Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức

Đầy đủ bài giảng điện tử môn địa lí 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức

Xem video về:Tải bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án địa lí THCS kết nối tri thức

1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Địa lí là môn học nằm trong sách Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam- Sách do Vũ Minh Giang làm tổng chủ biên suốt phần lịch sử, Đào Ngọc hùng làm tổng chủ biên kiêm chủ biên phần Địa lí, Nghiêm Đình Vỹ làm tổng chủ biên cấp THCS phần lịch sử, Phan Ngọc Bảo (chủ biên phần lịch sử). Cùng các cộng sự Phan Ngọc Huyền - Phạm Thị Thanh Huyền - Hoàng Anh Tuấn (phần lịch sử) và Vũ Thị Hằng - Lê Huỳnh - Trần Thị Hồng Mai - Phí Công Việt (phần địa lí).

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG ĐỊA LI 6 - KẾT NỐI

  • Bài: bài mở đầu
  • Bài 1: hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
  • Bài 2: bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
  • Bài 3: tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
  • Bài 4: kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
  • Bài 5: lược đồ trí nhớ
  • Bài 6: trái đất trong hệ mặt trời
  • Bài 7: chuyển động tự quay quanh trục của trái đất
  • Bài 8: chuyển động của trái đất quanh mặt trời và hệ quả
  • Bài 9: xác định phương hướng ngoài thực tế
  • Bài 10: cấu tọa của trái đất. Các mảng kiến tạo
  • Bài 11: quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
  • Bài 12: núi lửa và động đất
  • Bài 13: các dạng địa hình chính trên trái đất. Khoáng sản
  • Bài 14: thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
  • Bài 15: lớp vỏ khí của trái đất khí áp và gió
  • Bài 16: nhiệt độ không khí. Mây và mưa
  • Bài 17: thời tiết và khí hậu biến đổi khí hậu
  • Bài 18: thực hành: phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
  • Bài 19: thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
  • Bài 20: sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
  • Bài 21: biển và đại dương
  • Bài 22: lớp đất trên trái đất
  • Bài 23: sự sống trên trái đất
  • Bài 24: rừng nhiệt đới
  • Bài 26: thực hành: tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
  • Bài 27: dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
  • Bài 28: mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
  • Bài 29: bảo vệ thiên nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững
  • Bài 30: thực hành tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên địa phương

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

BÀI 6: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
  • Mô tả được hình dạng kích thước của Trái Đất
  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng: Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết được hình dạng Trái Đất
  3. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

  1. Phẩm chất
  • Muốn tìm hiểu, yêu qúy‎ và bảo vệ Trái Đất
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng Địa lí
  • Một số công cụ địa lí học thường sử dụng như quả Địa cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
  1. Đối với học sinh:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề:Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có sự sống. Từ xa xưa con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vậy những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay.”

SOẠN GIÁO ĐỊA LÍ 7 KNTT CHI TIẾT:

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

  1. Mục tiêu:
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

? Hệ Mặt Trời là gì?

? Hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần gì?

+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1, có thể làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu về Trái Đất.

- Sau khi HS biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, GV có thể đặt câu hỏi gợi mở

? Vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

- Tìm hiểu về hệ mặt trời:

+ Hệ Mặt Trời là một hệ sao hành tinh, thiên thể có Mặt Trời ở trung tâm và là ngôi sao tự phát sáng

+ Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, là các thiên thể không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Các hành tinh có hai chuyển động tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời.

· Tìm hiểu về TĐ:

+ Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.

+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đồng (ngược chiều kim đồng hồ).

+ Kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác nhỏ, thuộc nhóm hành tinh đá (cùng với Thuỷ tinh, Kim tinh và Hoa tinh).

- CH1:

1/ Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời.

2/ Ý nghĩa: Khoảng cách đó giúp cho Trái Đất nhận lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển

 SOẠN ĐỊA LÍ 8 KNTT KHÁC:

Hoạt động 2: Hình dạng, kích thước của Trái Đất

  1. Mục tiêu:
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV cho học sinh quan sát hình 2, 3 và trả lời câu hỏi

? Trái Đất có hình gì?

? Nêu đặc điểm của TĐ

+ GV thực hiện thí nghiệm chứng minh TĐ hình cầu. GV có thể làm thí nghiệm với 1 hình tròn cắt bằng giấy và lấy đèn pin soi chiều hình tròn đó lên mặt bàng, sẽ thấy hình chiếu là các đường thẳng, cạnh không tròn như trường hợp bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực vì vậy Trái Đất có dạng khối cầu. Sau đó, GV đưa quả Địa Cẩu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) để giới thiệu và cho HS quan sát.

+ GV đưa quả địa cầu để giới thiệu và cho HS quan sát.

+ Yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Đặc điểm: Hình cầu, có bánh kính xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2

- Ví dụ:

+ Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực

+ Hình ảnh con tàu ngày càng mất dần hay hiện ra trên biển lúc đi ra khơi hoặc vào bờ chuyến đi của Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất

+ Ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh...

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sgk trang 117

Câu 1: Dựa vào hình 1, hãy nêu tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời

Câu 2: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết 1 lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về TĐ của chúng ta với họ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Có tất cả tám hành tinh trong hệ mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Câu 2: Xin chào các bạn, tên của mình là Minh. Năm nay mình 12 tuổi và mình đến từ hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời - đó là Trái Đất hay "Hành tinh Xanh". Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú đó. Trái đất có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình cũng như hành tinh của bạn, quay quanh Mặt Trời. Và nó thì mất gần 24 giờ để quay hết 1 vòng. Trái Đất là một hành tinh đất đá, có nghĩa là nó có cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng. ... Và đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động. 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểu và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là

  1. 12 giờ
  2. 24 giờ
  3. 6 giờ
  4. 30 giờ

Câu 2: Trục Trái Đất là

  1. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  2. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  3. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  4. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 3: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do

  1. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  2. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  3. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  4. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

1 – B, 2 – B, 3 - B

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Bài giảng điện tử địa lí 6 kết nối tri thức, giáo án PowerPoint địa lí 6 kết nối tri thức, tải giáo án điện tử địa lí 6 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác