Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

Giáo án lịch sử 6 sách mới cánh diều. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên tech12h và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Cùng hệ thống với: baivan.net - Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem video về:Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được các khái niệm Lịch sử và Môn Lịch sử là gì.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
  • Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
  • Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, phiếu học tập. Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1.1 - Chủ tịch Hồ Chí Minh sgk trang 5, em hãy cho biết ý nghĩa của 2 câu thơ sau :

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Hai câu thơ giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta, phát huy lòng tự hào về lịch sử vẻ vang 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhấn mạnh vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà.

- GV đặt vấn đề: Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ nhưng luôn luôn gắn liền với hiện tại, với đời sống của mỗi người. Những con người đi trước đã có công trong việc tạo ra trong quá khứ, cội nguồn, lịch sử dân tộc. Vì vậy, ngày nay, con người phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế giới hoà bình, ổn định và phát triển trong hiện tại và tương lai. Vậy em có biết lịch sử nói chung là gì? và vì sao phải học lịch sử? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học đầu tiên - Bài 1: Lịch sử là gì?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch sử là gì, môn lịch sử là gì.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2  và nội dung thông tin mục 1 Lịch sử và môn Lịch sử là gì? Sgk trang 5,6.

- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

+ Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ cụ thể về lịch sử?

+ Em hãy nêu một số hình thức học môn Lịch sử để đạt được hiệu quả cao?

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

 

 

 

 

- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) chính là lịch sử. Bởi sự kiện này đã diễn ra trong quá khứ. Chính nhớ những hình ảnh và sự kiện trong quá khứ đó mà lịch sử được lưu giữ lại , các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất (lễ hội Đền Hai Trưng tưởng nhớ Trưng Trắc - Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Hán).

 - Lịch sử: là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch sử: là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Ví dụ cụ thể về lịch sử:

+ Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người).

+ Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam.

+ Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần.

- Một số hình thức học môn Lịch sử để đạt được hiệu quả cao:

+ Đọc sách giáo khoa sau đó tự tóm tắt kiến thức chính vào vở.

 + Đọc sách trước khi lên lớp và đọc lại vào buổi tối.

+ Ghi các sự kiện vào giấy nhớ và dán lên khu vực bàn học.

+ Vẽ sơ đồ tư duy, chỉ ghi ý chính, có thể mô tả bằng hình ảnh.

+ Học cùng bạn bè trong giờ ra chơi.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Vì sao cần phải học lịch sử?

  1. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nắm được lý do vì sao phải học lịch sử.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.7, đọc nội dung thông tin mục 2 Vì sao cần phải học lịch sử sgk trang 6,7.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sgk trang 7:

+ Quan sát các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thông giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?

+ Sự kiện trong Hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt nào của lịch sử Việt Nam?

+ Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Những thay đổi theo thời gian của sự vật, hiện tượng, con người, vùng đất quốc gia là do đâu?

+ Giới thiếu vắn tắt về gia đình mình (gồm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) Em biết được truyền thống gia đình thông qua ai, phương tiện nào, điều đó có tác dụng như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GVtheo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vì sao cần phải học lịch sử?

 

 

 

 

 

 

- Sự thay đổi của kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thông giao thông ở Hà Nội:

+ Kĩ thuật canh tác (Hình 1.3, Hình 1.4): Nông dân chuyển từ sử dụng con trâu để cày bừa sang đồng ruộng sang máy nông nghiệp.

+ Hệ thống giao thông ở Hà Nội (Hình 1,5, Hình 1.6): Giao thông chuyển từ cầu Long Biên chật, hẹp, phương tiện ô tô không đi lại được sang cầu Nhật Tân với các làn xe ô tô rộng rãi, được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân - Hà Nội.

- Sự kiện trong Hình 1.7 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Việt Nam, có ý nghĩa thời đại sâu sắc: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

- Cần phải học môn Lịch sử vì:

+ Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được tổ tiên, ông cha đã

sống lao động, đấu tranh như thế nào để có đất nước như ngày hôm nay.

+ Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh như ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- Những thay đổi theo thời gian của sự vật, hiện tượng, con người, vùng đất, quốc gia chủ yếu là do con người tạo nên.

- HS giới thiệu vắn tắt về gia đình theo yêu cầu đã được đưa ra.

 

Hoạt động 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc; Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình từ Hình 1.8 đến Hình 1.11, đọc nội dung thông tin mục 3 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? sgk trang 7,8.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

+ Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ Hình 1.8 đến Hình 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?

+ Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? Em hãy nêu ưu điểm, hạn chế của loại tư liệu này?

+ Nhóm 2: Em hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em biết? Vì sao những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng?

+ Nhóm 3: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nào có được coi là tư liệu gốc không? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện các nhóm đứng trả lời.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

 

 

 

 

 

- Dựa vào các tư liệu hiện vật để biết và dựng lại lịch sử.

- Phân biệt các loại tư liệu lịch sử:

+ Hình 1.8 - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu cơ (tranh vẽ minh họa): Tư liệu truyền miệng.

+ Hình 1.9 - Thạp đồng Đạo Thịnh (văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 năm-2000 năm trước): Tư liệu hiện vật.

+ Hình 1.10 -  Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản in nội các quan bản, 1697): Tư liệu gốc.

+ Hình 1.11 - Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp (1948): Tư liệu chữ viết.

- Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử: Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

 

 

- Nhóm 1: Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.

+ Ưu điểm: Cho biết khá đầy đủ về thông tin.

+ Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.

- Nhóm 2: Một số truyện truyền thuyết, cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sơn Tinh Thủy Tinh,...

+ Những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng vì: Ví dụ như: Truyền thuyết Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên tai, lũ lụt; Thánh Gióng phản ánh về truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ xa xưa,...

- Nhóm 3: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nà được coi là tư liệu gốc vì: được tạo nên bởi chính những người tham gia và chứng kiến sự kiện, biến cố đó.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 9 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1:

- Trình bày khái niệm Lịch sử và môn Lịch sử:

+ Lịch sử: là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

+ Môn Lịch sử: là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Căn cứ vào các tư liệu lịch sử để biết và dựng lại lịch sử.

Câu 2: Ý nghĩa của việc học Lịch sử:

+ Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống lao động, đấu tranh như thế nào để có đất nước như ngày hôm nay.

+ Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh như ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3, câu hỏi 4 trang 9 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3:

- Hình 1.12 - Bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại đảo Nam Yết (Khánh Hòa, Việt Nam), được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 2014 là loại sử liệu: tư liệu hiện vật.

- 3 thông tin mà em tìm hiểu được:

+ Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

+ Bộ quân sự thị sát việc nghiên cứu đến viếng quần đảo Trường Sa ngày 22 tháng 08 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quan Việt Nam.

+ Bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại đảo Nam Yết (Khánh Hòa, Việt Nam

Câu 4: Từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:  Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của dân tộc ta.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 1:

Câu hỏi: Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? Em hãy nêu ưu điểm, hạn chế của loại tư liệu này?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2:

Câu hỏi: Em hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em biết? Vì sao những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................

 

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2:

Câu hỏi: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nào có được coi là tư liệu gốc không? Vì sao?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?

BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được các khái niệm Lịch sử và Môn Lịch sử là gì.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
  • Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
  • Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, phiếu học tập. Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1.1 - Chủ tịch Hồ Chí Minh sgk trang 5, em hãy cho biết ý nghĩa của 2 câu thơ sau :

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Hai câu thơ giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta, phát huy lòng tự hào về lịch sử vẻ vang 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhấn mạnh vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà.

- GV đặt vấn đề: Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ nhưng luôn luôn gắn liền với hiện tại, với đời sống của mỗi người. Những con người đi trước đã có công trong việc tạo ra trong quá khứ, cội nguồn, lịch sử dân tộc. Vì vậy, ngày nay, con người phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế giới hoà bình, ổn định và phát triển trong hiện tại và tương lai. Vậy em có biết lịch sử nói chung là gì? và vì sao phải học lịch sử? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học đầu tiên - Bài 1: Lịch sử là gì?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch sử là gì, môn lịch sử là gì.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2  và nội dung thông tin mục 1 Lịch sử và môn Lịch sử là gì? Sgk trang 5,6.

- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

+ Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ cụ thể về lịch sử?

+ Em hãy nêu một số hình thức học môn Lịch sử để đạt được hiệu quả cao?

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

 

 

 

 

- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) chính là lịch sử. Bởi sự kiện này đã diễn ra trong quá khứ. Chính nhớ những hình ảnh và sự kiện trong quá khứ đó mà lịch sử được lưu giữ lại , các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất (lễ hội Đền Hai Trưng tưởng nhớ Trưng Trắc - Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Hán).

 - Lịch sử: là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

- Môn Lịch sử: là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Ví dụ cụ thể về lịch sử:

+ Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người).

+ Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam.

+ Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần.

- Một số hình thức học môn Lịch sử để đạt được hiệu quả cao:

+ Đọc sách giáo khoa sau đó tự tóm tắt kiến thức chính vào vở.

 + Đọc sách trước khi lên lớp và đọc lại vào buổi tối.

+ Ghi các sự kiện vào giấy nhớ và dán lên khu vực bàn học.

+ Vẽ sơ đồ tư duy, chỉ ghi ý chính, có thể mô tả bằng hình ảnh.

+ Học cùng bạn bè trong giờ ra chơi.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Vì sao cần phải học lịch sử?

  1. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nắm được lý do vì sao phải học lịch sử.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.7, đọc nội dung thông tin mục 2 Vì sao cần phải học lịch sử sgk trang 6,7.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sgk trang 7:

+ Quan sát các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thông giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?

+ Sự kiện trong Hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt nào của lịch sử Việt Nam?

+ Vì sao cần phải học môn Lịch sử?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Những thay đổi theo thời gian của sự vật, hiện tượng, con người, vùng đất quốc gia là do đâu?

+ Giới thiếu vắn tắt về gia đình mình (gồm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) Em biết được truyền thống gia đình thông qua ai, phương tiện nào, điều đó có tác dụng như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GVtheo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vì sao cần phải học lịch sử?

 

 

 

 

 

 

- Sự thay đổi của kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thông giao thông ở Hà Nội:

+ Kĩ thuật canh tác (Hình 1.3, Hình 1.4): Nông dân chuyển từ sử dụng con trâu để cày bừa sang đồng ruộng sang máy nông nghiệp.

+ Hệ thống giao thông ở Hà Nội (Hình 1,5, Hình 1.6): Giao thông chuyển từ cầu Long Biên chật, hẹp, phương tiện ô tô không đi lại được sang cầu Nhật Tân với các làn xe ô tô rộng rãi, được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô, và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân - Hà Nội.

- Sự kiện trong Hình 1.7 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Việt Nam, có ý nghĩa thời đại sâu sắc: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, là nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

- Cần phải học môn Lịch sử vì:

+ Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được tổ tiên, ông cha đã

sống lao động, đấu tranh như thế nào để có đất nước như ngày hôm nay.

+ Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh như ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- Những thay đổi theo thời gian của sự vật, hiện tượng, con người, vùng đất, quốc gia chủ yếu là do con người tạo nên.

- HS giới thiệu vắn tắt về gia đình theo yêu cầu đã được đưa ra.

 

Hoạt động 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được các nguồn tư liệu chính: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc; Trình bày được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu đó.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình từ Hình 1.8 đến Hình 1.11, đọc nội dung thông tin mục 3 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? sgk trang 7,8.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

+ Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ Hình 1.8 đến Hình 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?

+ Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức, chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? Em hãy nêu ưu điểm, hạn chế của loại tư liệu này?

+ Nhóm 2: Em hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em biết? Vì sao những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng?

+ Nhóm 3: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nào có được coi là tư liệu gốc không? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện các nhóm đứng trả lời.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?

 

 

 

 

 

- Dựa vào các tư liệu hiện vật để biết và dựng lại lịch sử.

- Phân biệt các loại tư liệu lịch sử:

+ Hình 1.8 - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu cơ (tranh vẽ minh họa): Tư liệu truyền miệng.

+ Hình 1.9 - Thạp đồng Đạo Thịnh (văn hóa Đông Sơn, khoảng 2500 năm-2000 năm trước): Tư liệu hiện vật.

+ Hình 1.10 -  Bìa sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản in nội các quan bản, 1697): Tư liệu gốc.

+ Hình 1.11 - Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp (1948): Tư liệu chữ viết.

- Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử: Tuy đây chỉ là những hiện vật "câm", nhưng nếu biết khai thác, chúng có thể nói cho ta biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

 

 

- Nhóm 1: Những tấm bia ghi tên những người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết vì: trên bia có ghi chép (một cách khách quan) tên của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Qua đó, các nhà sử học biết được những thông tin quan trọng về các vị tiến sĩ của nước nhà cũng như về nền giáo dục nước ta thời kì đó.

+ Ưu điểm: Cho biết khá đầy đủ về thông tin.

+ Nhược điểm: chịu ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan của người viết.

- Nhóm 2: Một số truyện truyền thuyết, cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Sơn Tinh Thủy Tinh,...

+ Những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng vì: Ví dụ như: Truyền thuyết Sơn Tĩnh, Thuỷ Tinh phản ánh cuộc đấu tranh chống thiên tai, lũ lụt; Thánh Gióng phản ánh về truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ xa xưa,...

- Nhóm 3: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nà được coi là tư liệu gốc vì: được tạo nên bởi chính những người tham gia và chứng kiến sự kiện, biến cố đó.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 9 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1:

- Trình bày khái niệm Lịch sử và môn Lịch sử:

+ Lịch sử: là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và phục dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

+ Môn Lịch sử: là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

- Căn cứ vào các tư liệu lịch sử để biết và dựng lại lịch sử.

Câu 2: Ý nghĩa của việc học Lịch sử:

+ Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống lao động, đấu tranh như thế nào để có đất nước như ngày hôm nay.

+ Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh như ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3, câu hỏi 4 trang 9 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3:

- Hình 1.12 - Bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại đảo Nam Yết (Khánh Hòa, Việt Nam), được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 2014 là loại sử liệu: tư liệu hiện vật.

- 3 thông tin mà em tìm hiểu được:

+ Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

+ Bộ quân sự thị sát việc nghiên cứu đến viếng quần đảo Trường Sa ngày 22 tháng 08 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quan Việt Nam.

+ Bia chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại đảo Nam Yết (Khánh Hòa, Việt Nam

Câu 4: Từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:  Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của dân tộc ta.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 1:

Câu hỏi: Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) được xem là tư liệu chữ viết? Em hãy nêu ưu điểm, hạn chế của loại tư liệu này?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2:

Câu hỏi: Em hãy kể một số truyền thuyết, truyện cổ tích mà em biết? Vì sao những truyền thuyết, truyện cổ tích này được coi là tư liệu truyền miệng?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................

 

Trường THCS.....

Lớp:......

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm 2:

Câu hỏi: Một chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch Điên Biên Phủ, viết về các trận đánh diễn ra như thế nào có được coi là tư liệu gốc không? Vì sao?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................


Từ khóa tìm kiếm: GA lịch sử 6 cánh diều, Giáo án lịch sử 6 cánh diều, Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo