Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 24: Chu trình sinh - địa - hoá và sinh quyển

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 24: Chu trình sinh - địa - hoá và sinh quyển có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?

  • A. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
  • B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  • C. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  • D. Năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 2: Chu trình sinh địa hoá là

  • A. quá trình tuần hoàn năng lượng qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường.
  • B. quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và môi trường.
  • C. quá trình tuần hoàn vật chất qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và sinh vật.
  • D. quá trình tuần hoàn năng lượng qua các dạng khác nhau, giữa các sinh vật và sinh vật

Câu 3: Nhóm thực vật có khả năng cải tạo đất tốt nhất:

  • A. Cây bọ Lúa
  • B. Cây thân ngầm như dong, riềng
  • C. Cây họ Đậu
  • D. Các loại cỏ dại

Câu 4: Chu trình trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường được diễn ra liên tục theo các quá trình nào?

(1) Sinh vật phân giải sẽ phân huỷ xác của sinh vật thành chất vô cơ.

(2) Các sinh vật sản xuất chuyển hoá các chất vô cơ thành chất hữu cơ.

(3) Chất hữu cơ được luân chuyển qua các bậc sinh vật tiêu thụ.

(4) Chất hữu cơ được luân chuyển tử sinh vật sản xuất sang sinh vật tiêu thụ.

  • A. (1) → (2) → (3) → (4).
  • Β. (2) → (4) → (3) → (1).
  • C. (1) → (4) → (3) → (2).
  • D. (2) → (3) → (4) → (1)

Câu 5: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là:

  • A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
  • B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
  • C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
  • D. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu 6: Hoạt động nào sau đây không làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển?

  • A. Đi xe bus.
  • C. Khúc gỗ đang cháy.
  • B. Nấu ăn bằng khi gas.
  • D. Trồng thêm cây xanh.

Câu 7: Chu trình nitrogen và các giai đoạn của chu trình được thể hiện trong hình.

AB
1a. Phản nitrate hoá
2b. Đồng hoà
3c. Phân giải
4d. Cố định nitrogen
5e. Nitrate hoá

Nội dung ghép phù hợp giữa cột A và B là:

  • A. 1b, 2e, 3c, 4a, 5d.
  • B. 1d, 2c, 3e, 4b, 5a.
  • C. 1b, 2c, 3e, 4a, 5d.
  • D. 1d, 2c, 3e, 4a, 5b.

Câu 8: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có chu trình vật chất khép kín?

  • A. cánh đồng lúa
  • B. ao nuôi cá
  • C. đầm nuôi tôm
  • D. rừng nguyên sinh

Câu 9: Động vật và con người lấy nguồn nitrogen cần thiết cho cơ thể từ nguồn nào?

  • A. Không khí.
  • B. Thức ăn.
  • C. Nước uống.
  • D. Mặt Trời.

Câu 10: Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng nitơ trong đất, bà con nông dân thường sử dụng hiểu biết về mối quan hệ nào sau đây?

  • A. giữa tảo và nấm sợi tạo địa y
  • B. giữa rêu và cây lúa
  • C. vi khuẩn sống trong dạ cỏ trâu bò
  • D. giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu

Câu 11: Vai trò của Mặt Trời trong chu trình nước là

  • A. cung cấp nhiệt cho động vật sưới ẩm.
  • B. cung cấp năng lượng cho quá trình thoát hơi nước.
  • C. cung cấp năng lượng cho các dòng chảy trong đất liền đổ ra đại dương.
  • D. cung cấp nhiệt cho thực vật quang hợp.

Câu 12: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
  • B. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
  • C. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
  • D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Câu 13: Nội dung nào dưới đây phù hợp giữa khu sinh học và điều kiện khí hậu khu vực đó?

  • A. Rừng mưa nhiệt đới - Lượng mưa thấp và biến động mạnh, nhiệt độ thấp hoặc cao.
  • B. Đồng có nhiệt đới - Lượng mưa biến đổi theo mùa, nhiệt độ tương đối cao,
  • C. Đồng rêu - Lượng mưa lớn vào mùa thu đông, nhiệt độ mùa đông khoảng 0°C, nhiệt độ mùa hè cao hơn.
  • D. Sa mạc - Lượng mưa thấp, nhiệt độ thấp (âm) vào mùa đông.

Câu 14: Sự trao đổi chất trong chu trình địa hóa các chất bao gồm một số giai đoạn:

1. Vật chất từ cơ thể sinh vật trở lại môi trường

2. Sự trao đổi vật chất qua các bậc dinh dưỡng

3. Vật chất từ môi trường vào cơ thể dinh dưỡng

Trật tự đúng của các giai đoạn trong chu trình sinh địa hóa là?

  • A. 2 – 1 – 3.
  • B. 3 – 2 – 1.
  • C. 3 – 1 – 2.
  • D. 1 – 2 – 3.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là của hầu hết các khu sinh học trên cạn?

  • A. Các tháng mùa đông lạnh.
  • B. Sự phân bố của sinh vật phụ thuộc vào kiểu đá và đất.
  • C. Các khu hệ sinh vật có ranh giới phân biệt nhau rõ ràng.
  • D. Thảm thực vật phân thành nhiều tầng.

Câu 16: Một chu trình sinh địa hóa gồm các khâu nào sau đây?

  • A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
  • B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên,phân giải các chất hữu cơ
  • C. Tổng hợp các chất,phân giải các chất hữu cơ và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước
  • D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước

Câu 17: Theo nhiệt độ từ thấp đến cao, sự phân bố các khu hệ sinh học trên cạn là:

  • A. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá rộng ôn đời →Rừng lá kim phương bắc → Đồng rêu. 
  • B. Đồng rêu → Rừng là kim phương bắc → Rừng lá rộng ôn đới → Rừng mưa
  • C. Đồng rêu → Rừng lá rộng ôn đới → Rừng lá kim phương bắc → Rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Rừng mưa nhiệt đới → Rừng lá kim phương bắc → Rừng là rộng ôn đới → Đồng rêu.

Câu 18: Trong chu trình sinh địa hóa, điều nào sau đây hoàn toàn không được nhắc tới?

  • A. Sự chuyển hóa các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.
  • B. Con đường vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  • C. Con đường vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  • D. Năng lượng trong hệ sinh thái.

Câu 19: Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu và thành phần sinh vật chính nào sau đây?

(1) Lượng mưa cao và biến động mạnh.

(2) Nhiệt độ ổn định.

(3) Thảm thực vật đa dạng, nhiều tầng tán.

(4) Có nhiều loài chim di cư, nhiều loài thủ lớn như nai sừng tẩm....

  • Α. (1), (3).
  • Β. (2), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (1), (4)

Câu 20: Trong chu trình sinh địa hóa, không có sự chuyển hóa?

  • A. năng lượng trong hệ sinh thái
  • B. vật chất từ ngoài vào cơ thể.
  • C. vật chất từ trong cơ thể ra môi trường.
  • D. các chất hữu cơ thành vô cơ và ngược lại.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác