Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Những chuyển biến trong đời sống xã hội. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết
Tuần : 12 Ngày soạn:
Tiết PPCT: 12 Ngày dạy:
Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI.
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Hs biết: Những chuyển biến về kinh tế ở thời kì này đã dẫn đến những thay đổi về mặt xã hội.
_Sự phân công lao động được ra đời.
Giúp hs hiểu: Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ .
_Sự hình thành những nền văn hoá trên đất nước ta.Điển hình là nền văn hoá Đông Sơn.
2.Kĩ năng:
- HS thực hiện thành thạo: Những chuyển biến về kinh tế ở thời kì này đã dẫn đến những thay đổi về mặt xã hội.
- HS thực hiện được: Những chuyển biến về xã hội, sự phân công lao động trong xã hội
3.Thái độ:
- Thói quen: ý thức về cội nguồn dân tộc,biết tôn trọng những thành quả của lớp người đi trước.
- Tính cách: luôn trân trọng những thành quả của lớp người đi trước.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video clip, so sánh, nhận xét,đánh giá …
6.Tích hợp GDANQP
- Bảo vệ công cụ văn hóa Đông Sơn
II.PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, thuyết trình, so sánh , phân tích ..
III.CHUẨN BỊ :
1-GV:tranh Văn hóa Đông Sơn
2-HS:Tập ghi bài –SGK-VBTLS.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1-Ổn định tổ chức và kiểm diện:1 phút
2-Kiểm tra bài cũ:4 phút
Câu 1:Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?Ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?(6đ)
HS:Nhờ sự phát triển của nghề gốm mà người Phùng Nguyên- Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim
Ý nghĩa:Chế tạo ra nhiều công cụ theo ý muốn của con người .
_Năng suất lao động tăng.
_Cuộc sống con người càng ổn định.
Câu 2: ? Nền sản suất ngày càng phát triển,số người lao động ngày càng tăng ,tất cả mọi người vừa lo vịêc ngoài đồng vừa lo việc trong nhà (đúc đồng)được không?Vì sao? (4đ)
HS:Không,phải có sự phân công trong lao động,nông nghiệp và thủ công nghiệp (đúc đồng ,làm đồ gốm) tách thành 2 nghề riêng.Nếu làm như vậy thì rất vất vả,cần phải có người lao động ở ngoài đồng,và người lao động ở trong nhà .
3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi quan sát tranh ảnh về công cụ lao động
GV nhận xét , đi vào bài mới
Trong bài học trước,chúng ta đã tìm hiểu về những chuyển biến trong nền kinh tế .Từ những chuyển biến trong nền kinh tế đã dẫn đến những chuyển biến trong xã hội,có sự phân công lao động,có sự phân hoá giàu nghèo .Đây là những chuyển biến quan trọng nhất,chuẩn bị cho 1 thời đại mới.Thời đại dựng nước của cư dân ở các vùng ven sông lớn.Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Những chuyển biến về kinh tế ở thời kì này đã dẫn đến những thay đổi về mặt xã hội.
_Sự phân công lao động được ra đời.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
?Những phát minh ở thời Hoa Lộc ,Phùng Nguyên là gì?
? Em có nhận xét gì về việc đúc 1 công cụ bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung so với việc làm một công cụ bằng đá.
? Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc công cụ đồng không?
? Nền sản suất ngày càng phát triển,số người lao động ngày càng tăng ,tất cả mọi người vừa lo vịêc ngoài đồng vừa lo việc trong nhà (đúc đồng)được không?Vì sao?
? Theo em thì người đàn ông lo việc ngoài đồng hay lo việc ở trong nhà ?
? Theo em vì sao có sự phân công trong lao động?(Giành cho hs khá giỏi)
* Năng lực hinh thành: quan sát, thuyết trình, -HS trả lời
(Thuật luyện kim.)
-HS trả lời
(Đúc 1 công cụ đồng khó hơn,phức tạp hơn.Nhưng nhanh hơn,sắc bén hơn và năng suất lao động cũng cao hơn.)
-HS trả lời
(Không,chỉ có 1 số người biết đúc công cụ đồng mà thôi.)
-HS trả lời
(Không,phải có sự phân công trong lao động,nông nghiệp và thủ công nghiệp (đúc đồng ,làm đồ gốm) tách thành 2 nghề riêng.Nếu làm như vậy thì rất vất vả,cần phải có người lao động ở ngoài đồng,và người lao động ở trong nhà .)
-HS trả lời
(Người đàn ông lo việc ngoài đồng,người đàn bà lo việc nhà hợp lí hơn,bởi vì công việc nhà nhẹ nhàng,phù hợp với người phụ nữ.)
HS:Vì những công việc nặng nhọc phù hợp với người đàn ông,mọi người chuyên tâm công việc của mình hơn,năng suất cao và thu nhập kinh tế cao hơn.
Do nền sản xuất ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có sự phân công trong lao động để mọi người chuyên tâm lo từng công việc. 1- Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
Từ khi khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời,con người phải chuyên tâm làm một nghề nhất định sự phân công lao động đã được hình thành.
Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp là một bước tiến trong xã hội.
*GV sơ kết:Như vậy sự phân công lao động vừa là kết quả của quá trình sản xuất,vừa là động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển tiến những bước xa hơn.Vậyvề xã hội có gì đổi mới ,chúng ta sang phần 2
?Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào?(thị tộc)? Các làng, bản (chiềng ,chạ)được ra đời như thế nào?
GV cho HS điền vào sơ đồ tổ chức bộ lạc.
? Trong lao động nặng nhọc (luyện kim,cày,bừa---) ai làm là chính?
*GV liên hệ về gia đình hiện nay.
? Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ ?
GV:Đứng đầu làng,bản là già làng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và quản lí,còn đứng đầu bộ lạc là tù trưởng có quyền chỉ huy,sai bảo và được chia phần nhiều hơn sau khi thu hoạch mùa màng.
-Thời kì này có 1 sự đáng chú ý đó là việc chôn người chết có kèm theo công cụ lao động hoặc đồ trang sức.
?Em có suy nghĩ gì về việc có nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo và có vài ngôi mộ được chôn theo nhiều của cải và đồ trang sức?
HS thảo luận nhóm đôi.
GV:Vậy bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?Chúng ta sang phần 3
-HS trả lời
(Nền sản xuất ngày càng phát triển,cuộc sống ngày càng ổn định ,họ định cư lâu dài ở ven các con sông lớn
dần dần hình thành các cụm chiềng- chạ-làng –bản.)
-HS điền vào sơ đồ
HS:Người đàn ông làm là chính
-HS trả lời
(Người đàn ông có 1 vị trí rất quan trọng trong gia đình,trong sản xuất,trong làng ,bản)
-HS lắng nghe
-HS trả lời thảo luận
(Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.Người giàu khi chết được chôn theo nhiều của cải và đồ trang sức,còn người nghèo thì không có.)
2-Xã hội có gì đổi mới.
-Nhiều làng,bản (chiềng,chạ) họp nhau thành bộ lạc.
-Đề cao vai trò của người đàn ông.
-Đứng đầu làng bản là già làng có uy tín.
-Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng
-Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ .
-Trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
?Những nền văn hoá lớn được nảy sinh ở đâu? Vào thời gian nào?
?Tại sao chúng ta tập trung tìm hiểu khu vực văn hóa Đông Sơn?(giành cho HS khá –giỏi)
GV cho HS xem hình ảnh trong sách giáo khoa và nêu tác dụng của từng công cụ .
? Theo em,nhữnh công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội ?
GV sơ kết:Do sự tác động của nền kinh tế,xã hội đã có những chuyển biến quan trọng.
+ Hình thành sự phân công trong lao động.
+ Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
+ Công cụ sản xuất và đồ dùng ngày càng phát triển,đồ đồng
. -HS trả lời
(Vào thế kỉ VIII _ I TCN nứớc ta đã hình thành 3
nền văn hoá lớn: Oc Eo (An Giang) ở Tây nam bộ.
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam trung bộ.
Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
-HS trả lời
( Ba nền văn hoá phát triển đầu tiên ở nước ta ,tuy nhiên cũng có khu vực phát triển cao hơn và rộng hơn.Đặc biệt là khu vực ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,còn gọi là văn hoá Đông Sơn.Đông Sơn là vùng đất ven sông Mã,thuộc tỉnh Thanh Hoá,nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng,tiêu biểu cho 1 giai đoạn phát triển cao của con người thời đó ,nền văn hoá Đông Sơn được hình thành chủ yếu ở vùng đồng bằng của các con sông:sông Hồng,sông Mã,sông Cã.Chủ nhân của nó là người Việt.)
-HS quan sát hình ảnh
-HS trả lời
(Công cụ đồng được thay thế cho công cụ đá.Đặc biệt là sự xuất hiện của lưỡi cày đồng .)
3-Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
.Từ thế kỉ VIII _thế kỉ I TCN trên đất nước ta đã hình thành 3 nền văn hoá lớn:
+ Oc Eo:An Giang.
+ Sa Huỳnh :Quảng Ngãi.
+ Đông Sơn :Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
-Thời văn hoá Đông Sơn công cụ bằng đồng được thay thế cho công cụ bằng đá.
-Cư dân thời văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Câu1:Truyện Sơn tinh, Thuỷ tinh phản ánh:
A. Cuộc đấu tranh quyết liệt của tổ tiên ta chống lũ lụt để tồn tại.
B.Tranh giành trong hôn nhân thời xưa.
C.Ước mơ của con người.
Câu2: Truyện Thánh Gióng phản ánh:
A.Lòng căm giận bọn xâm lăng.
B.Truyền thống quật cường chống ngoại xâm của tổ tiên ta.
C.Tài nghệ của người Việt ta.
Câu3: Để giữ yên ổn cộng đồng, chống chọi với thiên tai cần:
A .Đoàn kết.
B. Hợp tác lại.
C. Người đứng đầu điều hoà mâu thuẫn, giữ yên trật tự cộng đồng tập hợp mọi người chống thiên tai: Nhà nước.
Câu 4: Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra:
A. Việc trồng lúa C. Lửa
B. Thuật luyện kim D. Chăn nuôi
Câu 5: Các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều cục xỉ, cục đồng, dây đồng, dùi đồng ở:
A. Phùng Nguyên C. Cả A, B đúng
B. Hoa Lộc D. Cả A, B sai
Câu 6: Vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn nào dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của người nguyên thuỷ.
A. Sông Hồng C. Sông Thu Bồn, sông Cửu Long
B. Sông Mã, sông Cả D. Cả A, B đúng
Câu 7: Di chỉ Phùng Nguyên ở:
A. Thanh Hoá C. Hoà Bình
B. Phú Thọ D. Đồng Nai
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
?Những nền văn hoá lớn được nảy sinh ở đâu? Vào thời gian nào?(Nhận biết)
HS:Vào thế kỉ VIII _ I TCN nứớc ta đã hình thành 3 nền văn hoá lớn: Oc Eo (An Giang) ở Tây nam bộ. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam trung bộ.Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
?Kể tên 1 số công cụ đồng thời văn hoá Đông Sơn?
(Thông hiểu)
Theo em công cụ nào góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển?(Vận dụng) (đặc biệt là cây lúa).
HS:(Lưỡi cày đồng)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà
Phần bài cũ: Học bài theo câu hỏi SGK.
_Hoàn chỉnh các bài tập ở VBTLS.
Phần bài mới : Bài 12 : NƯỚC VĂN LANG.
Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện nào?
Câu 2: Nước Văn Lang được thành lập như thế nào?