Giáo án lịch sử 6: Bài Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Tuần:23 -Tiết :24, 25 Ngày dạy: Bài 20 : KHỞI NGHĨA LÍ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết: Tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện Giao Châu, quân Lương hai lần đưa quân sang xâm lược đều bị thất bại - HS hiểu: Đầu thế kỉ thứ VI, nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột tàn bạo, đó là nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lí Bí. Lí Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân. Sau hơn 600 chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, Vạn Xuân ra đời, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. 2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: Nhận thức nguyên nhân sự kiện, đánh giá sự kiện, kĩ năng đọc bản đồ. - HS thực hiện thành thạo: nắm được nguyên nhân, diễn biến cuộc khởi nghĩa. 3. Thái độ: - Thói quen: Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc. - Tính cách: Tự hào về sức sống mãnh liệt của dân tộc. 4. Những năng lực có thể phát triển ở học sinh - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lục tự học - Năng lực chuyên biệt: +Sử dụng lược đồ, tổng hợp những sự kiện lịch sử… +Nhận xét, đánh giá những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật. +Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. II.PHƯƠNG PHÁP : -Vấn đáp,tái hiện sự kiện lịch,hợp tác, .. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:. bản đồ khởi nghĩa Lí Bí. 2. Học sinh: học bài cũ: Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào Chuẩn bị theo bài mới: : Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI như thế nào. IV. TỔ CHỨCCÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 5 phút Câu 1: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI có gì thay đổi: - Nghề sắt phát triển. Họ dùng Trâu bò cày; cấy lúa 2 vụ; có đê phòng lụt; trồng nhiều loại cây ăn quả. Biết làm gốm, dệt vải. Thương nghiệp phát triển. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Từ khi nước ta rơi vào tay Triệu Đà, nước ta bị biến thành một bộ phận của Trung Quốc. Từ năm 179 TCN - t/k VI => hơn 600 năm trải qua các triều đại phong kiến phương Bắc đã tiến hành nhiều chính sách nhằm thôn tính nước ta, đồng hoá dân ta. Mặc dầu vậy sức sống của dân tộc vẫn tồn tại tiềm ẩn trong mỗi con người đất Việt. Vào thế kỉ VI một lần nữa sức sống ấy lại trỗi dậy - đó là cuộc khởi nghĩa Lí Bí. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Đầu thế kỉ thứ VI, nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương, chúng thực hiện chế độ áp bức bóc lột tàn bạo, đó là nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Lí Bí. Lí Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân. Sau hơn 600 chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, Vạn Xuân ra đời, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của GV Hoạt động của H Nội dung kiến thức ? Từ thế kỷ III dưới ách thống trị của nhà Ngô nước ta có tên gọi là gì? ? Đến thế kỷ VI nước ta chịu sư thống trị của ai? ?+ Đầu thế kỉ VI ách thống trị của nhà Lương với nước ta như thế nào? ? K-G? Việc nhà Lương chia lại các quận huyện và đặt tên mới nhằm mục đích gì? ? Chính sách cai trị của , bóc lột củqa nhà Lương còn tàn bạo và khốc liệt hơn thể hiện ở điểm nào? GV gọi Học sinh đọc chữ in nghiêng sách giáo khoa. ? Theo em,thái độ của nhà Lương đối với Tinh Thiều nói lên điều gì ? ?Chính sách cai trị của nhà Lương như thế nào? Chuyển ý.  Hoạt động 2. . Hoạt động nhóm. * Nhóm 1: Lí Bí là người như thế nào? ? Nguyên nhân nào khiến ông phất cờ khỡi nghĩa? * Nhóm 2: Nêu diễn biến khởi nghĩa Lí Bí? TL: ? Lý Bí phất cờ khởi nghĩa được hào kiệt khắp nơi hưởng ứng ntn? ?K-G? Vì sao các hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứngcuộc khởi nghĩa? * Nhóm 3: Nghĩa quân chiếm được các quận, huyện quân Lương phản ứng như thế nào? * Nhóm 4: Kết quả khởi nghĩa như thế nào? HS: ? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa nhanh chóng giành được thắng lợi? ? GDMT? Cuộc khởi nghĩa của Lí Bí đã dựa vào địa thế đktn . v ậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? ? Sau khi thắng lợi Lí Bí đã làm gì? HS ? K-G? Việc Lí Bí lên ngôi và đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì ? * Nhóm 5: Tổ chức nhà nước Vạn Xuân như thế nào? HS : Giao châu HS : nhà Lương TL: - chia nhỏ nước ta : Giao Châu ( Bắc Bộ), Ai Châu ( Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu ( Nghệ Tĩnh), Hoàng Châu ( Quảng Ninh). HS chân nhiều , quan lắm, bộ máy quan lại đã nặng nề bây giờ càng nặng nề hơn HS: Chính sách phân biệt đối xử HS: Tinh Thiều là người học gỏi ,văn hay nhưng vì là con dân thường nên không được làm quan TL: - Tiêu Tư tàn bạo, đặt nhiều thứ thuế vô lói như Trồng cây dâu cao 40 cm cũng phải nộp thuế = dân ngèo phải bán vợ đợ con nộp thuế. Nhóm 1: TL: Tên thật là Lí Bôn quê ở Thái Bình tổ tiên là người Trung Quốc sang nước ta từ lâu, ông giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu 9 Nam An Nam – Hà Tĩnh) do căm ghét bọn đô hộ ông từ quan về chuẩn bị khởi nghĩa. Nhóm 2: HS trình bày diễn biến HS: Nhiều hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng HS: vì nd căm ghét chế độ thống trị của nhà Lương . mong muốn đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước * Nhóm 3: TL: Tháng 2. 42 nhà Lương từ Quảng Châu sang đán áp, nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng thêm Hoàng Châu. Nhóm 4: HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân TL: - Lí Bí lên ngôi chứng tỏ nước ta có giang sơn bờ cõi riêng không thua kém gì Trung Quốc. - Nước Vạn Xuân do mong muốn trời đất hòa bình độc lập lâu dài vạn mùa xuân. Nhóm 5 TL: Triều đình có 2 ban văn võ. - Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. - Tinh Thiều đúng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ. 1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào? - Chia nhỏ đơn vị hành chính nước ta. - Không cho người việt giữ chức vụ quan trọng - Bóc lột dã man, tàn bạo đặt ra nhiều thứ thuế vô lý 2. Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân thành lập: a. nguyên nhân - Căm ghét bọn đô hộ b .diễn biến. - Năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. - Gần 3 tháng nghĩa quân chiến hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về trung Quốc. - Năm 42, 43 hai lần đưa quân sang đàn áp nhưng đều thua trận. c. Kết quả: Khởi nghĩa thằng lợi, Lí Bí lên ngôi lấy hiệu là Lí Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Niên hiệu là Thiên Đức đóng đô ở cửa sông Tô Lịch. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. NỘI DUNG. Hoạt động 1. ? Nhà Lương đã chuẩn bị lực lượng như thế nào để tấn công chiếm lại nước ta? ? K-G? Vì sao quân Lương lại phái quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba? ? Trước tình hình đó nhgĩa quân của Lí Bí đả làm gì? + Thời gian nào thành Gia Ninh bị mất? TL: ?Hồ Điển Triệt là hồ như thế nào? + Sự thất bại của Lí Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Chuyển ý. Hoạt động 2. ?Triệu Quang Phục là người như thế nào? ? Tại sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ? ?GDMT? Triệu Quang Phục đã dựa vào vị trí địa lý . GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trường? ? TQP đã dùng chiến thuật gì để đánh quân Lương? ?: Am mưu của quân Lương đối với việc tiêu diệt lực lượng của Triệu Quang Phục như thế nào? Thảo luận nhóm ?Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Triệu Quang Phục lãnh đạo? ? GDHS? Tinh thần vượt qua mọi khó khăn và bình tĩnh giải quyết những tình huống? Chuyển ý.  Hoạt động 3. ?Triệu Quang Phục làm gì sau khi đánh bại quân Lương? ? Đến năm 571 sự kiện gì xảy ra dối với nước vạn xuân? - Giáo viên: Năm 571 Lí Phật Tử từ phía Nam ra cướp ngôi, sử cũ gọi là Hậu Lí Nam Đế ? Sau khi LPT lên ngôi nhà nước Vạn Xuân đứng trước tình hình như thế nào? ? K-G? Theo em , vì sao nhà tùy yêu cầu LPT sang chầu , và tại sao ông khôn g đi? ?Cuộc kháng chiến chống quân Tuỳ của Lí Phật Tử diễn ra như thế nào? TL: TL: - Sau hai lần xâm lược và thất bại tháng 5/ 545 nhà Lương lại sang xâm lược nước ta. + Đường thủy theo đường biển đến cửa sông Bạch Đằng vào đất liền. + Đường bộ men theo ven biển tiến xuống sông Thương vào phía Đông Bắc nước ta. HS: vì muốn chiếm lại nước ta để đặt ách thống trị nhằm vơ vét của cải của nhân dân HS: - Lí Nam Đế kéo quân đến Lục Đầu đánh địch, lực lượng ta yếu hơn địch nên phải rút về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội) thành vỡ không giữ nổi nên phải về giữ thành ở Gia Ninh ( Việt Trì – Phú Thọ) ( vì thành làm bằng đất, thế giặc mạnh nên không giữ được lâu) TL: - Hồ Điển Triệt……..phía Bắc của hồ - Giáo viên: Vào một đêm mưa gió Trần Bá Tiên được một tùy binh của Lí Bí chỉ đường đã đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta chống đỡ không nổi. Con trai Lí Nam Đế là Lí Thiên Bảo và Lí Phật Tử đã đem lực lượng còn lại vào Thanh Hóa. TL: Không, vì cuộc đấu tranh còn tiếp diễn, dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. -HS: Triệu Quang Phục con trai của Triệu Túc là người có công lớn được Lí Bí rất tin cậy. TL:- Đây là vùng đầm lầy, lau sậy um tùm…. Triệu Quang Phục đã đóng quân ở bãi nổi HS: Ban ngày nghĩa quân ở căn cứ rất bí mật ( như không người) ban đên chèo thuyền từ căn cứ ra đánh úp địch cướp vũ khí, lương thực. TL: Sau nhiều lần bao vây Dạ Trạch quân Lương đều bị chống trả quyết liệt tình thế này kéo dài, Trần Bá Tiên thất vọng, nhà Lương có loạn đã bỏ về nước giao lại binh quyền cho tì tướng Dương San là tướng bất tài quân Lương mệt mỏi. Nhân cơ hội đó Triệu Quang Phục phản công giành thắng lợi. Thảo luận nhóm TL: Do đông đảo nhân dân ủng hộ, biết tận dụng Địa thế hiểm trở của Dạ Trạch, tiến hành chiến tranh du kích, kháng chiến lâu dài; Quân Lương luôn bị động trong chiến đấu. TL: Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền. Hs: Vua Tùy đòi sang chầu nhưng ông không sang HS: Là nhân cơ hội đó để bắt ông để lập lại chế độ thống trị nước ta như trước - Ông không đi là đề phòng mưu đồ của giặc 3. Chống quân Lương xâm lược: - Tháng 5/545 Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân theo đường thuỷ và bộ tiến vào nước ta - Lí Nam Đế chỉ huy đánh địch ở Lục Đầu., lực lượng yếu hơn thành bị vỡ Lí Nam Đế phải lui về giữ thành ở Gia Ninh. - Năm 546 thành Gia Ninh bị mất Lí Nam Đế đem quân đến Phú Thọ sau đó đến Hồ Điển Triệt. - Quân ta tan rã Lí Nam Đế mất. 4. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. - Dùng chiến thuật du kích đánh địch, nhân dân tôn ông là Dạ Trạch vương. Kháng chiến thắng lợi năm 550. 5. Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc như thế nào? - Triệu Quang Phục lên làm vua tổ chức lại chính quyền. - Lí Phật Tử cướp ngôi làm vua được hơn 30 năm. - Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lí Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt về Trung Quốc. - Nước Vạn Xuân sụp đỗ HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí bằng lược đồ? - Triều đình nước Vạn Xuân được tổ chức như thế nào? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Giải thích cách gọi tên nước: Vạn Xuân. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh - Chuẩn bị bài mới:Những cụôc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX. - Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 6 ba cột bài Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)n, giáo án chi tiết lịch sử 6 bài Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602), giáo án 5 bước lịch sử 6 bài Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602), giáo án 5 hoạt động lịch sử 6 Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602)

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo