Giáo án VNEN bài Văn hóa cổ đại
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Văn hóa cổ đại. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Điều chỉnh:
Bài 5: VĂN HÓA CỔ ĐẠI ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh biết được:
1. Kiến thức
- Qua hàng nghìn năm tồn tại, cư dân cổ đại đã để lại cho nhân loại một di sản văn hóa đồ sộ, quý giá
- Nêu được thành tựu chính của nền văn hóa cổ đại phương Đông (lịch, chữ tượng hình, toán học, kiến trúc) và phương Tây (lịch, chữ cái a, b, c,ở nhiều lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc).
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, miêu tả về một công trình kiến trúc điển hình thời cổ đại qua tranh ảnh.
3. Thái độ
- Yêu thích, trân trọng và có ý thức duy trì, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực:
- Hình thành cho học sinh các năng lực: giao tiếp, chia sẻ thông tin cá nhân, năng lực tìm hiểu và tự học.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Nội dung:
+ Tìm hiểu về cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
+ Khám phá thành tựu về chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh: Chữ tượng hình, chữ số của người Ai Cập cổ đại, chữ cái của người Hi Lạp cổ đại, tượng Ác-si-mét, Kim tự tháp ở Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, vạn lí trường thành ở TQ ....
2. Học sinh: Học bài cũ, sưu tầm tranh ảnh về văn hóa cổ đại.
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- Khởi động:
GV: Chiếu một số hình ảnh về chữ viết, các công trình kiến trúc tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
HS làm việc nhóm: Trình bày hiểu biết về các thành tựu trên
HS: Viết kết quả vào bảng nhóm
HS: Báo cáo kết quả
GV: Nhận xét, hướng dẫn vào bài mới.
Qua hàng nghìn năm tồn tại, thời cổ đại đã để lại cho loài người một di sản văn hoá đồ sộ, quý giá. Vậy những di sản đó là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
GV: Y/c HS: Quan sát kênh hình, đọc thông tin SGK/39; làm việc nhóm ghi kết quả vào phiếu nhóm.
HS: Báo cáo kết quả qua hình ảnh.
? Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây đã có những hiểu biết ban đầu về thiên văn như thế nào?
? Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây họ đã tính lịch như thế nào?
? Lịch âm và lịch dương hiện nay có còn được sử dụng không? Người Việt Nam sử dụng loại lịch nào?
- Hiện nay lịch âm và lịch dương vẫn được sử dụng. Người Việt Nam dùng song song cả lịch âm và lịch dương.
? Ngày 20/11 (Ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam) tính theo Âm lịch hay Dương lịch?
- Dương lịch
? Ngày tết Nguyên Đán hàng năm của dân tộc Việt Nam tính theo lịch âm hay lịch dương?
- Âm lịch
? Em nhận xét gì về những thành tựu trên.
- Có giá trị lớn, ứng dụng vào đời sống, được sử dụng đến ngày nay... 1. Tìm hiểu về cách tính lịch và quan sát thiên văn của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Cư dân cổ đại phương Đông: phát hiện ra sự di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh. Họ sáng tạo ra âm lịch (dựa vào chu kì vòng quay của mặt trăng quanh trái đất): 1 năm có 365 ngày chia thành 12 tháng
- Cư dân cổ đại phương Tây: Phát hiện ra sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt trời => Sáng tạo ra lịch dương (365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng).
Hoạt động 2: Khám phá thành tựu về chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
GV: Y/c HS làm việc nhóm, điền kết quả vào bảng nhóm: đọc TT, quan sát H1,2:
? Cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại viết chữ như thế nào? Người phương Đông thường viết chữ trên chất liệu gì?
? Mô tả tranh H1:
HS: chữ tượng hình của người Ai Cập mô phỏng những vật thật để nói lên ý nghĩa của con người.
GV: Chữ tượng hình Ai Cập ra đời 3500năm TCN.
Mặt trời : cái mồm, cái nhà : người đi.
Chữ tượng hình Trung Quốc ra đời 2000 năm TCN.
Người: cái mồm
Cây: rừng
? So sánh chữ viết của người phương Đông và phương Tây cổ đại?
- Chữ viết của cư dân phương Tây cổ đại: Tiện lợi, khoa học dễ phổ biến hơn.
- Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: do sản xuất phát triển, xã hội tiến lên, con người đã có nhu cầu về chữ viết và ghi chép.
2. Em biết gì về chữ tượng hình?
Dùng hình giản lược của một vật để làm chữ gọi vật đó hoặc dùng một số đường nét làm chữ thể hiện một ý nào đó.
3. Loại chữ viết nào được sử dụng đến ngày nay? Vì sao?
- Hệ chữ cái a, b, c...
GV: Hệ chữ cái ban đầu có 20 chữ, sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
4. Chữ viết ra đời có tác dụng gì?
- Ghi chép, lưu trữ thông tin, thúc đẩy sự phát triển văn hóa... 2. Khám phá thành tựu về chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Chữ viết của cư dân phương Đông cổ đại: Chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút, khắc trên đá, trên đất sét, trên mai rùa hoặc thẻ tre...
- Chữ Viết của cư dân phương Tây Cổ đại: Hệ chữ cái a, b, c...
Hoạt động 3: Tìm hiểu những hiểu biết khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
GV: Y/c HS đọc TT, quan sát H3,4
? Cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây đã đạt được những thành tựu gì về khoa học?
? Tại sao người Ai Cập giỏi hình học?
HS: vì hàng năm sông Nin thường gây lụt lội, xóa mất ranh giới đất đai, họ phải đo lại ruộng đất.
? Kể tên một số nhà KH và phát minh từ thời cổ đại mà em biết?
GV: Y/c HS quan sát mục
b: Thực hiện như sách hướng dẫn. Giới thiệu về tiểu sử của nhà vật lí Hi Lạp Ắc-si-mét.
Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Ơ-rê-ca
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, khích lệ học sinh
1. Trình bày hiểu biết của em về một trong những nhà khoa học trên?
2. Qua câu chuyện Ơ-rê-ca, em hiểu được điều gì về nhà vật lí học Ác-si-mét?
- Say mê nghiên cứu khoa học, thông minh, tài giỏi...
3.Việc Ác-si-mét phát minh ra lực đẩy Ác-si-mét có ý nghĩa như thế nào? (Lực đẩy Ác-si-mét được ứng dụng vào đời sống như thế nào?)
- Giải thích được vì sao tàu nổi, kim chìm..., chế tạo ra tàu ngầm...
4. Em nhận xét gì về những thành tựu khoa học của cư dân phương Đông và phương Tây cổ đại?
- Phong phú, trên nhiều lĩnh vực, đặt cơ sở cho nhiều ngành khoa học sau này... 3. Tìm hiểu những hiểu biết về khoa học của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Phương Đông:
+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính pi bằng 3,16
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học
+ Người Ấn Độ: Sáng tạo ra các chữ số từ 1 đến 9 và số 0.
- Phương Tây: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, phát triển cao, đặt nên móng cho các ngành khoa học sau này.
+ Toán học
+ Vật lí
+ Y học
+ Triết học
+ Sử học
- Pi-ta-go, Ta-lét, ơ-cơ-lít, Ác-si-mét, Hi-pô-crat, p-la-ton, A-ri-tốt, Hê-rô-đốt …
Hoạt động 4: Tìm hiểu những thành tựu văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
- Văn học:
+ Phương Đông: Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)
+ Phương Tây: Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô me, kịch thơ Ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ...
- Kiến trúc nghệ thuật:
+ Phương Đông: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc...
+ Phương Tây: Đền thờ Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô...
4. Tìm hiểu những thành tựu văn học, nghệ thuật của cư dân cổ đại phương Đông và phương Tây
- Văn học:
+ Phương Đông: Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)
+ Phương Tây: Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô me, kịch thơ Ơ-đíp làm vua của Xô-phô-clơ, ...
- Kiến trúc nghệ thuật:
+ Phương Đông: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, chùa hang A-gian-ta ở Ấn Độ, Vạn lí trường thành ở Trung Quốc...
+ Phương Tây: Đền thờ Pác-tê-nông ở A-ten, đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian:
+ Bài tập luyện tập:
Bài 1:
HS: Làm việc cá nhân vào vở, báo cáo kết quả, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét.
1. Phương Đông, 2. phương Tây, 3. Lịch, 4. ngày nay
Bài 2:
HS: Làm việc cá nhân để hoàn thành bảng thống kê
GV: Quan sát, hướng dẫn học sinh
Nhà khoa học, văn học tiêu biểu Ác-si-mét Hê-rô-đốt Hô-me Pi-ta-go Ta-lét Ơ-cơ-lít
Thành tựu lớn - Tính giá trị của số pi
- Tìm ra công thức tính lực đẩy của nước.
- Tìm ra nguyên lí đòn bẩy Sử học Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê Toán học Toán học Toán học
Bài 3.
HS: Làm việc cá nhân
- Lên bảng ghi tên quốc gia gắn với các thành tựu văn hóa của quốc gia đó.
GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức
1-e; 2-g; 3-d; 4-c; 5-b; 6- a
Bài 4.
* Điểm khác nhau giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây cổ đại
- Kiến trúc phương Đông cổ đại thường gắn liền với tôn giáo, tâm linh...
* Những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn tồn tại đến ngày nay? Thành tựu nào quan trọng nhất? Vì sao?
- Chữ số, hệ chữ cái a, b, c, ..., lịch, các công trình kiến trúc điêu khắc, các phát minh khoa học đặt nền tảng cho nhiều ngành khoa học về sau
- Chữ viết là quan trọng nhất vì chữ viết ra đời là phương tiện để con người trao đổi và lưu trữ thông tin, tạo điều kiện thúc đẩy văn hóa và các ngành khoa học phát triển...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: sưu tầm, mở rộng các kiến thức đã học
- Phương pháp: đàm thoại
- Thời gian:
GV: Hướng dẫn HS về nhà thực hiện các yêu cầu theo SHDH
Yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về các kì quan thế giới cổ đại
HS: Tìm hiểu và đọc thêm kiến thức, tài liệu
4. Hướng dẫn về nhà.
a. Học bài cũ và làm bài tập
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo: Kiểm tra giữa kì
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án lịch sử 6
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 6, giáo án khoa học xã nhiên 6 môn sử, giáo án VNEN sử 6, giáo án chi tiết bài Văn hóa cổ đại, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức