Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là

  • A. 700 nm.
  • B. 300 nm.
  • C. 30 nm.
  • D. 10 nm.

Câu 2: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

  • A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
  • B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
  • C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
  • D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.

Câu 3: Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?

  • A. Lệch bội.
  • B. Chuyển đoạn.
  • C. Tự đa bội.
  • D. Dị đa bội.

Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa?

  • A. Thể khuyết nhiễm.
  • B. Thể ba nhiễm.
  • C. Thể tam bội.
  • D. Thể tứ bội.

Câu 5: Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây luôn làm tăng lượng vật chất di truyền trong tế bào?

  • A. Mất đoạn.
  • B. Đảo đoạn.
  • C. Lệch bội.
  • D. Đa bội.

Câu 6: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gene: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hóa các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gene nào sau đây?

  • A. AAbbDDEE.
  • B. aaBbDdEe.
  • C. aaBbDDEe.
  • D. aaBBddEE.

Câu 7: Giả sử một loài sinh vật có bộ NST 2n = 8; các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Cá thể có bộ NST nào sau đây là thể ba?

  • A. AaaBbDdee.
  • B. AabDdEe.
  • C. aaBbddee.
  • D. AABbddee.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là không đúng?

  • A. Nhiễm sắc thể bị mất đi một đoạn.
  • B. Nhiễm sắc thể nhận được một đoạn chuyển đến từ nhiễm sắc thể không tương đồng khác.
  • C. Nhiễm sắc thể cho và nhận được một đoạn tương đồng chuyển đến từ nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
  • D. Nhiễm sắc thể không thay đổi về số lượng các đoạn nhưng có sự đảo vị trí giữa hai đoạn.

Câu 9: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau?

  • A. G.J. Mendel.
  • B. F. Jacob.
  • C. K. Correns.
  • D. T.H. Morgan.

Câu 10: Xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định hoa đỏ, allele a quy định hoa trắng; allele B quy định quả tròn, allele b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện gene không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng có kiểu gene nào sau đây?

  • A. aaBB.
  • B. AABB.
  • C. aabb.
  • D. AAbb.

Câu 11: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp tử trội?

  • A. AA × Aa.
  • B. Aa × Aa.
  • C. Aa × aa.
  • D. AA × AA.

Câu 12: Gene quy định nhóm máu ABO ở người có 3 allele. Trong đó, allele IA, IB quy định kháng nguyên tương ứng A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu và IO không có khả năng quy định kháng nguyên A và B. Người có kiểu gene dị hợp IAIB có hai loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và có nhóm máu AB. Đây là ví dụ về hiện tượng

  • A. trội không hoàn toàn.
  • B. trội hoàn toàn.
  • C. đồng trội.
  • D. gene đa allele.

Câu 13: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene phân li độc lập, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là

  • A. 18,75%.
  • B. 75%.
  • C. 6,25%.
  • D. 12,50%.

Câu 14: Ở một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2

  • A. 15 : 1.
  • B. 3 : 1.
  • C. 5 : 3.
  • D. 7 : 1.

Câu 15: Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene nhưng có màu hoa khác nhau tùy thuộc vào

  • A. nhiệt độ môi trường.                                 
  • B. cường độ ánh sáng.
  • C. hàm lượng phân bón.                                
  • D. độ pH của đất.

Câu 16: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. Kiểu gene quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
  • B. Kiểu hình là kết quả sự tương tác kiểu gene và môi trường.
  • C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gene mà không phụ thuộc vào môi trường.
  • D. Bố mẹ không truyền đạt cho con kiểu hình có sẵn mà di truyền kiểu gen quy định mức phản ứng.

Câu 17: Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gene của giống lúa X bị thay đổi theo.
  • B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
  • C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
  • D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gene quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 18: Bệnh phenylketo niệu ở người do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào

  • A. hàm lượng phenylalanine có trong máu.
  • B. hàm lượng phenylalanine có trong khẩu phần ăn.
  • C. khả năng chuyển hóa phenylalanine thành tyrosine.
  • D. Khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não.

Câu 19: Quá trình giảm phân bình thường của cơ thể có kiểu gene XAXa tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20: Theo lí thuyết, phép lai P: TRẮC NGHIỆM × TRẮC NGHIỆM tạo ra F1 có bao nhiêu loại kiểu gene?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 21: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gene AaXBY tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 22: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận 

  • A. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. 
  • B. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. 
  • C. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. 
  • D. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.

Câu 23: Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục) do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X quy định. Một người đàn ông bị mù màu kết hôn với một phụ nữ không mắc bệnh, họ có một con gái không bị mù màu. Nếu người con gái này kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh, xác xuất họ sinh con đầu tiên là con trai và bị mù màu là bao nhiêu?

  • A. 0%.
  • C. 50%.
  • D. 75%.

Câu 24: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai côngười phụ nữ B không gười còn đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con gái ( và G), cả bồn ngườới những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh. Nhận định nào sau đây giải thích cho lí do C, D, E, G không bị máu khó đông là đúng?

  • A. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và người đàn ông A chỉ truyền nhiễm sắc thể Y cho các con của người này.
  • B. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và các con C, D, E và G nhận nhiễm sắc thể X mang gene bình thường từ người mẹ B.
  • C. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể Y, các con C, D, E và G chỉ nhận nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.
  • D. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể X, C và D phải nhận allele đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.

Câu 25: Kết quả lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gene quy định tính trạng đó

  • A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
  • B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
  • C. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
  • D. nằm ở ngoài nhân.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không đúng?

  • A. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
  • B. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
  • C. Các tỉnh trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
  • D. Có hiện tượng di truyền không đồng nhất.

Câu 27: Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gene trong ti thể liên quan đến quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng. Tuy nhiên, đột biến xảy ra ở gene này thường không gây chết cho thể đột biến. Giải thích nào sau đây hợp lí?

  • A. Trong tế bào của thể đột biến có tỉ thể mang gene bình thường và ti thể mang gene đột biến.
  • B. Gene trong ti thể phân chia không đều cho các tế bào con.
  • C. Gene trong ti thể không được di truyền cho thế hệ sau.
  • D. Do sự di truyền của gene trong ti thể không liên quan đến sự di truyền của gene trong nhân.

Câu 28: Định hướng ứng dụng thực tiễn mức phản ứng nào sau đây là không phù hợp?

  • A. Áp dụng nguyên lí mức phản ứng để điều chỉnh kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm tăng năng suất.
  • B. Để tăng năng suất lúa gạo, cần tăng cường bổ sung phân bón vào đất trồng ở mức tối đa.
  • C. Sử dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp với người có kiểu gene quy định kiểu hình bị bệnh chuyển hóa như PKU.
  • D. Các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau cần được áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt khác nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác