Giáo án VNEN bài Champa và Phù Nam

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Champa và Phù Nam. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Champa và Phù Nam
Ngày soạn: Ngày giảng: Điều chỉnh: Bài 7: CHAM-PA VÀ PHÙ NAM ( 3 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Sự ra đời của Cham – pa và Phù Nam - Tình hình kinh tế, văn hóa của nước Cham-pa và Phù Nam 2. Kỹ năng - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích. - Sưu tầm và khai thác tranh ảnh về các di tích Sa Huỳnh, Mĩ Sơn, Tháp Chăm, Óc Eo … 3. Thái độ - HS nhận thức sâu sắc rằng, người Cham-pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Có ý thức duy trì và bảo tồn khu di tích Cham – pa, Óc Eo. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực: - Hình thành cho học sinh các năng lực: giao tiếp, chia sẻ thông tin cá nhân, năng lực tìm hiểu và tự học. II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM - Nội dung: + Sự ra đời của nước Cham-pa. + Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của nước Cham-pa. + Sự ra đời của nước Phù Nam + Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Phù Nam III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM 1. Giáo viên: Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI - X, sưu tầm tranh ảnh về đền tháp Chăm. 2. Học sinh: Vẽ lược đồ, xác định quận Nhật Nam và huyện Tượng Lâm. V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: - Khởi động: Giới thiệu: Đến cuối thế kỉ II nhà Hán suy yếu không thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm Ấp, sau đổi thành Cham-pa, nhân dân Chăm-pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Cham-pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy nước Cham-pa, Phù Nam được hình thành như thế nào? Và phát triển ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Thời gian: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của nước Cham- pa GV: cho HS Q/s lược đồ và giới thiệu: - Châu Giao do nhà Hán lập gồm 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Uất Lâm, Thương Ngô, Đạm Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải, Hợp Phố. - Quận Nhật Nam gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tí Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. ? Em biết gì về lãnh địa của nước Cham-pa cổ? - Nước Cham–pa cổ nằm trong quận Nhật Nam của Giao Châu (từ Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) đến Quảng Nam) - Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa thuộc văn hoá Sa huỳnh khá phát triển. ? Thời nhà Hán sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân quân Hán đã làm gì? HS: Thời Hán, sau khi quân Hán chiếm xong Giao Chỉ, Cửu Chân, họ đánh xuống phía Nam, chiếm đất của người Chăm cổ, sát nhập lãnh địa của họ vào quận Nhật Nam, đó là huyện Tượng Lâm. ? Sau khi bị nhà Hán đô hộ, nhân dân Tượng Lâm giành được độc lập trong hoàn cảnh nào? HS: Vào thế kỉ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập. ? Sau khi giành được độc lập Khu Liên đã làm gì? HS: Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. ? Để mở rộng lãnh thổ các vua Lâm Ấp đã làm gì? HS: Vua Lâm ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam). ? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa? HS: Quá trình thành lập diễn ra trên cơ sở liên kết và hoạt động quận sự. =>GVKL: Thế kỉ II, do nhà Hán suy yếu, chính sách thống trị của nhà Hán quá tàn bạo, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, lập ra nước Lâm Ấp. Dưới sự lãnh đạo của vua Lâm Ấp, với lực lượng quân sự khá mạnh, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ, đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Triệu - Quảng Nam). 1. Sự ra đời của nước Cham-pa. - Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía nam, chiếm đất của người Chăm cổ sát nhập vào quận Nhật Nam, đó là huyện Tượng Lâm. - Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền độc lập. - Vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Cham-pa. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của nước Cham-pa. GV: Y/c HS đọc thông tin đoạn đầu mục 2. ? Em hãy cho biết kinh tế chính của người Chăm? ? Cho biết người Chăm đã biết sử dụng công cụ gì để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp? ? Bên cạnh nông nghiệp trồng lúa nước người Chăm còn làm gì để phát triển kinh tế? ? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển của Chăm Pa? HS: Nhân dân Cham-pa đã đạt trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh như biết sử dụng công cụ sắt, sức kéo trâu bò, biết trồng lúa 1 năm 2 vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, buôn bán với nước ngoài. Bên cạnh nền kinh tế thì văn hóa của người Chăm cũng có những thành tựu đáng kể ? Nêu một số thành tựu văn hóa quan trọng của người Chăm. HS: - Người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ. - Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau. - Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng … ? Thành tựu văn hóa quan trọng nhất của người Chăm là gì? HS: Thành tựu về kiến trúc. HS: quan sát H52, 53. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc người Chăm? HS: Người Chăm sáng tạo ra 1 nền kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc độc đáo, mang đậm tình cảm và tâm hồn người Chăm… GV: Văn hoá Cham-pa ảnh hưởng rất nhiều của Ấn Độ. Kiến trúc của người Chăm có nhiều dáng vẻ của kiến trúc Ấn Độ (Hin-đu) GV: liên hệ đến ngày nay. ? Quan hệ giữa người Chăm với người Việt như thế nào? ? Tìm những biểu hiện chứng tỏ quan hệ gần gũi đó. HS: Nhiều cuộc nổi dậy…Hai Bà Trưng. GV: Cham-pa từ 1 nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đã trở thành 1 quốc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả Đại Việt…Từ thế kỷ II -> X kinh tế, văn hoá của Cham-pa rất phát triển. GV: Ngày nay Cham-pa cũng là một phần của đất nước Việt Nam. Người Chăm cũng là một thành phần trong 54 dân tộc anh em, góp phần xây dựng đất nước phát triển và làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của nước Cham-pa. - Kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước, ngoài ra còn làm ruộng bậc thang ở sườn núi. - Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò cày kéo. - Họ trồng cây ăn quả, cây công nghiệp (bông, gai…) - Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá. - Trao đổi buôn bán với nhân dân Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. - Người Chăm đã có chữ viết riêng. - Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. - Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau. - Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng… - Người Chăm gần gũi từ lâu đời với cư dân Việt. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự ra đời của nước Phù Nam. GV: Y/c HS đọc TT SGK ? Nước Phù Nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào? GV: Trên địa bàn vùng châu thổ sông Cửu Long hình thành nền văn hóa cổ, cách ngày nay khoảng 1500-2000 năm, các nhà khảo cổ học gọi là nền văn hóa Óc Eo. ? Nêu những hiểu biết của em về nền văn hóa Óc Eo. HS: Óc Eo nay thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM. ? Cho biết quá trình thành lập của Phù Nam. GV: Trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo, nước Phù Nam của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống trên đồng bằng sông Cửu Long, hình thành vào khoảng thế kỉ I, phát triển vào thế kỉ III-V, làm chủ một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. ? Hãy cho biết thể chế chính trị của nước Phù Nam? GV: Với một thể chế chính trị như vậy, nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước như thế này……=> chuyển. 3. Sự ra đời của nước Phù Nam - Nền văn hóa Óc Eo. - Nước Phù Nam của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống trên đồng bằng sông Cửu Long, hình thành vào khoảng thế kỉ I, phát triển vào thế kỉ III-V, làm chủ một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. - Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, theo thể chế chính trị quân chủ, vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Hoạt động 4: Tìm hiểu về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Phù Nam. GV: Y/c HS đọc TT, Q/s H4,5 Hoạt động nhóm: ? Nêu tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngoại thương của cư dân Phù Nam? ? Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam như thế nào? HS: thảo luận nhóm, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét. GV: nhận xét và chốt. - Đại diện nhóm trình bày về văn hóa, xã hội - Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét và chốt. GV: Kinh tế, Văn hóa xã hội Phù nam khá phất triển ở các thế kỉ từ I-> V. ? Cuối thế Kỉ VI Phù Nam như thế nào? 4. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Phù Nam. a. Kinh tế - Nông nghiệp: trồng lúa, trồng các loại cây ăn quả, lương thực khác, chăn nuôi (lợn, trâu, ngựa…). - Thủ công nghiệp: phát triển nhiều ngàng nghề: gốm, luyện kim … - Ngoại thương: buôn bán đường biển. b. Văn hóa xã hội: - Ở nhà sàn, ở trần hoặc mặc áo chui đầu, xăm mình, xóa tóc, có tục hỏa táng người chết - Dùng đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng đồng hoặc bằng đất nung. - Theo Phật giáo và Hin- đu, kiến trúc khá phát triển. - Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo với 3 tầng lớp chính: + Quý tộc + Bình dân + Nô tì - Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu bị Chân Lạp thôn tính. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: + HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH. + HS: báo cáo kết quả; bổ sung + GV: nhận xét, đánh giá, kết luận + Bài tập luyện tập: Bài tập 1. Điền dấu đúng sai vào ô trống ý em cho là đúng: Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh nào?  Ách thống trị tàn bạo của nhà Hán.  Thế kỉ II nhà Hán suy yếu Bài 2: hoàn thành phiếu học tập Lập bảng thống kê về quốc gia Cham-pa và Phù Nam theo nội dung sau: Nội dung thống kê Cham-pa Phù Nam Hoàn cảnh ra đời diễn ra trên cơ sở liên kết và hoạt động quận sự. Nền văn hóa Óc Eo. Thể chế chính trị Quân chủ chuyên chế Quân chủ chuyên chế Các ngành KT chính Nông nghiệp Nông nghiệp Văn hóa Văn hóa Sa Huỳnh Văn hóa Óc Eo Bài 3. Nước Chăm Pa và Phù nam ra đời dựa trên cơ sở của nền văn hóa nào? +Cham – pa: Văn hóa Sa Huỳnh: (Quận Nhật Nam từ Hoành Sơn đến Quảng Nam gồm 5 huyện: Tây quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm. Tượng Lâm là huyện xa nhất về phía Nam, từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh, là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ). + Nhật Nam: Văn hóa Óc Eo (Óc Eo nay thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Địa bàn chủ yếu của văn hóa Óc Eo gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Tây Ninh, Đồn Nai, TP HCM). HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học - Phương pháp: đàm thoại - Thời gian: GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu 4. Chuẩn bị ở nhà -Ôn tập bài học và chuẩn bị bài tiếp theo

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 6, giáo án khoa học xã nhiên 6 môn sử, giáo án VNEN sử 6, giáo án chi tiết bài Champa và Phù Nam, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 6

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo