Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dựa vào đâu Mendel có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?

  • A. Tỉ lệ phân li kiểu gene và kiểu hình ở thế hệ F1.            
  • B. Tỉ lệ phân li kiểu gene và kiểu hình ở thế hệ F2.
  • C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất.
  • D. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.

Câu 2: Đối tượng của di truyền học là gì?

  • A. Các loài sinh vật.
  • B. Bản chất và tính quy luật của di truyền và biến dị.
  • C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.
  • D. Đậu Hà Lan.

Câu 3: Mệnh đề nào sau đây là không đúng về cơ sở tế bào học của quy luật phân li

  • A. Hai allele của một gene nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  • B. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li trong giảm phân dẫn tới mỗi giao từ chỉ mang một allele.
  • C. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li trong giảm phân dẫn tới mỗi giao từ đồng thời mang hai allele.
  • D. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao từ trong thụ tình dẫn tới hình thành tổ hợp cặp allele ở thế hệ con.

Câu 4: Trong các thí nghiệm của Mendel, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai

  • A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
  • B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn.
  • C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.
  • D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.

Câu 5: Mệnh đề nào sau đây không phải là giả thuyết của Mendel về sự phân li và kết hợp các nhân tố di truyền trong quy luật phân li?

  • A. Trong một cơ thể, mỗi nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
  • B. Nhân tố di truyền phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tỉnh.
  • C. Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền.
  • D. Tình trạng được biểu hiện ở F1 có thể là tính trạng trội, có thể là tỉnh trạng trung gian

Câu 6: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì

  • A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
  • B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
  • C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
  • D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Câu 7: Theo Mendel, yếu tố di truyền nguyên vẹn từ bố mẹ sang con là gì?

  • A. Allele
  • B. Kiểu gene.
  • C. Tính trạng.
  • D. Nhân tố di truyền.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là không đúng?

  • A. Hai allele của một gene quy định tỉnh trạng với kiểu hình tương phản.
  • B. Hai gene quy định hai tỉnh trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
  • C. Khi cơ thể F1 giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau.
  • D. Sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất như nhau giữa các giao từ trong thụ tinh tạo nên tỉ lệ phân li ở thể hệ F2

Câu 9: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Mendel kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

  • A. Cho F1 lai phân tích
  • B. Cho F2 tự thụ phấn
  • C. Cho F1 giao phấn với nhau
  • D. Cho F1 tự thụ phấn

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về tỉnh trội không hoàn toàn là không đúng?

  • A. Thể dị hợp có kiểu hình trung gian.
  • B. Một allele không át chế hoàn toàn sự biểu hiện của allele còn lại trong cặp.
  • C. Trong phép lai giữa hai thể đồng hợp có kiểu hình tương phản, tình trạng biểu hiện ở F1 là tình trạng trội.
  • D. Trong phép lai giữa hai thể đồng hợp có kiểu hình tương phản, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 1:2:1.

Câu 11: Theo Mendel, cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ là do

  • A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh
  • B. sự tổ hợp của cặp NST tương đồng trong thụ tinh
  • C. sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
  • D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân

Câu 12: Cho cây lúa hạt tròn lai với cây lúa hạt dài, F1 thu được 100% cây lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số cây lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây lúa hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ

  • A. 1/4 
  • B. 1/3
  • C. 3/4
  • D. 2/3

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về gene đa hiệu là không đúng?

  • A. Một gene mã hoá cho nhiều phân tử protein.
  • B. Một gene chi phối nhiều tỉnh trạng.
  • C. Một gene mã hoá cho một loại phân tử protein có mặt ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
  • D. Một gene mã hoá cho một phân từ enzyme tác động đến nhiều phản ứng hoá sinh.

Câu 14: Ở một loài thực vật, khi lai cây thuần chủng hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được  F2 có 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Theo lí thuyết, trong số cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ cây có kiểu gene thuần chủng là

  • A. 3/16. 
  • B. 5/7.
  • C. 3/7 
  • D. 7/16

Câu 15: Ngựa có thể có màu lông trắng (ngựa bạch), lông hạt dẻ hoặc lông vàng trắng. Trong đó, ngựa có màu lông vàng trắng là không thuần chúng. Khi thực hiện lai giống ngựa, các phép lai thu được kết quả như sau:

Ngựa lông trắng × ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông trắng: ½ ngựa lông vàng trắng.

Ngựa lông hạt dẻ ngựa lông vàng trắng → ½ ngựa lông hạt dẻ: ½ ngựa lông vàng trắng.

Ngựa lông vàng trăng × ngựa lông vàng trăng → ¼ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông vàng trắng : ¼ ngựa lông trắng.

Nếu cho ngựa lông hạt dẻ lai với ngựa lông trắng, sẽ thu được các cá thể ngựa con với tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?

  • A. 100% ngựa lông hạt dẻ.
  • B. 100% ngựa lông trắng.
  • C. 100% ngựa lông vàng trắng.
  • D. ½ ngựa lông hạt dẻ : ½ ngựa lông trắng.

Câu 16: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, gene trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gene và 4 loại kiểu hình?

  • A. AaBbDd × aabbdd.  
  • B. AaBbDd × AaBbDD.           
  • C. AaBbDd × aabbDD.
  • D. AaBbdd × AabbDd.

Câu 17: Sản phẩm của các gene không allele có thể tương tác với nhau theo các kiểu khác nhau: Sản phẩm của các gene không allele (1) với nhau nhưng tham gia vào (2), từ đó tham gia hình thành nên tỉnh trạng. Sản phâm của các gene không allele (3) với nhau cùng quy định một tỉnh trạng, trong đó mỗi gene đóng góp một phần vào sự hình thành tính trạng chung.

Các vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là:

  • A. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) tương tác trực tiếp
  • B. (1) không tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) tương tác trực tiếp
  • C. (1) tương tác trực tiếp, (2) một con đường chuyển hoá, (3) không tương tác trực tiếp
  • D. (1) tương tác trực tiếp. (2) một phân tử protein nhiều thành phần, (3) không tương tác trực tiếp

Câu 18: Ở một loài thực vật, allele A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với allele a quy định hạt nhăn. Đem 2 cây mọc ra từ hạt trơn giao phấn với nhau, thu được các hạt F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây về F1sai?

  • A. Đem các hạt F1 trồng, có thể thu được toàn bộ cây có kiểu gene thuần chủng.
  • B. F1 có thể có hạt nhăn chiếm tỉ lệ 25%.
  • C. Các hạt F1 có thể có 2 loại kiểu gene với tỉ lệ 1 : 1.
  • D. Trong F1, các hạt có cùng kiểu hình thì luôn có kiểu gen giống nhau.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây về tương tác gene không allele là không đúng?

  • A. Sản phẩm của các gene không allele là các enzyme tham gia vào một con đường chuyển hoá quy định tính trạng chung.
  • B. Sản phẩm của các gene không allele là các tiểu phần của một phân tử protein hoặc enzyme.
  • C. Sản phẩm của mỗi allele quy định một trạng thái khác nhau của cùng một tỉnh trạng.
  • D. Nếu một allele đột biến mất chức năng, kiểu hình chung bị ảnh hưởng.

Câu 20: Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỉnh trạng màu lông do một gene quy định, tuy nhiên, có thể quan sát được thỏ với bốn màu lông khác nhau: bạch tạng, nâu, trắng có đốm đen (kiểu hình chinchilla), trắng ở thân và đen ở chi (kiểu hình hymalaya). Sự di truyền tính trạng màu lông thỏ tuân theo hiện tượng di truyền nào?

  • A. Trội không hoàn toàn.
  • B. Gene đa hiệu.
  • C. Tương tác gene không allele.
  • D. Gene đa allele.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác