Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?

  • A. Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
  • B. Hệ sinh thái nông nghiệp ít đa dạng.
  • C. Chè là loại cây trồng chủ yếu ở vùng Trung du phía Bắc.
  • D. Để duy trì sự đa dạng cho hệ sinh thái nông nghiệp cần bảo vệ và cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất cao.

Câu 2: Lĩnh vực khoa học nào áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá huỷ về gần nhất với trạng thái tự nhiên?

  • A. Sinh thái học phục hồi.
  • B. Sinh thái học phân tích.
  • C. Sinh thái học bảo tồn.
  • D. Đa dạng sinh học.

Câu 3: Các hệ sinh thái dưới nước gồm

  • A. các hệ sinh thái nước mặn.
  • B. các hệ sinh thái nước ngọt.
  • C. các hệ sinh thái rừng.
  • D. các hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không làm suy giảm đa dạng sinh học?

  • A. Làm mất nơi ở (môi trường sống).
  • B. Xuất hiện các loài du nhập.
  • C. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.
  • D. Bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 5: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái có ý nghĩa là

  • A. bảo vệ được nguồn khoáng sản.
  • B. bảo vệ được các loài động vật hoang dã.
  • C. bảo vệ vốn gene, giữ vững cân bằng sinh thái trên toàn cầu.
  • D. bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Câu 6: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

  • A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá.
  • B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gene sinh vật.
  • C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
  • D. Tăng cường công tác trồng rừng.

Câu 7: Hoạt động nào sau đây là biện pháp cải tạo sinh học?

  • A. Nắn lại dòng chảy của một con sông.
  • B. San bằng đất trên một khu đồi đề xây dựng công viên.
  • C. Thêm hạt của thực vật có khả năng tích luỹ chromium vào đất đã bị nhiễm chromium.
  • D. Trồng các cây họ Đậu để làm giảu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng.

Câu 8: Biện pháp trồng rừng có hiệu quả chính nào sau đây?

  • A. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, bảo vệ nguồn gen sinh vật.
  • B. Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.
  • C. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá, chống xói mòn, tăng nguồn nước.
  • D. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân

Câu 9: Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ và quản lí:

  • A. nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái.
  • B. cá thể, quần thể và quần xã sinh vật.
  • C. các hoá thạch, sinh vật sống và sinh cảnh.
  • D. nguồn gene, các hoá thạch và sinh vật sống.

Câu 10: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải làm gì?

  • A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
  • B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
  • C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
  • D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.

Câu 11: Làm giàu sinh học là biện pháp sử dụng (1) để bổ sung, làm tăng các yếu tố (2) cho hệ sinh thái. Vị trí (1) và (2) tương ứng là:

  • A. (1) vi sinh vật, (2) cần thiết
  • B. (1) vi sinh vật, (2) dinh dưỡng
  • C. (1) sinh vật, (2) cần thiết
  • D. (1) sinh vật, (2) dinh dưỡng

Câu 12: Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá không dùng cách

  • A. trồng cây gây rừng.
  • B. tăng cường thuỷ lợi.
  • C. chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp có năng suất cao.
  • D. tăng cường phun thuốc diệt trừ côn trùng sâu hại.

Câu 13: Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, các nhà sinh thái học ưu tiên phục hồi yếu tố nào trước?

  • A. Thành phần hữu cơ.
  • B. Thành phần vật lí.
  • C. Thành phần vô sinh.
  • D. Thành phần hữu sinh.

Câu 14: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên này, cần phải:

  • A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung
  • B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
  • C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
  • D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản

Câu 15: Trong bảo tồn đa dạng sinh học, những loài có đặc điểm nào được ưu tiên bảo tồn?

  • A. Những loài đang bị suy giảm số lượng và có số lượng cá thể lớn.
  • B. Những loài không gia tăng số lượng và có số lượng cá thể lớn.
  • C. Những loài không gia tăng số lượng và có số lượng cá thể nhỏ.
  • D. Những loài đang bị suy giảm nhanh chóng và có số lượng cá thể nhỏ.

Câu 16: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

  • A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
  • B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệnguồn gene sinh vật
  • C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  • D. Tăng cường công tác trồng rừng

Câu 17: Nhận định nào sau đây sai?

  • A. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí, hóa học.
  • B. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và giống nhau về các đặc tính sinh học.
  • C. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác nhau về các đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
  • D. Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước giống nhau về các đặc tính vật lí và giống nhau về các đặc tính hóa học.

Câu 18: Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mỹ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn (của các động vật khác) nổ súng khi bị một con gấu xám cái tần công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. Những biện pháp nào sau đây phù hợp để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người.

(1) Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này.

(2) Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia.

(3) Di chuyển các con gấu sang khu vực sống mới an toàn hơn.

(4) Quy định thời gian và địa điểm các mùa săn bắn.

  • A. (1) và (2).
  • B. (2) và (3).
  • C. (3) và (4).
  • D. (2) và (3).

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
  • B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.
  • D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu 20: Trong bảo tồn đa dạng sinh học, các nhà sinh học tập trung vào bảo tồn ở mức quần thể và loài theo hai cách tiếp cận chính: tiếp cận quần thể nhỏ và tiếp cận quần thể đang suy giảm. Một quần thể nhỏ dễ bị cuốn vào vòng xoáy tuyệt chủng khiến kích thước ngày càng nhỏ đi tới khi không còn cá thể nào tồn tại. Quan sát hình vẽ và cho biết thứ tự chính xác của các quá trình dẫn đến vòng xoáy tuyệt chủng của quần thể nhỏ.

  • A. (1) Mất đa dạng di truyền; (2) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (3) Giảm giá trị thích nghỉ của cá thể và quần thể; (4) Sinh sản giảm, tử vong cao.
  • B. (1) Mất đa dạng di truyền; (2) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (3) Sinh sản giảm, tử vong cao; (4) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể.
  • C. (1) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (2) Sinh sản giảm, tử vong cao; (3) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể; (4) Mất đa dạng di truyền.
  • D. (1) Giao phối cận huyết, phiêu bạt di truyền; (2) Mất đa dạng di truyền; (3) Giảm giá trị thích nghi của cá thể và quần thể; (4) Sinh sản giảm, tử vong cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác