6.3, xây dựng thực đơn bữa ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình đã tính toán ở bước 2. 4. Lập danh sách các thực phẩm cần chuẩn bị bao gồm: tên thực phẩm, khối lượng, giá tiên. 5. Tính toán chỉ phí tài chính cho bữa ăn. 6. Làm báo cáo kết quả về dự án học tập. |
Hoạt động 3: Báo cáo dự án (1 tiết)
- Mục tiêu: HS báo cáo kết quả thực hiện dự án
- Nội dung: HS báo cáo sản phẩm qua slide/ poster/ tranh ảnh
- Sản phẩm học tập: bài báo cáo của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ giờ báo cáo: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, cho điểm | III. Báo cáo dự án 1. Nội dung báo cáo gồm có: - Danh sách các thành viên trong gia đình với nhu câu về dinh dưỡng. - Thực đơn cho một bữa ăn (trưa hoặc tối). - Danh sách chuẩn bị thực phẩm. - Chi phí cho bữa ăn. 2. Trình bày kết quả dự án trước lớp: - Câu trúc bài báo cáo đây đủ nội dung, rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt tự tin, trôi chảy, thuyết phục. - Hình thức báo cáo đẹp, phong phú, hấp dẫn. |
Một số tiêu chí đánh giá:
- Đánh giá của HS:
- Đánh giá của GV:
Đánh giá của GV = Nội dung (60%) + Hình thức (20%)+ Phong cách báo cáo (10%) + Trả lời câu hỏi (10%)
- Đánh giá của PH:
Đánh giá của HS = Quy trình (50%) + Chất lượng (50%)
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện: CÁC NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:nghiên cứu tháp dinh dưỡng cân đối cho 1 người.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
ÔN TẬP CHƯƠNG II: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Hệ thống lại kiến thức chương 2 bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Năng lực
- a) Năng lực công nghệ
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về thực phẩm.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn để.
- b) Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Phẩm chất
- Có trách nhiệm với bản thân và gia đình về việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản và chế biến món ăn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Các tranh ảnh về thực phẩm
- Video giới thiệu các thực phẩm cần thiết hằng ngày.
- Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: HS xem video dẫn nhập về ngôi nhà thông minh và trả lời các câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh về một số thực phẩm chính và nhắc lại kiến thức.
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy về cách bảo quản và chế biến thực phẩm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | 1. Thực phẩm - Một số nhóm thực phẩm chính: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng,… - Ăn uống khoa học 2. Các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm - Bảo quản thực phẩm: đông lanh và ướp lanh; sấy khô, …. - Chế biến thực phẩm: + Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt + Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt 3. Bữa ăn kết nối yêu thương - Lên thực đơn - Tiến hành chế biến. |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:
- Kẻ tên và nêu vai trò của các nhóm thực phẩm chính cung cấp các chất
cần thiết cho cơ thể con người.
- Liệt kê những việc cần làm có thể giúp chúng ta hình thành thói quen ăn
uống khoa học.
- Liệt kê một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm mà em biết.
- Đề xuất một số biện pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá
trình bảo quản và chế biến thực phẩm ở gia đình em.
- Nhận xét về dinh dưỡng và sự đa dạng của thực phẩm trong các bữa ăn
hằng ngày ở gia đình em trong một tuần.
- Xây dựng thực đơn một tuần cho gia đình của em đảm bảo đủ chất
dinh dưỡng, đa dạng vẻ thực phẩm và phù hợp với các thành viên trong
gia đình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức