Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

  • A. Xảy ra đồng loạt và xác định.
  • B. Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.
  • C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.
  • D. Do tác động của môi trường sống.

Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là:

  • A. Tác động trực tiếp của môi trường sống.
  • B. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.
  • C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.
  • D. Thay đổi trật tự các cặp nucleotide trên gene.

Câu 3: Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối bởi (các) yếu tố nào sau đây?

  • A. Kiểu gene.
  • B. Môi trường.
  • C. Kiểu gene và môi trường.
  • D. Các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

Câu 4: Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

  • A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.
  • B. Bệnh Down do thừa 1 NST số 21 ở người.
  • C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.
  • D. Sự biến đổi màu hoa theo pH đất

Câu 5: Nhận định sau đây là sai?

  • A. Tính trạng đơn gene chỉ biểu hiện thành một kiểu hình ở các môi trường khác nhau.
  • B. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện kiểu hình của các tính trạng đa
  • C. Mức biến dị của tính trạng đa gene thường cao hơn so với tính trạng đơn gene.
  • D. Ở các môi trường khác nhau, với tính trạng đa gene, một kiểu gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau.

Câu 6: Thường biến xảy ra mang tính chất:

  • A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
  • B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
  • C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
  • D. Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Câu 7: Nhận định nào sau đây về thường biển là đúng?

  • A. Thường biến là những biến đổi kiểu hình thường gặp phổ biến ở sinh vật do sự biến đổi về kiểu gene.
  • B. Thường biến chỉ liên quan đến kiểu gene, các kiểu gene khác nhau quy định cùng một kiểu hình.
  • C. Thường biến là những biến đổi về kiểu hình do cá thể có cùng kiểu gene sống ở các môi trường khác nhau.
  • D. Thường biến chỉ được quan sát ở thực vật, không xảy ra ở động vật.

Câu 8: Yếu tố "Giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với:

  • A. kiểu hình.
  • B. kiểu gene.
  • C. năng suất.
  • D. môi trường.

Câu 9: Mức phản ứng có thể được xác định bằng cách nào?

  • A. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có kiểu gene khác nhau ở các môi trường khác nhau.
  • B. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene và ở một môi trường xác định.
  • C. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có các kiểu gene khác nhau trong một môi trường xác định.
  • D. Theo dõi và ghi lại kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene ở các môi trường khác nhau.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng?

  • A. Kiểu gene quy định giới hạn của thường biến.
  • B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào M trường.
  • C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gene.
  • D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gene quy định.

Câu 11: Thường biến có thể xảy ra khi:

  • A. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết .
  • B. cơ thể còn non cho đến lúc chết .
  • C. mới là hợp tử .
  • D. còn là bào thai .

Câu 12: Màu sắc lông của cáo tuyết bắc cực là màu trắng vào mùa đông, màu nâu vào mùa hè. Đây là kết quả của quá trình nào sau đây?

  • A. Sự tương tác giữa kiểu gene quy định màu lông và nhiệt độ của môi trường.
  • B. Màu lông thay đổi của cảo tuyết bắc cực ở hai thời điểm khác nhau là do đột biến gene làm allele quy định lông đen thành allele quy định lông trắng.
  • C. Thức ăn mà cáo ăn ở hai mùa trong năm khác nhau gây ra sự khác biệt về màu lông.
  • D. Ánh sáng thay đổi ở hai mùa gây ra sự thay đổi về màu sắc lông cáo tuyết bắc cực.

Câu 13: Câu có nội dung đúng là:

  • A. Bố mẹ truyền trực tiếp kiểu hình cho con cái.
  • B. Kiểu gene là kết quả tương tác giữa kiểu hình với môi trường.
  • C. Mức phản ứng không phụ thuộc vào kiểu gene.
  • D. Mức phản ứng di truyền được.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đóng góp cho việc giải thích tại sao mức phản ứng có bản chất di truyền?

  • A. Kiểu hình ở sinh vật được xác định bởi chức năng của protein cấu trúc và protein thực hiện các chức năng khác của tế bào.
  • B. Thông tin di truyền trong gene xác định trình tự chuỗi polypeptide cấu thành nên protein.
  • C. Các RNA và protein là sản phẩm mã hoá của gene, do kiểu gene chỉ phối hình thành trong tế bào của cơ thể.
  • D. Một số biến dị về kiểu hình của sinh vật không liên quan đến sự biến đổi về kiêu gene.

Câu 15: Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

  • A. Củ su hào nhỏ do sâu bệnh
  • B. cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.
  • C. xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.
  • D. lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Câu 16: Mô tả nào dưới đây không đúng với thường biển?

  • A. Là loại biến dị di truyền được.
  • B. Môi trường thay đổi có thể gây ra biến dị theo hướng xác định.
  • C. Là những biến đổi về kiểu hình của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống.
  • D. Có lợi cho sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.

Câu 17: Biến đổi nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?

  • A. xuất hiện bạch tạng trên da.
  • B. chuột sa mạc thay màu lông vàng vào mùa hè.
  • C. lá cây rau mác có dạng dài, mềm mại khi ngập nước.
  • D. xù lông khi trời rét của một số loài thú.

Câu 18: Định hướng ứng dụng thực tiễn mức phản ứng nào sau đây là không phù hợp?

  • A. Áp dụng nguyên lí mức phản ứng để điều chỉnh kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm tăng năng suất.
  • B. Để tăng sản lượng lúa gạo, cần tăng cường bổ sung phân bón vào đất trồng ở mức tối đa.
  • C. Sử dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp với người có kiểu gene quy định kiểu hình bị bệnh chuyển hoá như PKU.
  • D. Các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau cần được áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt khác nhau.

Câu 19: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào

  • A. nhiệt độ môi trường
  • B. cường độ ánh sáng
  • C. hàm lượng phân bón
  • D. độ pH của đất

Câu 20: Cho các phát biểu sau đây về mức phản ứng:

(1) Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với điều kiện môi trường

(2) Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu hình trong giới hạn tương ứng với môi trường.

(3) Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

(4) Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.

Hãy đánh giá tính chính xác của các phát biểu trên.

  • A. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng
  • B. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai
  • C. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) sai
  • D. (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác