Giáo án địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 6 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.
Xem video về:Giáo án địa lí 6 Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
I. MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Mô tả được chuyển động xunh quanh Mặt trời của Trái đất: hướng, thời gian,…
- Trình bày được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Biết dùng quả địa cầu và mô hình hoặc hình vẽ Trái đất chuyển động quanh Mặt trời để trình bày chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời.
- Biết cách thích ứng với thời tiết của từng mùa.
- Phẩm chất
Tôn trọng các quy luật tự nhiên: quy luật mùa,... Yêu thiên nhiên, cảnh vật các mùa.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Quả địa cầu.
- Mô hình Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.
- Các video, ảnh về chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối nói về hiện tượng địa lí gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối đã rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nội dung của nó thể hiện một hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm ở nước ta, đó là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- GV dẫn dắt vấn đề: Hiện tượng địa lí mà chúng ta vừa giải thích bản chất của nó chính là một hệ quả được sinh ra từ chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất. Trong thực tế, hiện tượng này diễn ra như thế nào trên Trái đất? Còn hệ quả nào khác sinh ra từ chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất? Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất và hệ quả.
SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 6 CTST CHUẨN:
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình dạng quỹ đạo là hình elip, thời gian Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời là 365 ngày 6 giờ; lý giải được vì sao xảy ra các hiện tượng mùa và ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái đất.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc nội dung mục I và quan sát Hình 7.1 SHS trang 132 và trả lời câu hỏi: + Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo hướng cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ? + Hãy cho biết hình dạng quỹ đạo chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất? + Thời gian Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời là bao lâu? + Nhận xét về độ nghiêng của trục Trái đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12.
- GV giải thích cho HS: + Thời gian Trái đất chuyển động trên quỹ đạo một vòng hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy sau bốn năm lại thừa ra một ngày. Người ta cộng ngày thừa đó vào tháng 2 của năm thứ tư thành 366 ngày và năm này gọi là năm nhuận. Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ tây sang đông. Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, lúc nào trục Trái đất cũng nghiêng một góc 66°33 vì vậy chuyển động này còn gọi là chuyển động tịnh tiến. + Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái đất giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục. Nhờ vậy, sinh ra các hiện tượng mùa và ngày, đêm dài ngắn theo mùa trên Trái đất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất - Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (từ tây sang đông). - Hình dạng quỹ đạo chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất là hình elip. - Thời gian Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời là 365 ngày 6 giờ (1 năm). - Độ nghiêng của trục Trái đất vào các ngày 21-3, 22-6, 23-9, 22-12 khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’. |
Hoạt động 2: Hệ quả chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được mùa và nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa; nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SHS trang 133 và trả lời câu hỏi: + Mùa là gì? + Nguyên nhân gây ra hiện tượng mùa?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 7.1 SHS trang 132 và trả lời câu hỏi: + Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? + Vào ngày 22 - 12, bán cầu Bắc hay bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? + Từ ngày 21- 3 đến 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao? + Từ ngày 23 - 9 đến 21- 3 ở bán cầu Nam là mùa nóng hay mùa lạnh? Vì sao?
- GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc nội dung mục 2 SHS trang 133, 134, quan sát Hình 7.2, hoàn thành bảng so sánh vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? + Nhóm 1: Ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? + Nhóm 3: Ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? - GV lưu ý cho HS: + Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau. Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau. Càng xa xích đạo về phía hai cực, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng biểu hiện rõ rệt. + Do mùa ở hai bán cầu diễn ra ngược nhau nên độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu cũng ngược nhau. Khi bán cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn thì ở bán cầu Nam sẽ là ngày ngắn, đêm dài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Hệ quả chuyển động quanh Mặt trời của Trái đất a. Hiện tượng mùa - Mùa là một khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. - Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa là do trục Trái đất nghiêng và gần như không đổi hướng khi Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt trời.
- Vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. - Vào ngày 22 - 12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. - Từ ngày 21- 3 đến 23 - 9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng do ngả về phía Mặt trời nên nhận nhiều ánh sáng và nhiệt. - Từ ngày 23 - 9 đến 21- 3 ở bán cầu Nam là mùa lạnh do không ngả về phía Mặt trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt.
b. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa - Nhóm 1: Ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’B. Thời điểm đó, bán cầu Bắc là mùa nóng, ngày dài hơn đêm. - Nhóm 2: Ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23°27’N. Thời điểm đó, bán cầu Nam là mùa nóng, ngày dài hơn đêm. - Nhóm 3: Vào ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc tại xích đạo nên lượng nhiệt và ánh sáng của mặt Trời bằng nhau ở hai bán cầu Bắc và Nam. Bán cầu Bắc hay bán cầu Nam đều có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau. |
SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 7 CTST KHÁC:
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
- Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập SHS trang 134: Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì các mùa ở bán cầu Nam diễn ra như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Khi thứ tự các mùa ở bán cầu Bắc là xuân, hạ, thu, đông thì các mùa ở bán cầu Nam diễn ra: thu, đông, xuân, hạ.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
- Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SHS trang 134: Địa phương nơi em đang sinh sống mỗi năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Thời gian mỗi mùa kéo dài khoảng mấy tháng?
.- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
+ HS tùy vào địa phương mà mình đang sống để trả lời câu hỏi. Miền Bắc mỗi năm có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Miền Nam mỗi năm có 2 mùa (mùa mưa, mùa khô).
+ Ở miền Bắc mỗi mùa thường kéo dài khoảng 3 tháng. Ở miền Nam mỗi mùa thường kéo dài khoảng 6 tháng.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Phiếu học tập. - Các loại câu hỏi vấn đáp. |
|
- Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1).
Phiếu học tập số 1:
Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Ngày 22 - 6, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? Trả lời: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 2: Ngày 22 - 12, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? Trả lời: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Lớp:...... PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 3: Ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến nào? Thời điểm đó, ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam? Trả lời: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ
I. MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Có hiểu biết về la bàn.
- Xác định được phương hướng ngoài thực tế dựa vào dùng la bàn hoặc quan sát hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Biết cách xác định phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.
- Biết quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
- Phẩm chất
Gần gũi, gắn bó với thiên nhiên xung quanh.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- La bàn, điện thoại thông minh có la bàn.
- Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV dẫn dắt vấn đề: Trong Bài 3 chúng ta đã được học về cách xác định phương hướng bằng bản đồ, bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được học về cách xác định phương hướng dựa vào việc dùng la bàn và dựa vào quan sát các hiện tượng tự nhiên. Chúng ta cùng vào Bài 8 - Thực hành xác định phương hướng ngoài thực tế.
SOẠN GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 8 CTST CHẤT LƯỢNG KHÁC:
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định phương hướng dựa vào việc dùng la bàn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được GV giới thiệu về la bàn, điện thoại thông minh có ứng dụng la bàn; tìm hiểu về la bàn (ứng dụng trong thực tế và cách sử dụng); các bước tiến hành sử dụng la bàn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và thực hành.
- Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu cho HS: + La bàn cầm tay: kim la bàn chỉ hướng bắc (B) có màu nổi bật và các hướng (độ) khác (N, T;, Ð) trên la bàn.
+ La bàn trên ứng dụng ĐT thông minh: Việc sử đụng la bàn trên điện thoại thông minh đơn giản và tiện dụng hơn với la bàn thông thường. Màn hình la bàn trên điện thoại sẽ hiển thị bốn hướng chính là đông, tây, nam, bắc. Để xác định hướng cần tìm, ta mở ứng dụng la bàn, đặt điện thoại theo chiều đầu điện thoại quay về phía mà mình muốn biết phương hướng, sau đó giữ yên thiết bị. Kết quả trên màn hình sẽ hiển thị cho biết đó là hướng nào.
- GV mở rộng kiến thức: Ngoài la bàn, dùng thiết bị có định vị GPS (điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh,...) là một trong những cách dễ dàng và chính xác nhất để xác định hướng hoặc tìm đường, vì thiết bị này dùng vệ tinh để định vị. Thiết bị GPS có thể cho biết mình đang ở đâu, chỉ đường đến một vị trí cụ thể và theo dõi đường (hướng) di chuyển của mình. S - GV trình bày cách sử dụng la bàn: + Đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại. + Chỉnh vị trí để kim la bàn chỉ hướng bắc trùng với với góc 0°. Khi đó ta đã xác định được hướng bắc - nam trong thực tế, từ hướng bắc - nam này, ta sẽ xác định được các hướng còn lại. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 HS là 1 nhóm) và trả lời câu hỏi: + Các hướng chính trong la bàn Hình 8.1, 8.2. + Sử dụng la bàn để xác định: · Hướng của phòng học (theo hướng nhìn thẳng từ phía trong phòng ra ngoài cửa ra vào). · Hướng ngồi của HS (theo hướng nhìn của HS từ chỗ ngồi về phía bảng). · Ghi kết quả vào báo cáo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Xác định phương hướng dựa vào việc dùng la bàn a. Hướng dẫn
b. Các bước tiến hành - Hướng chính của la bàn: Đông, Tây, Nam, Bắc. Thường được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên Đ, T, N, B hay N, E, S, W (north, east, south, west trong tiếng Anh). - HS tiến hành sử dụng la bàn xác định hướng của phòng học, hướng ngồi của HS theo sự hướng dẫn của GV. |
Hoạt động 2: Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được GV giới thiệu về la bàn, điện thoại thông minh có ứng dụng la bàn; tìm hiểu về la bàn (ứng dụng trong thực tế và cách sử dụng); các bước tiến hành sử dụng la bàn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và thực hành.
- Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - Gv yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài học trước, trả lời câu hỏi: Mặt trời mọc và lặn ở hướng nào?
Mặt trời mọc
Mặt trời lặn - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc câu chuyện trong SHS trang 137 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: + Người em đã xác định hướng tây bằng cách dựa vào đâu? + Sau khi xác định được hướng tây, người em đã làm cách nào để xác định các hướng còn lại? + Hãy nêu quy tắc xác định phương hướng ngoài thực tế.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, dựa vào phía Mặt trời mọc hoặc lặn để xác định: + Hướng vào cổng trường. + Ghi kết quả vào báo cáo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên a. Hướng dẫn - Mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.
- Người em đã xác định hướng bằng cách dựa vào sự đốt nóng. Vật nhận ánh sáng Mặt trời từ phía nào ấm hơn thì đó là hướng tây. - Sau khi xác định được hướng tây, người em đã xác định các hướng còn lại bằng cách: Xác định được trước mặt là hướng tây, thì bên phải là hướng bắc. - Quy tắc xác định phương hướng ngoài thực tế: + Khi Mặt trời mọc, chúng ta đứng quay mặt về phía Mặt trời nghĩa là nhìn về hướng đông, đối diện hướng đông (phía sau) là hướng tây, tay trái sẽ chỉ hướng bắc, tay phải sẽ chỉ hướng nam.
+ Nếu vào buổi chiều, khi Mặt Trời lặn, chúng ta cũng có thể xác định được phương hướng tương tự như khi Mặt trời mọc: hướng về phía Mặt trời là hướng tây, đối điện là hướng đông, tay phải chỉ hướng bắc, tay trái chỉ hướng nam. b. Các bước tiến hành - HS dựa vào phía Mặt trời mọc hoặc lặn, xác định hướng vào cổng trường theo sự hướng dẫn của GV.
|
ĐỦ GIÁO ÁN CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
- Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế: sử dụng la bàn, dựa vào hướng Mặt trời mọc và lặn, dựa vào sao Bắc Cực, hướng di chuyển của đàn chim di cư, hướng quay của hoa hướng dương khi nở,...
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
- Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quan sát Mặt trời hoặc sử dụng la bàn, xác định khi đi từ nhà đến trường, trước tiên em phải đi về hướng nào?
.- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Quan sát Mặt trời vào buổi sáng hoặc buổi chiều, xác định khi đi từ nhà đến trường, trước tiên phải đi về hướng nào. HS nhớ lại việc xác định phương hướng dựa vào Mặt trời để trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi chú |
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) | - Vấn đáp. - Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. | - Phiếu học tập. - Các loại câu hỏi vấn đáp. |
|
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức