Bài tập về sử dụng định nghĩa, tính chất của hình vuông để chứng minh các quan hệ bằng nhau, song song, vuông góc, thẳng hàng

1. Cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi E là một điểm nằm giữa C và D. Tia phân giác của $\widehat{DAE}$ cắt CD ở F. Kẻ FH $\perp $ AE (H $\in $ AE). FH cắt BC ở K.

a) Tính độ dài AH.

b) Tính số đo $\widehat{FAK}$

2. Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD và I là giao điểm của AN, DM. Chứng minh rằng:

a) AN $\perp $ DM

b) AB = BI

3. Cho một hình vuông cạnh dài 1m. Vẽ hình vuông thứ hai nhận đường chéo của hình vuông đã cho làm cạnh. Tính độ dài đường chéo của hình vuông này.

4. Cho hình vuông ABCD. Trên tia đối của tia CB lấy điểm M, trên tia đối của tia DC ấy điểm N sao cho BM = DN. Vẽ hình bình hành MANF. Gọi O là trung điểm của AF. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác MANF là hình vuông.

b) F thuộc tia phân giac của $\widehat{MCN}$.

c) AC $\perp $ CF.

d) Tứ giác BOFC là hình thang.


1.

a) Xét $\Delta $ADF và $\Delta $AHF là 2 tam giác vuông có:

$\widehat{A_{1}}=\widehat{A_{2}}$

chung cạnh huyền AF

$\Rightarrow $ $\Delta $ADF = $\Delta $AHF (cạnh huyền - góc nhọn)

$\Rightarrow $ AH = AD = a

b) Xét $\Delta $AHK và $\Delta $ABK là hai tam giác vuông có:

chung cạnh huyền AK

AH = AB = a

$\Rightarrow $ $\Delta $AHK = $\Delta $ABK (cạnh huyền - cạnh góc vuông)

$\Rightarrow \widehat{A_{3}=\widehat{A_{4}}}$

Do đó ta được: $\widehat{FAK}=\widehat{A_{2}}+\widehat{A_{3}}=\frac{1}{2}\widehat{DAE}+\frac{1}{2}\widehat{EAB}=\frac{1}{2}\widehat{BAC}=45^{\circ}$

2. 

a) Áp dụng định nghĩa và giả thiết vào hình vuông ABCD ta được :

AD = DC, $\widehat{D}=\widehat{C}=90^{\circ}$

DN = CM

$\Rightarrow $ $\Delta $ADN = $\Delta $DCM (2 cạnh góc vuông)

$\Rightarrow \widehat{A_{1}}=\widehat{D_{1}}$

Vì $\Delta $ADN vuông ở D nên $\widehat{A_{1}}+\widehat{N_{1}}=90^{\circ}$

$\Rightarrow \widehat{D{1}}+\widehat{N_{1}}=90^{\circ}$

$\Rightarrow \Delta $DIN vuôn ở I.

Vậy AN $\perp $ DM.

b) Gọi giao điểm của DM với AB là K. Khi đó

$\Delta $DMC = $\Delta $KMB (cạnh góc vuông - góc nhọn kể)

$\Rightarrow $ DC = BK

Mà AB = DC nên AB = BK

$\Rightarrow $ IB là trung tuyến ứng với cạnh huyền của $\Delta $AIK vuông. Do đó IB = AB

3. 

Xét hình vuông ABCD có AB = BC = 1m

Ta đi dựng hình vuông nhận đường chéo AC làm cạnh đề tính đường chéo của hình vuông mới này.

Trên tia đối của tia BA lấy điểm E, tia đối của tia BC lấy điểm F sao cho BE = BF = 1m. 

Ta được tứ giác AFEC có hai đường chéo bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên nó là hình vuông cạnh AC.

Hình vuông này có đường cheo AE = 2m

4. 

a) $\Delta $ABM = $\Delta $ADN (c.g.c)

$\Rightarrow $ AM = AN; $\widehat{A_{1}}=\widehat{A_{3}}$

Hình bình hành MANF có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi.

 Do $\widehat{A_{2}}$ phụ với $\widehat{A_{3}}$ nên $\widehat{A_{1}}$ phụ với $\widehat{A_{2}}$. Hay $\widehat{MAN}=90^{\circ}$

Điều này chứng tỏ hình thoi MANF là hình vuông vì có một góc vuông.

b) Kẻ FH, FK theo thứ tự vuông góc với hai đường thẳng BC, NC. Ta được tứ giác KCHF có ba góc vuông nên là hình chữ nhật

$\Rightarrow \widehat{KFH}=90^{\circ}$

Lại có $\widehat{NFM}=90^{\circ}$ vì là góc của hình vuông nên $\widehat{F_{1}}=\widehat{F_{3}}$ do cùng phụ với $\widehat{F_{2}}$.

Từ đó ta được $\Delta $FKN = $\Delta $FHM (cạnh huyền - góc nhọn)

$\Rightarrow $ FH = FK.

Điều này chứng tỏ điểm F cách đều hai cạnh CM, CN của $\widehat{MCN}$ nên F thuộc tia phân giác của $\widehat{MCN}$

c) Theo tính chất về đường chéo của hình vuông và từ câu b) ta có: $\widehat{C_{1}}=\widehat{C_{2}}=45^{\circ}\Rightarrow \widehat{ACF}=90^{\circ}\Rightarrow AC\perp CF$

d) Tương tự như trên ta có $\widehat{B_{1}}=\widehat{C_{3}}=45^{\circ}$

$\Rightarrow $ OB // CF

Tứ giác BOFC có hai cạnh đối song song nên là hình thang.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác