Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 7 chân trời học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biến cố không thể là
- A. biến cố luôn xảy ra;
B. biến cố không bao giờ xảy ra;
- C. biến cố không thể biết trước nó có xảy ra hay không;
- D. Các đáp án trên đều sai.
Câu 2: Cho tam giác MNP. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A. MN − NP = MP = MN + NP;
- B. MN + NP < MP < MN – NP;
C. MN + NP > MP > MN – NP;
- D. MN – NP > MP > MN + NP.
Câu 3: Chọn câu trả lời sai:
- A. Mỗi tam giác có ba đường trung trực;
- B. Ba đường trung trực của tam giác đi qua một điểm, điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó;
C. Ba đường trung trực của tam giác đi qua một điểm, điểm này cách đều ba cạnh của tam giác đó;
- D. Trong một tam giác, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác đó.
Câu 4: Kết quả của phép nhân (5x − 2)(2x + 1) là đa thức nào trong các đa thức sau?
- A. 10x$^{2}$ − 3x − 2;
- B. 10x$^{2}$ − x + 4;
C. 10x$^{2}$ + x − 2;
- D. 10x$^{2}$ − x − 2.
Câu 5: Trong một tam giác, đối diện với góc lớn hơn là
- A. Góc lớn hơn;
B. Cạnh lớn hơn;
- C. Cạnh nhỏ hơn;
- D. Góc nhỏ hơn.
Câu 6: Xác định a để đa thức 15x$^{2}$ − 10x + a chia hết cho 5x – 3.
A. $\frac{3}{5}$;
- B. 3;
- C. 5;
- D. $\frac{5}{3}$.
Câu 7: Một gói bánh có giá 15 000 đồng, một gói kẹo có giá 8 000 đồng. Bạn Bình mua một vài gói bánh và một vài gói kẹo. Cho biến cố S: “Số tiền Bình mua bánh và kẹo là 56 000 đồng”. Khi đó biến cố S là:
- A. Biến cố chắc chắn
B. Biến cố không thể;
- C. Biến cố ngẫu nhiên;
- D. Đáp án khác.
Câu 8: Một hình chữ nhật có chu vi 56 m, tỉ số của chiều dài và chiều rộng là 5: 2. Diện tích của hình chữ nhật đó là:
- A. 80;
- B. 640;
- C. 320;
D. 160.
Câu 9: Phép chia đa thức $(4x^{2}+5x-6)$ cho đa thức (x + 2) được đa thức thương là:
A. 4x − 3;
- B. 4;
- C. 4x + 3;
- D. 3x + 2.
Câu 10: Điền vào chỗ trống sau: “Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại … của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó”.
- A. Trung trực;
B. Trung điểm;
- C. Trọng tâm;
- D. Giao điểm.
Câu 11: Cho ∆ABC, P là trung điểm của AC. Các đường trung trực của AB và BC cắt nhau tại O. Số đo góc OPC bằng :
- A. 30°;
- B. 60°;
C. 90°;
- D. 45°.
Câu 12: Tìm hai số x và y biết $\frac{x}{4}=\frac{y}{7}$ và x − y = −6.
A. x = 8; y = 14;
- B. x = −8; y = 14;
- C. x = 8; y = −14;
- D. x = −8; y = −14.
Câu 13: Điền vào chỗ trống sau: “Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này được gọi là … của tam giác”.
- A. Trọng tâm;
B. Trực tâm;
- C. Trung điểm;
- D. Trung trực.
Câu 14: Cho tam giác ABC có AB = 2, BC = 8 cm. Biết độ dài cạnh AC là một số nguyên tố. Chu vi tam giác ABC là:
- A. 18 cm;
- B. 7 cm;
C. 17 cm;
- D. 19 cm.
Câu 15: Cho x : y : z = 2 : 3 : 5 và x − y + z = − 8. Giá trị của x là:
- A. 10;
- B. −6;
- C. −10;
D. −4.
Câu 16: Cho hình vẽ như bên dưới. Biết AM = 12 cm. Tính chiều dài của đoạn thẳng AG.
- A. 10 cm;
- B. 4 cm;
- C. 6 cm;
D. 8 cm.
Câu 17: Cho y tỉ lệ thuận với x. Gọi x1; x2 lần lượt là các giá trị tương ứng của x và y1; y2 lần lượt là các giá trị tương ứng của y khi x1 = −3 thì y1 = 9. Vậy khi x2 = 1 thì y2 có giá trị là:
A. y2 = −3;
- B. y2 = 27;
- C. y2 = 3;
- D. y2 = −27.
Câu 18: Tam giác đều là tam giác có
- A. Hai cạnh bằng nhau;
- B. Hai góc bằng nhau;
C. Ba cạnh bằng nhau;
- D. Ba góc bằng 45°.
Câu 19: Một nông trường có 3 máy gặt đã gặt xong một cánh đồng mất 4 giờ. Hỏi 4 máy gặt cắt xong cánh đồng đó mất bao nhiêu giờ?
- A. 12 giờ;
- B. 16 giờ;
C. 3 giờ;
- D. $\frac{4}{3}$ giờ
Câu 20: Cho tam giác MNP vuông tại M. Hai đường phân giác PF, NG cắt nhau tại O. Số đo góc OMN là:
- A. 90°;
- B. 60°;
C. 45°;
- D. 30°.
Câu 21: Cứ 100 kg thóc thì thu được 70 kg gạo. Hỏi để thu được 140 kg gạo thì cần bao nhiêu tạ thóc?
- A. 200 tạ;
B. 2 tạ;
- C. 98 tạ;
- D. 50 tạ.
Câu 22: Em hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A. Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất;
- B. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn;
C. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường xiên nào lớn hơn thì có hình chiếu nhỏ hơn;
- D. Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.
Câu 23: Cho tam giác ABC vuông cân ở A. Trên BC lấy hai điểm M, N sao cho BM = CN = AB. Tính số đo góc MAN.
A. 45°;
- B. 30°;
- C. 90°;
- D. 60°.
Câu 24: Cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của BC và AC, AM và BN cắt nhau tại G. Tỉ số $\frac{GM}{AM}$ bằng :
- A. $\frac{2}{3}$
B. $\frac{1}{3}$
- C. $\frac{3}{4}$
- D. $\frac{3}{2}$
Câu 25: Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen. Lần lượt lấy ra 2 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. Hãy nêu tập hợp các kết quả làm cho biến cố A xảy ra.
A. X = {đỏ - vàng, đỏ - đen};
- B. X = {đỏ - xanh, đỏ - vàng};
- C. X = {đỏ - hồng, đỏ - đen};
- D. X = {đỏ - vàng, đỏ - đỏ xanh};
Câu 26: Cho hình vẽ
Hai tam giác trên bằng nhau theo trường hợp
A. Cạnh – cạnh – cạnh;
- B. Cạnh – góc – cạnh;
- C. Góc – cạnh – góc;
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 27: Một đội sản xuất sử dụng x máy gặt để gặt xong ruộng lúa trong vòng y giờ. Hỏi hai đại lượng x và y có quan hệ như thế nào với nhau?
- A. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số xy;
- B. x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số $\frac{x}{y}$;
- C. x tỉ lệ thuận với y theo hệ số $\frac{x}{y}$;
D. x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số xy.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(I) Tam giác nhọn có trực tâm nằm bên trong tam giác;
(II) Tam giác tù có trực tâm nằm bên ngoài tam giác;
(III) Tam giác vuông có trực tâm trùng với đỉnh góc vuông;
Chọn khẳng định đúng:
- A. Chỉ có (I) đúng;
- B. Chỉ có (II) đúng;
- C. Có 2 phát biểu đúng;
D. Cả (I), (II) và (III) đều đúng.
Câu 29: Một chiếc bình thủy tinh đựng 1 ngôi sao giấy màu tím, 1 ngôi sao giấy màu xanh, 1 ngôi sao giấy màu vàng, 1 ngôi sao giấy màu đỏ. Các ngôi sao có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 ngôi sao từ trong bình. Cho biến cố Y: “Lấy được 1 ngôi sao màu tím hoặc màu đỏ”. Xác suất của biến cố Y là:
- A. $\frac{1}{4}$
B. $\frac{1}{2}$
- C. $\frac{1}{5}$
- D. 1
Câu 30: Điểm D cách đều hai cạnh AB, AC của tam giác ABC thì:
- A. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc BAC ;
- B. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc ACB ;
C. Điểm D nằm trên tia phân giác của góc ABC ;
- D. DB = DC.
Câu 31: Cho tam giác ABC vuông tại A và D là trung điểm của AB. Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với AB cắt BC tại E.Tính số đo góc EAC biết số đo góc $\widehat{ABC}$ = 30°.
A. 60°;
- B. 90°;
- C. 45°;
- D. 30°.
Câu 32: Cho ∆ABC = ∆DEF. Biết rằng AB = 6 cm; AC = 8 cm; EF = 10 cm. Tính chu vi ∆DEF là:
A. 24 cm;
- B. 20 cm;
- C. 18 cm;
- D. 30 cm.
Câu 33: Cho tam giác ABC vuông tại A có $\widehat{ABC}$ = 60°, H là trung điểm của BC. Từ H kẻ đường vuông góc với BC cắt AC tại K. Tính $\widehat{KBH}$
A. 30°;
- B. 45°;
- C. 60°;
- D. 90°.
Câu 34: Một hộp có 20 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 20. Các tấm thẻ có kích thước như nhau. Lấy ngẫu nhiên một tấm thẻ từ hộp. Gọi X là biến cố: “Rút được tấm thẻ ghi số không lớn hơn 20”. Xác suất của biến cố X là:
- A. 0
- B. $\frac{1}{20}$
C. 1
- D. $\frac{1}{5}$
Câu 35: Cho biết hai đại lượng e và f tỉ lệ nghịch với nhau, biết khi f1 = 2; f2 = –3 thì tổng hai giá trị tương ứng của e bằng 36. Công thức biểu diễn e theo f là:
- A. e = 216f;
- B. ef = 6;
C. $e=\frac{216}{f}$;
- D. f = 6e.
Câu 36: Cho phép trừ đa thức được thực hiện như sau:
$(2x^{3}+7)-2(-3x^{3}-8)$
$=2x^{3}+7+6x^{3}+16$
$=(2x^{3}+6x^{3})+(7+16)$
$=mx^{3}+n$
Tổng của m và n là:
- A. 8;
- B. 23;
- C. 15;
D. 31.
Câu 37: Cho ∆ABC có hai đường trung tuyến BD và CF cắt nhau tại G. Biết BD = CF và AG cắt BC tại E. Số đo góc AEC là :
- A. 30°;
- B. 45°;
- C. 60°;
D. 90°.
Câu 38: Điền vào chỗ trống sau: “Ba đường phân giác đi qua một điểm. Điểm này cách đều … của tam giác”.
- A. Ba đỉnh;
B. Ba cạnh;
- C. Trọng tâm;
- D. Ba đường cao.
Câu 39: Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 6”
- A. 1;
- B. 0;
- C. $\frac{1}{4}$
D. $\frac{1}{6}$
Câu 40: Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ là: Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân và 5 học sinh nam là: Bình, Dũng, Hùng, Huy, Việt. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Nêu tập hợp những kết quả xảy ra của biến cố đó.
- A. M = {Ánh, Châu, Dũng, Hoa, Ngân};
- B. M = {Ánh, Huy, Hương, Hoa, Ngân};
- C. M = {Ánh, Châu, Hương, Dũng, Ngân};
D. M = {Ánh, Châu, Hương, Hoa, Ngân}.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm toán 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận