Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức

Đầy đủ bài giảng điện tử môn vật lí 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức
Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức

Xem video về:Tải bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức

Đầy đủ Giáo án khoa học tự nhiên THCS kết nối tri thức

1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Vật lí 6 nằm trong bộ sách Khoa học tự nhiên kết nối tri thức với cuộc sống: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Vũ Văn Hùng làm tổng chủ biên, Đinh Đoàn Long – Lê Kim Long – Bùi Gia Thịnh (Đồng chủ biên). Cùng các cộng sự Nguyễn Hữu Chung – Trần Thị Thanh Huyền –Nguyễn Thu Hà – Bùi Thị Việt Hà – Nguyễn Đức Hiệp – Lê Trọng Huyền – Vũ Trọng Rỹ - Nguyễn Văn Thịnh.

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG VẬT LÍ 6 - KẾT NỐI

Chương 1: mở đầu về khoa học tự nhiên

  • Bài 1: giới thiệu về khoa học tự nhiên
  • Bài 2: an toàn trong phòng thực hành
  • Bài 3: sử dụng kính lúp
  • Bài 4: sử dụng kính hiển vi quang học
  • Bài 5: đo độ dài
  • Bài 6: đo khối lượng
  • Bài 7: đo thời gian
  • Bài 8: đo nhiệt độ

Chương viii: lực trong đời sống 60

  • Bài 40: lực là gì?
  • Bài 41: biểu diễn lực
  • Bài 42: biến dạng của lò xo
  • Bài 43: trọng lượng, lực hấp dẫn
  • Bài 44: lực ma sát
  • Bài 45: lực cản của nước

Chương ix: năng lượng

  • Bài 46: năng lượng và sự truyền năng lượng
  • Bài 48: sự chuyển hóa năng lượng
  • Bài 49: năng lượng hao phí
  • Bài 50: năng lượng tái tạo
  • Bài 51: tiết kiệm năng lượng

Chương x-trái đất và bầu trời

  • Bài 52: chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
  • Bài 53: mặt trăng
  • Bài 54: hệ mặt trời
  • Bài 55: ngân hà

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

BÀI 40: LỰC LÀ GÌ?

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được sự đẩy, kéo của vật này lên vật khác là lực.

- Nhận biết được lực có tác đụng làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật.

- Nhận biết được cỏ hai loại lực: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ vật lí.

- Tìm được ví dụ về lực và tác dụng của lực trong đời sống.

- Phân loại được các lực.

- Nâng cao được năng lực hợp tác trong học tập.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nghiên cứu vật lí
  • Năng lực quan sát thực tiễn
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Dụng cụ để HS làm được các thí nghiệm về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc, về biến dạng của vật.

- Dụng cụ để chiếu Hình ở đầu bài lên màn ảnh.

- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS theo mẫu nếu HS chưa có Vở bài tập.

2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

SOẠN VẬT LÍ 6 KNTT ĐẦY ĐỦ:

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: làm bộc lộ những ý niệm ban đầu của HS về lực để GV có thể dựa vào đó tìm cách làm cho HS hiểu đúng và đầy đủ hơn khái niệm
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv chiếu hình ảnh lên màn hình, yêu cầu HS tìm lực lần lượt theo từng hình một:

HS quan sát và nêu ra suy nghĩ của mình ( không nhất thiết phải chính xác)

Dẫn dắt: Có khi nào chúng ta thắc mắc về những hiện tượng xung quanh chúng ta như: Tại sao khi thả một vật từ trên cao, vật lại rơi xuống mặt đất mà không phải theo phương ngang? Tại sao con thuyền buồm lại có thể di chuyển được?,….Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là lực, nhận biết được các lực xung quanh chúng ta, các hiện tượng trong đời sống liên quan tới lực,…

Gv mở rộng: Các em cần phân biệt lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động mà khiến vật chuyển động còn cần chú ý tới những nguyên nhân gây ra chuyển động như: tăng, giảm tốc độ, đổi hướng, chuyển động,….

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Làm quen với khái niệm lực

  1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm lực
  2. Nội dung: HS sử dụng những hiểu biết gắn với những hiện tượng để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu hình 40.1, yêu cầu HS mô tả bằng ngôn ngữ hằng ngày các hiện tượng vẽ trong hình

Yêu cầu HS dùng cumh từ “tác dụng lực” và “ chuyển động “ để mô tả lại các hiện tượng trên

Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về lực trong đời sống và dùng mẫu câu “ Vật A tác dụng lực lên vật B”

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS trao đổi với bạn ngồi bên để hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV: theo dõi ghi chép của HS, giới thiệu với lớp những câu điển hình đúng, sai để cả lớp nhận xét và sửa chữa cùng HS

I, Lực và sự đẩy, kéo

Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B

SOẠN GIÁO VẬT LÍ 7 KNTT CHI TIẾT:

Hoạt động 2: Nhận biết tác dụng của lực

  1. Mục tiêu: HS tìm tòi khám phá tác dụn của lực thông qua các hiện tượng quen thuộc trong đời sống hằng ngày và một số thí nghiệm đơn giản mà HS có thể tự thực hiện trong lớp
  2. Nội dung: HS quan sát tranh và thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: Tìm hiểu về lực làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật:

- GV yêu cầu HS đọc phần đọc hiểu về tá

c dụng của lực lên chuyển động trong SGK sau đó gọi 1 số HS lên bảng ghi lại 5 biểu hiện tác dụng lên chuyển động

- HS ở dưới vận dụng để trả lời yêu cầu hình 40.2 và câu hỏi:

+ Trong những biểu hiện này, biểu hiện về” lực làm vật bắt đầu chuyển động” cũng chỉ coi là thay đổi trạng thái chuyển động

+ HS tìm thêm ví dụ trong đời sống

NV2: Tìm hiểu về tác dụng làm biến dạng vật

GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm để phát hiện ra tác dụng của lực làm biến dạng vật dựa trên Hình 40.3

Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS trao đổi với bạn ngồi bên để hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv giải thích thêm: Nhiều người kể các HS trung học vẫn nhầm lẫn cho rằng” Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động” Nhưng thực ra, lực chỉ là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật, không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động. Nhưng kiến thức của bài học hôm nay các em chỉ cần chú ý, khi vật đang chuyển động mà không còn lực tác dụng nữa thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.

Chúng ta có thể lế giải nếu không còn lự tác dụng, vật đang chuyển động sẽ?

Khi có lực

 

Khi không có lực

 

- Vật chuyển động nhanh dần

=>Vật không thể chuyển động nhanh dần.

 

 

 

=>Chuyển động với tốc độ không đổi

- Vật có thể chuyển động chậm lại

=> Vật có thể chuyển động chậm lại

- Vật có thể đổi hướng chuyển động

=> Vật có thể đổi hướng chuyển động

=>Chuyển động thẳng

- Vật có thể dừng lại

=> Vật có thể dừng lại

=>Tiếp tục chuyển động

=> Khi không có lực tác dụng, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

II. Tác dụng của lực

1. Lực và chuyển động của lực

VD:

- Gió thổi lá buồm giúp thay đổi hướng chuyển động của thuyền.

- Dùng vợt đánh quả cầu lông làm thay đổi hướng chuyển động của nó.

 

 

 

 

2. Lực và hình dạng của vật

? HĐ: Khi lò xo vị nén, chiều dài của lo xo bị ngắn lại, còn dây chun khi kéo dãn ra thì chiều dài của nó dài thêm.

VD:

- Dùng tay ép chặt quả bóng cao su, quả bóng cao su bị nõm vào.

- Kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng

 

 

SOẠN VẬT LÍ 8 KNTT KHÁC:

Hoạt động 3: Tìm hiểu lực tiếp túc và lực không tiếp túc

  1. Mục tiêu: HS phân biệt được lực tiếp xúc và lực không tiếp túc
  2. Nội dung: HS dựa vào thí nghiệp để rút ra nhận xét, kết luận
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hướng dẫn HS thực hiện các thí nghiệm ở hình 40.4 và 40.5 để trả lời các câu hỏi nêu trong vài và ghi vào vở

- Yêu cầu HS nêu được sự khác nhau giữa lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc, tìm thêm ví dụ trong đời sống

Học sinh đọc và quan sát 2 thí nghiệm,. Sau đó GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi thí nghiệm, và câu hỏi trong bài

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát thí nghiệm và ghi lại câu trả lời cho nhiệm vụ được GV yêu cầu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv gọi 1 số HS phát biểu, HS còn lại nhận xé

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv nhận xét, tổng kết kiến thức

III. Lực tiếp túc và lực không tiếp xúc

Khi lực xuất hiện do vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực => lực tiếp xúc

Khi lực xuất hiện do vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực => lực không tiếp túc

? CH:

1. Lực tiếp xúc: hình c; hình d

Lực không tiếp xúc: hình a; hình b

2. Lực tiếp xúc: lực sút của chân lên quả bóng, lực đẩy của tay lên thùng hàng, lực kéo của tay lên xe kéo,...

Lực không tiếp xúc: lực đẩy của hai cục nam châm, trọng lực của búa khi rơi tự do từ trên cao, ...

? TN1:

a) Lò xo không làm xe chuyển động được vì lực đẩy của lò xo không tác dụng lên xe.

b) Phải đặt xe trong khoảng bên trong đoạn OB thì khi lò xo bung ra sẽ làm cho xe chuyển động.

* TN2:

Không phải chỉ khi đẩy xe B cho tới khi tiếp xúc với xe A thì xe B mới chuyển động. Vì khi gần tiếp xúc với xe A thì lực từ của hai đầu nam châm đã hút chúng lại với nhau làm cho xe A chuyển động

? CH:

Lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 tạo ra lực tiếp xúc. Còn lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là lực không tiếp xúc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv tổ chức cho HS thực hiện bài tập để ôn tập kiến thức thông qua bài tập chiếu trên slide:

Câu 1: Dựa vào việc quan sát hình vẽ dưới đây để điền dấu “X” vào các ô trống của bảng xác định loại lực và tác dụng lực

Bảng xác định loại lực và tác dụng lực

Hiện tượng

Loại lực

Tác dụng

Đẩy

Kéo

Tiếp xúc

Không tiếp xúc

Biến đổi chuyển động

Biến dạng

Hình a

      

Hình b

      

Hình c

      

Hình d

      

Hình e

      

Câu 2: Chọn câu em cho là đúng nhất

Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng nữa thì vật sẽ:

  1. dừng lại
  2. Chuyển động chậm dần rồi dừng lại
  3. không dừng lại
  4. Tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi

HS quan sát và hoàn thiện bài tập được giao vào vởi.

GV gọi 1 số HS trả lời trước lớp và so sánh kết quả

SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

Từ kiến thức đã học, Gv yêu cầu HS nhận biết được tác dụng của lực và vận dụng vào những tình huống thực tiễn trong cuộc sống

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

- Ứng dụng, vận dụng

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

………….

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Bài giảng điện tử vật lí 6 kết nối tri thức, giáo án PowerPoint vật lí 6 kết nối tri thức, tải giáo án điện tử vật lí 6 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác