Tải bài giảng điện tử công nghệ 6 kết nối tri thức
Đầy đủ bài giảng điện tử môn công nghệ 6 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint này dùng để trình chiếu khi dạy online hoặc trình chiếu lên tivi, máy chiếu. Bộ giáo án do nhóm thầy cô tech12h kết hợp kenhgiaovien cùng biên soạn. Hiện đại, cuốn hút, nhiều hình ảnh sinh động nhằm tạo cảm giác thích học cho học sinh. Đó là các tiêu chí mà bộ giáo án hướng đến
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về:Tải bài giảng điện tử công nghệ 6 kết nối tri thức
Đầy đủ Giáo án công nghệ THCS kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Công nghệ (Định hướng nghề nghiệp) 9 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Công nghệ (Chế biến thực phẩm) 9 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Công nghệ (Lắp đặt mạng điện) 9 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Công nghệ (trồng cây ăn quả) 9 kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp mới năm 2024 kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm mới năm 2024 kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà mới năm 2024 kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả mới năm 2024 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử công nghệ 8 cánh diều
- Giáo án công nghệ 8 mới năm 2023 kết nối tri thức
- Bài giảng Powerpoint công nghệ 7 kết nối tri thức
- Tải GA word công nghệ 7 kết nối tri thức
- Tải bài giảng điện tử công nghệ 6 kết nối tri thức
1. VỀ BỘ SÁCH:
- Công nghệ 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên). Cùng các cộng sự Trương Thị Hồng Huệ -Lê Xuân Quang - Vũ Thị Ngọc Thúy - Nguyễn Thanh Trịnh - Vũ Cẩm Tú.
2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG CÔNG 6 - KẾT NỐI
Bài 1: khái quát về nhà ở
Bài 2: xây dựng nhà ở
Bài 3: ngôi nhà thông minh
Bài 4: thực phẩm và dinh dưỡng
Bài 5: phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm
Bài 6: dự án: bữa ăn kết nối yêu thương
Bài 7: trang phục trong đời sống
Bài 8: sử dụng và bảo quản trang phục
Bài 9: thời trang
Bài 10: khái quát về đồ dùng điện trong gia đình
Bài 11: đèn điện
Bài 12: nồi cơm điện
Bài 13: bếp hồng ngoại
Bài 14: dự án: an toàn và tiết kiệm điện trong gia đình
3. GIÁO ÁN WORD BÀI
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I: NHÀ Ở
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được vai trò của nhà ở.
- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
- Năng lực
- a) Năng lực công nghệ
- Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miễn khác của nước ta nói riêng.
- b) Năng lực chung
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.
- Mô hình ngôi nhà (nếu nhà trường có điều kiện).
- Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV sử dụng một bức tranh/ ảnh về ngôi nhà và cho HS quan sát và phát biểu suy nghĩ của mình về bức tranh dẫn nhập đó. Bức tranh đó khiến các em liên tưởng đến điều gì?
- HS xem tranh, tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân
- GV đặt vấn đề: Như các em đã biết, dù con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ đó là nhà. Để tìm hiểu kĩ hơn về nhà ở, chúng ta cùng đến với bài 1: Khái quát về nhà ở.
SOẠN CÔNG NGHỆ 6 KNTT ĐẦY ĐỦ:
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của nhà ở
- Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là nhà ở và nhà ở có vai trò như thế nào đối với
con người, thông qua đó HS có ý thức giữ gìn, làm sạch đẹp nhà ở của mình.
- HS hiểu được rằng nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhà ở gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đời sống của con người ngày càng thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi tương ứng.
- Nội dung: HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát, thảo luận và trả lời
- Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm về nhà ở và vai trò của nhà ở.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc mục I sgk và trả lời câu hỏi: Nhà ở là gì? Nhà ở có vai trò gì? - GV có thể tổ chức cho HS chia sẻ trải nghiệm nói lên cảm xúc của bản thân với ngôi nhà của mình trong các tình huống cụ thể: “một ngày mưa bão” và “khi đang ở xa nhà” - GV cho HS quan sát Hình 1.1 - SGK và chỉ ra những hình nào nói lên vai trò về vật chất và những hình nào nói về vai trò tinh thần của nhà ở. Từ đó trả lời câu hỏi “Vì sao con người cần nhà ở?”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | 1. Vai trò của nhà ở
- Nhà ở là công trình được xây dựng với mục đích để ở, giúp bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư. |
SOẠN GIÁO CÔNG NGHỆ 7 KNTT CHI TIẾT:
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nhà ở
- Mục tiêu: biết được đặc điểm của nhà ở: cấu tạo và cách bố trí không gian bên trong nhà ở.
- Nội dung: HS lắng nghe GV giảng bài, quan sát, thảo luận và trả lời.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV Hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung “Đặc điểm chung của nhà ở”, quan sát Hình 1.2 và 1.3 và trả lời câu hỏi: + Nhà ở có đặc điểm chung nào? + Em hãy liên hệ với cấu tạo của ngôi nhà mình? + Hãy trình bày các khu vực nhà ở và lợi ích của nhà ở có các khu vực chức năng riêng đó ? - Với hộp chức năng Khám phá, GV tổ chức cho HS nhận biết một số khu vực chức năng trong ngôi nhà thông qua hình ảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | II. Đặc điểm chung của nhà ở 1. Cấu tạo - Nhà ở gồm: + Móng nhà + Sàn nhà + Khung nhà + Tường nhà + Mái nhà + Cửa ra vào + Cửa sổ 2. Cách bố trí không gian bên trong - Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, nghỉ ngơi, thờ cúng, nấu ăn, vệ sinh.... - Ngoài 2 đặc điểm trên nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, địa hình,…
|
SOẠN CÔNG NGHỆ 8 KNTT KHÁC:
Hoạt động 3: Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
- Mục tiêu: HS biết được sự đa dạng trong cấu trúc nhà ở của Việt Nam
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
- Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số đặc trưng về kiến trúc của một số kiểu nhà như nhà ở nông thôn truyền thống, nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà nổi....
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS chia sẻ với các bạn trong lớp về một số kiểu nhà mà mình biết. Kiểu nhà đó em gặp ở đâu? (Vùng nào? Của dân tộc nào?). - GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu mục HII trong SGK. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, GV hướng dẫn HS thực hành nhận diện những đặc điểm kiến trúc bên ngoài của một số loại nhà ở các hình từ 1.5 đến 1.9. - GV cho HS quan sát kĩ Hình 1.8 và 1.9. Yêu cầu HS nhận biết nhà sàn và nhà nổi phù hợp với những vùng nào của nước ta? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày kết quả + GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức + Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở. | III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam 1. Nhà ở nông thôn - Ở vùng nông thôn, một số khu vực chức năng trong nhà ở truyền thống thường được xây dựng tách biệt. Ví dụ: khu vực nhà bếp, nhà kho sẽ được xây dựng tách biệt với khu nhà chính. 2. Nhà ở thành thị a. Nhà ở mặt phố - Ở đô thị, thường được thiết kế nhiều tầng. - Bên đó vừa thiết kế để ở vừa kinh doanh. b. Nhà chung cư - Nhà ở chung cư được xây dựng thành không gian riêng dành cho từng gia đình được gọi là các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,... 3. Nhà ở các khu vực đặc thù a) Nhà sàn - Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất, phù hợp với các đặc điểm vẻ địa hình, tập quán sinh hoạt của người dân. - nhà sàn được chia thành hai vùng không gian sử dụng: phần sàn là khu vực sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn: nhà sàn ở vùng cao, phần dưới thường cất công cụ lao động b. Nhà nổi - Là kiểu nhà được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà nổi trên mặt nước. Có thể di chuyển hoặc cố định. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
- Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
- Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:
Câu 1: Ở những nơi em sống có những kiểu nhà nào?
Câu 2: Nhà sàn và nhà nổi phù hợp với vùng nào ở nước ta?
Câu 3: Tại sao ở miền núi, nhà sàn lại xây dựng cách mặt đất?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Ở nơi em sống, kiến trúc nhà ở thành thị là chủ yếu. Nó bao gồm nhà ở mặt đất và nhà ở chung cư.
Câu 2: Nhà sàn phù hợp với vùng núi cao như Tây Nguyên, Tây Bắc. Nhà nổi phù hợp với vùng nhiều kênh rạch như ở miền Tây Nam Bộ.
Câu 3: Nhà sàn được xây dựng cách mặt đất nhằm tránh thú dữ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
SOẠN GIÁO ÁN TẤT CẢ CÁC MÔN LỚP 8 MỚI:
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 kết nối tri thức
- Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
- Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà:
+ HS liên hệ với thực tiễn địa phương để nhận biết được những kiểu kiến trúc nhà ở có ở địa phương mình.
+ Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo vào tiết học sau.
- GV tổng kết lại thức cần nhớ của bài học, đánh giá kết quả học tập trong tiết học.
- KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
- HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Thông tin:
- Tài liệu tải về là các bài giảng điện tử. Đầy đủ các bài trong chương trình, đủ kì I + kì II
- Bài giảng được soạn cẩn thận, sinh động
- Bài giảng được gửi ngay và luôn sau khi chuyển phí
Phí giáo án:
- 300k/học kì
- 400k/cả năm
Cách tải bài giảng:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
- Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án