Giáo án lịch sử 6: Bài Nước Văn Lang

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nước Văn Lang. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần : 13 Ngày soạn: Tiết PPCT: 13 Ngày dạy: Bài 12 : NƯỚC VĂN LANG I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - HS biết: Những nét cơ bản về điều kiện hình thành của nhà nước Văn Lang. - Hs hiểu: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử,tuy còn sơ khai,nhưng đó là 1 tổ chức đất nước vững bền,đánh dấu sự mở đầu cho thời kì dựng nước. 2.Kĩ năng: - HS thực hiện được: Kĩ năng vẽ sơ đồ 1 tổ chức nhà nước sơ khai. - HS thực hiện thành thạo: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử. 3.Thái độ: - Thói quen: Nhận xét, so sánh,đánh giá các sự kiện lịch sử - Tính cách: Tự hào dân tộc, nước ta có 1 quá trình lịch sử lâu dài,đồng thời giáo dục cho HS tình cảm cộng đồng .(Giáo dục môi trường) 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip, so sánh, nhận xét,đánh giá,… 5.Tích hợp GDANQP: Vua Hùng đã xây dựng lực lượng quân đội chăt chẽ , phát huy được sức mạnh quân đội II.PHƯƠNG PHÁP: -Vấn đáp, quan sát,tái hiện sự kiện lịch sử… III.CHUẨN BỊ: 1-Gv: Sơ đồ nhà nước Văn Lang 2-HS:Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk Tập ghi bài ,SGK ,VBTLS. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút 2-Kiểm tra bài cũ:4 phút ?Sự phân công lao động được hình thành như thế nào ?(10đ) TL:Do sản xuất phát triển,thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp,xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà. ?Nêu những nét mới về kinh tế_ xã hội của cư dân Lạc Việt?(10 đ) TL: Kinh tế:Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Có sự phân công trong lao động Xã hội:Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ, xã hội có sự phân hoá giàu nghèo. Làng bản được hình thành và càng mở rộng. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử + Em hãy cho biết nội dung của các bức tranh. + Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến những chuyển biến gì của người dân Việt Cổ? + Em có hiểu biết gì về chuyển biến trong sản xuất và xã hội người dân Việt Cổ? + Bốn hình ảnh này là: những chuyển biến tiến bộ của công cụ sản xuất. + Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho ngành kinh tế cơ bản của dân Việt Cổ thời xưa là nông nghiệp....... Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đó là những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt Cổ là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại của dân tộc. Nhà nước ra đời trong hoàn cảnh nào? Tổ chức của nhà nước ra sao? Chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Những nét cơ bản về điều kiện hình thành của nhà nước Văn Lang. - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử,tuy còn sơ khai,nhưng đó là 1 tổ chức đất nước vững bền,đánh dấu sự mở đầu cho thời kì dựng nước. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học ?Vào khoảng thế kỉ VIII_ VII TCN,trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có điểm gì mới?(giáo dục môi trường) ? Theo em,truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh đã nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ? GV cho HS xem công cụ phục chế ở H31,H32 ? Em có suy nghĩ gì về các vũ khí nói trên? * Liên hệ Thánh Gióng -Truyện Thánh Gióng cũng phản ánh điều này khi giặc An xâm lược nước ta , Thánh Gióng cưỡi ngựa sắtcùng nhân dân lên đường chiến đấu ?Sơ kết các ý trên theo em có mấy nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nứơc Văn Lang ? GV: vào thời kì này ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có đủ điều kiện để nhà nước ra đời. GV chuyển ý sang phần 2. * Năng lực hình thành: vấn đáp quan sát , nhận xét.. -HS quan sát lược đồ, trả lời (Hình thành những bộ lạc lớn,nền kinh tế phát triển,mâu thuẫn người giàu,người nghèo nảy sinh,nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn,thiên tai lũ lụt.) -HS trả lời (Lúc bấy giờ lụt lội thường xuyên xảy ra nhân dân ta phải đắp đê ngăn nước,chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống.) (Xã hội có sự tranh chấp –xung đột giữa vùng này và vùng khác .) -HS quan sát, trả lời. ( Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo Nông nghiệp cuộc sống làng bản luôn bị lũ lụt đe doạ . Giữa các vùng – các bộ lạc xảy ra tranh chấp xung đột , giặc bên ngoài đe doạ muốn có an ninh,yên ổn làm ăn phải có nhà nước ) 1- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? -Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng gay gắt -Nhu cầu bảo vệ sản xuất nên cần phải đoàn kết nhân dân cùng làm. -Giữa các vùng, các bộ lạc xảy ra tranh chấp,xung đột,giặc bên ngoài đe doạ.nên cần phaỉ giải quyết các xung đột đó để có cuộc sống bình yên. => Cần 1 Nhà nước ra đời để điều hành quản lí xã hội tốt hơn. ?Bộ lạc Văn Lang chủ yếu cư trú ở đâu? ? So với các bộ lạc khác thì trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế nào? ? Dựa vào thế mạnh của mình thì bộ lạc Văn Lang đã làm gì? ? Nước Văn Lang được thành lập như thế nào? Do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu? *GV giải thích :Hùng là mạnh,Vương là vua. ?Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đã nói lên điều gì? GV:Đây là sự phản ánh quá trình hình thành của nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng dân tộc trên đất nước ta.Vậy sau khi thành lập thì nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Chúng ta sang phần 3 Năng lực hình thành : quan sát, tự học, nhận xét,, -HS trả lời (Vùng đất ven sông Hồng…) -HS trả lời (Có nghề đúc đồng sớm phát triển,cư dân đông đúc,là 1 trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ.) -HS trả lời (Hợp nhất các bộ lạc khác lại thành 1 nước:Văn Lang.) -HS trả lời (Nước Văn Lang được thành lập vào thế kỉ VII TCN, Do thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang (ở Gia Ninh-Phú Thọ) được các tù trưởng của các bộ lạc khác suy tôn, sau đó tập hợp các bộ lạc khác lại thành 1 nước và lấy tên là nước Văn Lang.Đóng đô ở Bạch Hạc-Phú Thọ. .Ông tự xưng là Hùng Vươn -HS lắng nghe -HS trả lời (Nói lên cội nguồn của dân tộc.Nhưng cụ thể hơn là 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao sinh sống và tôn người anh cả lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.) 2. Nước Văn Lang thành lập. -Vào thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang ?.Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời,Hùng Vương tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? GV giải thích: Tướng văn gọi là Lạc Hầu. Tướng võ gọi là Lạc Tướng. Con trai gọi là Quan Lang. Con gái gọi là Mỵ Nương. GV treo sơ đồ câm cho HS điền vào bộ máy nhà nước . ? Qua sơ đồ trên,nhà nước Văn Lang được chia thành mấy cấp? Mỗi cấp do ai đứng đầu và có nhiệm vụ gì ? (GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ và trình bày.) ? Em có nhận xét gì về cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương? ? Sự ra đời của nhà nước văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?(Giáo dục thái độ) GV cho HS xem hình 35 SGK/37 Kết luận: Thời kì vua Hùng dựng nước là thời kì có thật trong lịch sử . GV giải thích thêm câu danh ngôn của Bác Hồ. Nói lên trách nhiệm của các thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ Tích hợp GDANQP : Vua Hùng đã xây dựng lực lượng quân đội chăt chẽ , phát huy được sức mạnh quân đội -HS trả lời (Hùng Vương chia nước ra làm 15 bộ,vua nắm mọi quyền hành.) -HS lắng nghe -HS quan sát lược đồ,thảo luận. (Tổ chức rất đơn giản,chưa có luật pháp và quân đội nhưng đã có các cấp từ trung ương đến làng xã, có người chỉ huy chung có người chỉ huy từng bộ phận(liên hệ chuyện Thánh Gióng). -HS trả lời _ HS giỏi: Cách đây hơn 2.500TCN người Việt Nam của chúng ta đã có một nhà nước riêng do mình làm chủ,do mình thành lập không cần làng ,bản hay chiềng chạ riêng lẻ mà còn cómốiquan hệ gắn bó chặt chẽ mật thiết với nhau. -HS lắng nghe 3-Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? + Nhà nước Văn Lang được chia làm 2 cấp: 1- Trung ương do vua đứng đầu ,giúp vua còn có lạc hầu –lạc tướng. 2- Địa phương : -Bộ do lạc tướng đứng đầu. -Dưới bộ là chiềng ,chạ do bồ chính đứng đầu. + Bộ máy nhà nước còn đơn giản ,chưa có quân đội –chưa có luật pháp. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai? A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Lạc tướng. D. Lạc hầu. Câu 2. Bồ chính là người đứng đầu A. bộ . B. thị tộc. C. bộ lạc. D. chiềng, chạ. Câu 2. Ý nghĩa của truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân là A. phản ánh quá trình hình thành của Nhà nước Văn Lang. B. vị trí của nước Văn Lang ở vùng cao. C. lí giải về nguồn gốc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. D. nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. Câu 4. Sự hình thành nhà nước Văn Lang có điểm gì giống so với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Đều hình thành bên bờ các con sông lớn. B. Đều xuất phát từ nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm. C. Đều hình thành trong khoảng thời gian tương đồng nhau. D. Đều xuất phát từ nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. + Phần tự luận Câu 1. Em hãy hoàn thành bài tập sau NỘI DUNG NƯỚC VĂN LANG Điều kiện ra đời Thời gian Địa bàn Kinh đô HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1. Điểm khác biệt giữa bộ máy nhà nước Văn Lang và bộ máy nhà nước ta hiện nay là gì? Câu 2. Khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ, Bác đã căn dặn điều gì cho con cháu mai sau? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu, ca dao, các câu thơ về nhà nước Văn Lang * Đối với bài học ở tiết này: +Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: _ Chuẩn bị bài 13: “ Đời sống vật chất –tinh thần của cư dân Văn Lang”.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 6 ba cột bài Nước Văn Lang, giáo án chi tiết lịch sử 6 bài Nước Văn Lang, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Nước Văn Lang, giáo án 5 bước lịch sử 6 bài Nước Văn Lang, giáo án 5 hoạt động lịch sử 6 Nước Văn Lang

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo