Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án giáo dục công dân 6 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Cùng hệ thống với: baivan.net - Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem video về:Giáo án Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Khám phá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Lý giải được tầm quan trọng của việc tự nhận thức bản thân.

- Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh.

- Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân

  1. Phẩm chất:

- Trung thực.

- Chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

- Các video tình huống thực tế về tự nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2 – Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Phá băng, tạo bầu không khí tích cực trong lớp học.
  3. Nội dung: Em hãy viết ra giấy các thông tin theo yêu cầu ở SGK tr. 24 và chia sẻ với người bạn bên cạnh.
  4. Sản phẩm: HS biết được những thông tin cơ bản để nhận thức, đánh giá bản thân sau khi nhận được chia sẻ từ bạn bè.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát cho HS giấy A4. Yêu cầu HS viết ra giấy:

+ Ba điều em thích

+ Ba điều em không thích

+ Ba điểm mạnh của em

+ Ba điểm em cần cố gắng

+ Ứơc mơ của em.

- GV cho thời gian HS thực hiện yêu cầu.

- GV Chọn 3 - 5 bài tiêu biểu, mời tác giả của bức tranh đó thuyết minh.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất.  Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vậy để hiểu rõ hơn vầ bản thân mình, chúng ta cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.

SOẠN GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 CTST CHUẨN: 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tự nhận thức bản thân

  1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được cách thức thể hiện sự tự nhận thức và đánh giá bản thân.
  2. Nội dung: Em hãy đọc thông tin trong SGK tr. 24 và trả lời câu hỏi :

- Bạn Linh đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?

- Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

  1. Sản phẩm: HS biết được bạn Linh đã nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân như: học khá, hoà đồng, dễ mến, dễ nổi nóng, hơi tự tỉ về ngoại hình. Từ đó em biết được tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận hoàn thành PHT số 1 và thuyết trình theo kĩ thuật “Bể cá”.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Tìm hiểu khái niệm

- Bạn Linh đã tự nhận ra điểm mạnh của bản thân là:

·        Điểm mạnh: học khá, chăm chỉ làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, cởi mở, hòa đồng

·        Điểm cần cố gắng: dễ nổi nóng

- Theo em, tự nhiện thức bản thân là hiểu rõ bản thân mình, cần gì, muốn gì,…

=> Khái niệm:

- Tự nhận thức bản thân là hiểu rõ chính xác bản thân biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu cả mình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của

  1. Mục tiêu : Giúp HS hiểu được cách thức thể hiện sự tự nhận thức và đánh giá

bản thân.

  1. Nội dung : Em hãy đọc các thông tin trong SGK tr. 25 và cho biết các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân như thế nào?
  2. Sản phẩm : Biểu hiện của sự tự nhận thức bản thân trong cuộc sống.

- Bạn Long biết được mình là người khá thông minh thông qua việc tìm ra cách

giải bài tập nhanh và chính xác.

- Bạn Vân nhận ra mình là người khá nhút nhát thông qua việc biết câu trả lời

nhưng không dám xung phong phát biểu.

- Bạn Ân nhận ra mình là người tự tin khi trình diễn bộ trang phục của mình trong

hội thi do trường tổ chức.

- Bạn Hiếu biết mình là người dễ nổi nóng khi ý kiến của mình không được các bạn

khác đồng tình.

  1. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:

+  Các bạn đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?

+ Theo em đâu là biện pháp tự nhận thức bản thân hiệu quả nhất? Vì sao?

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao.

+ GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết.

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời

+ Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

 Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

2. Biểu hiện của

- Bạn Long biết được mình là người khá thông minh thông qua việc tìm ra cách giải bài tập nhanh và chính xác.

- Bạn Vân nhận ra mình là người khá nhút nhát thông qua việc biết câu trả lời nhưng không dám xung phong phát biểu.

- Bạn Ân nhận ra mình là người tự tin khi trình diễn bộ trang phục của mình trong

hội thi do trường tổ chức.

- Bạn Hiếu biết mình là người dễ nổi nóng khi ý kiến của mình không được các bạn khác đồng tình.

 

SOẠN GIÁO ÁN CÔNG DÂN 7 CTST KHÁC: 

Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa và cách thức tự nhận thức bản thân

  1. Mục tiêu : HS trình bày được ý nghĩa và cách thức tự nhận thức bản thân
  2. Nội dung : Dựa vào bảng thông tin ở SGK tr. 25, 26, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào.
  3. Sản phẩm :

Cách thức tự nhận thức bản thân trong cuộc sống.

- Tự vấn bản thân.

- Lắng nghe ý kiến từ người khác.

- Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.

  1. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK tr. 25, 26 và cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào?

- Với mỗi thông tin và hình ảnh (hành động), viết 2 - 3 dòng suy nghĩ, cảm nhận và gọi tên cách thức tự nhận thức bản thân.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.

+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết.

  Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận

2. Ý nghĩa và cách thức tự nhận thức bản thân

- Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân,

tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.

- Để tựnhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần: nhận diện chính mình, thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân, lắng nghe nhận xét từ người khác và hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách bản thân.

Hoạt động 4: Thuyết trình

  1. Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của tự lập.
  2. Nội dung: Em hãy chọn một trong các chủ đề trong SGK tr. 26 và thuyết trình ngắn gọn trong nhóm.
  3. Sản phẩm: Những bài thuyết trình về các chủ đề tự chọn.

- Tự tin là chính mình.

- Chấp nhận và tôn trọng bản thân.

- Thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS vẽ hình sơ đồ tư duy trong nền một quyển tập, từ khóa là các chủ đề:

- Tự tin là chính mình.

- Chấp nhận và tôn trọng bản thân.

- Thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

 Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

4. Thuyết trình

- Bài thuyết trình của HS.

 

SOẠN GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 CTST CHẤT LƯỢNG KHÁC:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1. Tự nhận xét

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về tự nhận thức, đánh giá bản thân.
  2. b) Nội dung: Em hãy tự nhận xét bản thân theo các gợi ý trong SGK tr. 26.
  3. c) Sản phẩm: Một bảng thông tin tự nhận xét bản thân về các nội dung như: ngoại hình, tính cách, sức khoẻ, kĩ năng, năng khiếu, mối quan hệ,...
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS tự nhận xét bản thân theo các gợi ý trong SGK tr. 26 :

+ Ngoại hình

+ Sức khỏe

+ Kĩ năng học tập

+ Năng khiếu

+ Mối quan hệ với bản thân

+ Mối quan hệ với thầy cô, bạn bè

+ Điểm mạnh của bản thân

+ Điểm hạn chế.

- GV cho thời gian HS làm bài.

- GV mời HS xung phong phát biểu đáp án.

- GV nhận xét và chốt ý: Khuyến khích HS nhận thức đúng về bản thân, phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

Nhiệm vụ 2. Nhận xét và đối chiếu

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện những hành động thể hiện tự nhận thức, đánh giá bản thân.
  2. b) Nội dung: Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/ cô, bố mẹ, bạn bè,...) về em và đối chiếu với những gì em tự đánh giá bản thân.
  3. c) Sản phẩm: Những thông tin mà HS lắng nghe, tiếp thu từ những nhận xét của người khác. Từ đó đối chiếu với thông tin HS tự đánh giá bản thân để có những nội dung đánh giá chuẩn xác nhất.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác và đổi chiếu với những gì HS tự đánh giá bản thân.

- GV cho thời gian HS làm bài.

- GV mời HS xung phong phát biểu đáp án.

- GV nhận xét và đặt câu hỏi gợi mở: Ý kiến của người khác đánh giá về mình quan trọng ở mức nào?

Nhiệm vụ 3. Xử lí tình huống

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện những hành động thể hiện tự nhận thức, đánh giá bản thân.
  2. b) Nội dung: Em hãy giải quyết các tình huống trong SGK tr. 27.
  3. c) Sản phẩm: Khả năng luyện tập tự nhận thức bản thân trong cuộc sống.

+ Tình huống 1: Hùng nên động viên Mai, dẫn chứng về những tình huống Hùng

nhận thấy Mai là người hát hay để Mai có nhận thức đúng về khả năng của mình.

+ Tình huống 2: Nếu là Tùng, em nên luyện tập thật nhiều để khắc phục hạn chế nói trước đám đông của mình. Có thể tìm hiểu kiến thức, kĩ năng nói trước đám đông từ sách vở, các khoá học,...

  1. d) Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức HS hoạt động cá nhân.

- GV mô tả từng tình huống, và yêu cầu HS giải quyết.

Tình huống 1: Mai là học sinh lớp 6 trường Trung học cơ sở A. Mai có khả năng ca hát nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường của Mai tổ chức cuộc thi văn nghệ. Hùng, bạn thân của Mai, đã động viên Mai đăng kí tham gia. Tuy nhiên, Mai vẫn băn khoăn và nói: “Ở các lớp khác nhiều bạn hát hay lắm, mình không tham gia đâu.".

+ Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?

Tình huống 2: Tùng là một trong những học sinh giỏi của lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao các nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, Tùng lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, Tùng đề nói lắp bắp, tay chân run rấy dù chuẩn bị bài cẩn thận.

“ Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?

- GV cho thời gian HS suy nghĩ.

- GV mời HS phát biểu cách ứng xử trong từng tình huống.

- GV nhận xét và kết luận.

Nhiệm vụ 4. Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS luyện tập kiến thức đã học để tự nhận thức, đánh giá bản thân hiệu quả.
  2. b) Nội dung: Em hãy dựa vào bản tự nhận xét để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.
  3. c) Sản phẩm: Kế hoạch phát triển bản thân nhằm khác phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Quyết tâm kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện để có những điều chỉnh hợp lí và kịp thời.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS dựa vào bản tự nhận xét để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân :

Em hãy dựa vào bản tự nhận xét để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

+ Lên kế hoạch rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân;

+ Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã lập ra;

+ Đánh giá kết quả thực hiện.

- GV cho thời gian HS thiết kế, xây dựng kế hoạch phát triển bản thân.

- Yêu cầu HS chuẩn bị sẵn bút màu, bút lông, giấy trang trí,... cho hoạt động này.

- GV hướng dẫn HS thiết kế, trang trí bản kế hoạch phát triển bản thân.

- GV mời 2 - 3 bạn chia sẻ bản kế hoạch của mình.

- GV nhận xét, góp ý.

ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1. Tham gia hoạt động tập thể

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để thể hiện tự nhận thức, đánh giá bản thân.
  2. b) Nội dung: Em hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi cư trú,...) và ghi lại những trải nghiệm, những đặc điểm, khả năng mới mà em khám phá được ở bản thân.
  3. c) Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi cư trú,...) để khám phá khả năng của bản thân.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS tham gia các hoạt động tập thể và ghi lại những trải nghiệm, khả năng mới mà HS khám phá được ở bản thân :

Em hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở,...) và ghi lại những

trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới mà em khám phá được ở bản thân.

- GV cho thời gian HS thực hiện yêu cầu.

- Mời HS xung phong phát biểu trải nghiệm của mình sau khi tham gia các hoạt động tập thể.

- GV nhận xét, khuyến khích HS tự nhận thức bản thân một cách hiệu quả.

Nhiệm vụ 2. Thực hiện gợi ý

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để thể hiện tự nhận thức, đánh giá bản thân.
  2. b) Nội dung: Chọn và thực hiện một trong các gợi ý trong SGK tr. 27.
  3. c) Sản phẩm:

- HS làm được một chiếc hộp có những tờ giấy viết ra những điểm thú vị của bản thân, điểm chưa hài lòng về bản thân mỗi ngày. Đó là cơ sở để giúp HS tự nhận thức, đánh giá bản thân nhằm hoàn thiện bản thân sau một khoảng thời gian nhất định.

- HS khai thác 5 ưu điểm của bản thân để thể hiện tốt trong cuộc thi kể chuyện cấp trường.

  1. d) Thực hiện nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS chọn và thực hiện một trong số những gợi ý sau :

- GV cho HS thảo luận và yêu cầu các nhóm trình bày

- Gv nhận xét vả kết luận.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHỤ LỤC

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn thông tin trên và trả lời câu hỏi:

- Bạn Linh đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?

- Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?

Trả lời:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Khám phá được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

- Lí giải được các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

- Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân

  1. Phẩm chất:

- Trách nhiệm.

- Nhân ái.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

- Tranh hướng dẫn các bước phòng tránh và ứng phó với tình huống nguy hiểm như: hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy; hướng dẫn về phòng, chống đuối nước và kĩ năng sơ cấp cứu nạn nhân; hướng dẫn về kĩ năng phòng, tranh thiên tai,...

2 – Chuẩn bị của HS:


Từ khóa tìm kiếm: GA công dân 6 CTST, Giáo án công dân 6 chân trời, Giáo án công dân 6 sách chân trời sáng tạo

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo