Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 chân trời bài 4 Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 4 Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tính A = 1.5 + 0.5 x $(\frac{2}{3})$

  • A. $\frac{31}{18}$
  • B. $-\frac{31}{18}$
  • C. $\frac{18}{31}$
  • D. $-\frac{18}{31}$

Câu 2: Tính giá trị biểu thức $A = 2^{3} – [1,5^{2} – (2^{2} – 1,75)]$

  • A. 8;
  • B. 2;
  • C. 1,5;
  • D. 1,75.

Câu 3: Biểu thức sử dụng đúng quy tắc dấu ngoặc là:

  • A. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 + 2 + 1,5 – 0,5;
  • B. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 + 1,5 – 0,5;
  • C. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 – 1,5 + 0,5;
  • D. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 – 1,5 – 0,5.

Câu 4: Kết quả của phép tính $\frac{-1993}{1921}\times \frac{18}{11}+\frac{-1993}{1921}\times \frac{-7}{11}$ bằng:

  • A. $\frac{1993}{1921}$
  • B. $-\frac{18}{11}$
  • C. $-\frac{1993}{1921}$
  • D. 1

Câu 5: Tìm số hữu tỉ x biết rằng tổng của ba số $x;-\frac{3}{5}$ và $\frac{2}{3}$ bằng $\frac{4}{15}$

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. $\frac{1}{5}$
  • C. $\frac{1}{6}$
  • D. $\frac{1}{7}$

Câu 6: Kết quả tìm được của x trong biểu thức $\frac{2}{7}-x=\frac{2}{7}$ là:

  • A. $\frac{2}{7}$
  • B. $\frac{4}{7}$
  • C. 0
  • B. $\frac{-4}{7}$

Câu 7: Thực hiện phép tính 7,65 – 1,8 – (–2,35) + (–8,2)

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3

Câu 8: Giá trị của biểu thức $\frac{-3}{8}\times \frac{1}{2}+\frac{1}{6}\times \frac{-3}{8}+\frac{1}{3}:\frac{-8}{3}$ là:

  • A. $\frac{-11}{80}$
  • B. $-\frac{3}{8}$
  • C. 1
  • D. -1

Câu 9: Kết quả tìm được của  trong biểu thức $\frac{-x}{12}-1=\frac{7}{12}$ là:

  • A. -12
  • B. 12
  • C. 19
  • D. -19

Câu 10: Biết $x-0.5=\frac{3}{5}$ khi đó công thức tìm x nào sau đây đúng?

  • A. $x=\frac{3}{5}:0.5$
  • B. $x=\frac{3}{5}-0.5$
  • C. $x=\frac{3}{5}+0.5$
  • D. $x=\frac{3}{5}\times 0.5$

Câu 11: Giá niêm yết của một chiếc ti vi ở cửa hàng là 15 triệu đồng. Nhân dịp lễ, cửa hàng giảm giá 5% và khi thanh toán bằng thẻ khách hàng được giảm thêm 2%. Số tiền khách hàng phải trả khi thanh toán bằng thẻ là:

  • A. 13,95 triệu đồng;
  • B. 14,95 triệu đồng;
  • C. 13,59 triệu đồng;
  • D. 14,59 triệu đồng.

Câu 12: Để giải bài toán tìm x biết : $2x-(\frac{3}{2}-\frac{2}{3})=\frac{4}{9}$, bạn Nam đã làm như sau:

$2x(\frac{3}{2}-\frac{2}{3}=\frac{4}{9}$

$2x-(\frac{9}{6}-\frac{4}{6})=\frac{4}{9}$ (1)

$2x-\frac{5}{6}=\frac{4}{9}$

$2x=\frac{4}{9}-\frac{5}{6}$ (2)

$2x=\frac{8}{18}-\frac{15}{18}$ (3)

$2x=\frac{-7}{18}$

$x=\frac{-7}{18}:2$ (4)

$x=\frac{-7}{18}\times \frac{1}{2}$

$x=\frac{-7}{36}$

Vậy $x=\frac{-7}{36}$

Cô giáo kiểm tra bài bạn Nam và nói rằng bạn đã làm sai. Bạn Nam đã làm sai ở bước nào?

  • A. Bước (1);
  • B. Bước (2);
  • C. Bước (3);
  • D. Bước (4).

Câu 13: Tìm x biết $\frac{3}{2}+x=\frac{1}{2}$

  • A. x = 1;
  • B. x = –2;
  • C. x = –1;
  • D. x = 2.

Câu 14: Giá trị của phép tính $\frac{1}{7}+(\frac{-1}{2}+\frac{2}{8})$ bằng:

  • A. $\frac{-17}{28}$
  • B. $\frac{25}{28}$
  • C. $\frac{-3}{28}$
  • D. $\frac{-11}{28}$

Câu 15: Biểu thức sử dụng đúng thứ tự dấu ngoặc là:

  • A. $\frac{3}{5}$:{$2\frac{1}{4}-[1+(1.5-\frac{1}{2})]$}
  • B. $\frac{3}{5}:(2\frac{1}{4}-[1+${$1.5-\frac{1}{2}$}])
  • C. $\frac{3}{5}$:($2\frac{1}{4}-${$1+[1.5-\frac{1}{2}]$})
  • D. $\frac{3}{5}$:[$2\frac{1}{4}-${$1+(1.5-\frac{1}{2})$}]

Câu 16: Giá trị của x thỏa mãn $\frac{x}{10}+\frac{9}{20}=\frac{69}{60}$ là:

  • A. x = 7;
  • B. x = 8;
  • C. x = 15;
  • D. x = 0.

Câu 17: Khi thực hiện phép tính số hữu tỉ, khẳng định nào đúng?

  • A. Nhân chia → cộng trừ → lũy thừa;
  • B. Khi thực hiện các phép tính có dấu ngoặc ưu tiên ngoặc nhọn trước.
  • C. Nếu chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện cộng trước trừ sau;
  • D. Với biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: () → [] → {}.

Câu 18: Kết quả tìm được của x trong biểu thức $x-\frac{2}{7}=\frac{1}{2}$

  • A. $\frac{11}{14}$
  • B. $-\frac{11}{14}$
  • C. $\frac{3}{14}$
  • D. $\frac{-3}{14}$

Câu 19: Cho biểu thức $A =\frac{-3}{9}+\frac{-3}{12}+\frac{6}{5}+\frac{1}{14}+\frac{3}{57}+\frac{1}{2}+\frac{-2}{36}$. Giá trị của biểu thức A là:

  • A. $\frac{499}{-420}$
  • B. $\frac{499}{420}$
  • C. $\frac{-49}{420}$
  • D. 0

Câu 20: Một mảnh vườn hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là 5,5 m và 3,5 m. Xung quanh các cạnh của mảnh vườn, người ta cắm các cọc gỗ, cứ 0,5 m cắm một cọc gỗ. Số lượng cọc cần sử dụng là:

  • A. 40
  • B. 38
  • C. 36
  • D. 34

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác