Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các quốc gia cổ đại trên thế giới. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
Bài 4 - Tiết 6,7: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS biết được:
1. Kiến thức
- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông và phương Tây (thời điểm, địa điểm)
- Trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, phân tích, hợp tác.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức đấu tranh chống chế độ áp bức, bóc lột.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Hình thành cho học sinh các năng lực: giao tiếp, chia sẻ thông tin cá nhân, năng lực tìm hiểu và tự học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
+ Tìm hiểu về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
+ Tìm hiểu về thể chế nhà nước ở phương Đông và phương Tây
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh: Sông Nin (Ai cập), đảo Ê-gin (Hi lạp), một số tranh ảnh khác, lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về các quốc gia cổ đại.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
HS làm việc nhóm: kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Nêu những hiểu biết về các quốc gia đó
HS: Viết kết quả vào bảng nhóm
HS: Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét, hướng dẫn vào bài mới.
Nhờ công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện nên con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích canh tác nên sản phẩm lao động làm ra nhiều, sản phẩm dư thừa nhiều dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy và sự ra đời của các quốc cổ đại.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Mục a:
HS: Hoạt động nhóm:
Đọc thông tin, QS H1,2,3 hoàn thành bảng thống kê vào vở, báo cáo kết quả trên lược đồ.
Nội dung Phương Đông Phương Tây
Các quốc gia cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc Hi Lạp và Rô-ma
Điều kiện tự nhiên Thuận lợi Đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng thích hợp trồng các loại cây lương thực Có nhiều cảng tốt
Khó khăn Phải đối đầu với thiên tai, lũ lụt Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn khó canh tác.
? Các quốc gia cổ đại ra đời ở đâu, vào thời gian nào?
- Mục b:
+ HS: Làm việc cặp đôi: Đọc thông tin, q/s H4,5, ghi kết quả vào phiếu cá nhân, báo cáo kết quả trong nhóm:
+ GV: Quan sát, hướng dẫn, gợi mở
Hình 4: Người nông dân Ai cập đang thu hoạch lúa...
Hình 5: Hải cảng Hi Lạp tấp nập thuyền bè ra vào buôn bán...
Có sự khác nhau đó vì điều kiện tự nhiên ở phương Đông và Phương Tây khác nhau.
1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Thiên niên kỉ IV-III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông đã ra đời bên lưu vực các dòng sông lớn. Vào khoảng thiên niên kỉ I TCN các quốc gia cổ đại phương Tây được thành lập ở Hi Lạp và Rô-ma.
- Phương Đông: Ngành kinh tế chính là nông nghiệp
- Tây: Ngành kinh tế chính là thủ công và buôn bán
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
Ý 1: Vẽ và trình bày sơ đồ các giai cấp tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây:
- HS: Làm việc nhóm, vẽ sơ đồ vào bảng nhóm
- Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phương đông:
- Phương Tây:
? Em có nhận xét gì về nhà nước cổ đại Phương Tây?
- Ý 2, 3: Thực hiện như sách hướng dẫn.
Hình 6: Nông dân Lưỡng Hà đang chở lúa về bằng thuyền
Hình 7: Rất nhiều nô lệ đang xây dựng Kim tự tháp, họ cùng nhay hợp sức để kéo một tảng đá lên cao theo mặt phẳng nghiêng, công việc rất nặng nhọc...
Hình 8: Chủ nô thường giải trí bằng việc đi xem hát, xem các đấu sĩ chiến đấu với nhau
? Em nhận xét gì về đời sống của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại?
- Vua, quý tộc, quan lại, chủ nô sống xa hoa, sung sướng
- Nông dân, nô lệ: làm ra mọi của cải trong xã hội, bị bóc lột năng nề...
GV: Để biết thể chế của nhà nước cổ đại phương Đông và phương Tây như thế nào...... chuyển.
2. Tìm hiểu về các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Ở Phương Đông: Gồm 3 tầng lớp chính:
+ Nông dân công xã: đông đảo nhất là lực lượng sản xuất chính trong xã hội .
+ Quý tộc (vua, quan lại và chúa đất): có nhiều của cải quyền thế.
+ Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc có thân phận không khác gì con vật.
- Ở phương Tây: Các tầng lớp xã hội:
+ Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, chủ các trang trại, chủ các thuyền buôn .. Rất giàu có và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ.
+ Tầng lớp bình dân, kiều dân.
+ Giai cấp nô lệ: với số lượng rất đông, là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo.
- Ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã hình thành 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Xã hội đó gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thể chế những nước ở phương Đông và Phương Tây
GV: Y/c HS: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh (H10,11), thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
- Các ông vua cổ đại phương Đông có tên gọi như thế nào? Họ có những quyền gì?
- Ở mỗi quốc gia, vua có tên gọi khác nhau: Thiên tử (Trung Quốc), Pha-ra-ông (Ai Cập), En-si (Lưỡng Hà)
- Vua có mọi quyền hành: Đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, là người đại diện thần thánh ở trần gian.
- Hình 10: Phía trước là tượng nhân sư (Đầu người, mình sư tử) biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh của các Pha-ra-ông, phía sau là Kim tự tháp, lăng mộ của các Pha-ra-ông...
=> Phương Đông theo thể chế quân chủ chuyên chế.
- Phương Tây:
+ Hi Lạp duy trì chế độ dân chủ, chủ nô
+ Rô-ma: Lúc đầu theo chế độ dân chủ, chủ nô từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là Hoàng đế.
? Theo em thế nào là nền dân chủ chủ nô?
HS: Thể chế chính trị của nhà nước Hi Lạp, điển hình là ở A-ten. Mọi công dân A-ten là nam giới, trên 18 tuổi đều có quyền tham gia các cơ quan quản lí của nhà nước theo biện pháp bầu cử, rút thăm.
? Theo em, nhà nước Việt Nam hiện này theo thể chế gì?
HS: bộc lộ
3. Tìm hiểu về thể chế nhà nước ở phương Đông và phương Tây.
- Ở phương Đông vua có quyền tối cao: đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội …
=> Nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua.
- Phương Tây, người dân tự do có quyền cùng với quý tộc bầu ra người cai quản đất nước.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ HS: làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trong SHDH.
+ HS: báo cáo kết quả; bổ sung
+ GV: nhận xét, đánh giá, kết luận
+ Bài tập luyện tập:
1. Bài 1.
HS: Làm việc cá nhân vào vở, báo cáo kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét.
1. Phương Đông 5. Hi Lạp 9. Rô- ma
2. Phương Đông 6. Rô - ma 10. Nô lệ
3. Nông nghiệp 7. Thủ công
4. Nhà vua 8. Hi lạp
2. Bài 2.
GV: Chiếu lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Yêu cầu học sinh lên bảng xác định vị trí các quốc gia trên lược đồ.
3. Bài 3.
HS: Làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm, đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, khích lệ học sinh.
Xã hội cổ đại Quốc gia điển hình Điều kiện tự nhiên Ngành kinh tế chính Tầng lớp chính trong xã hội Thể chế nhà nước
Phương Đông Ấn Độ, Trung Quốc. Ai Cập, Lưỡng Hà Đồng bằng rộng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm nóng song phải đương đầu với thiên tai, lũ lụt Nông nghiệp - Vua, quan lại, quý tộc
- Nông dân
- Nô lệ
Quân chủ chuyên chế
Phương Tây Hi Lạp, Rô-ma Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô càn song lại có nhiều cảng tốt Thủ công và buôn bán - Chủ nô và nô lệ Dân chủ
4. Bài 4.
HS: Làm việc cá nhân
- Lên bảng ghi tên quốc gia gắn với các địa danh gắn với các quốc gia đó.
1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b, 6-g.
5. Bài 5.
HS: Làm việc cặp đôi
- Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét
+ Nông dân và nô lệ có vai trò quan trọng nhất trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây vì họ là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội và làm ra mọi của cải...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Bài 5-Văn hóa cổ đại