Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 17: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết thúc quá trình tiến hoá nhỏ:

  • A. Hình thành loài mới
  • B. Hình thành các kiểu gen thích nghi
  • C. Hình thành các nhóm phân loại
  • D. Hình thành các đặc điểm thích nghi

Câu 2: Hiện tượng sinh học nào sau đây không phải là biểu hiện của quá trình tiến hoá ở sinh vật?

  • A. Sự hình thành cơ thể đơn bào, sau đó là cơ thể đa bào.
  • B. Quá trình hình thành tế bào nhân sơ, sau đó là tế bào nhân thực.
  • C. Từ một loài tổ tiên là động vật ăn cỏ, kích thước nhỏ, nhiều loài ngựa hiện đại đã hình thành.
  • D. Sự hình thành cơ thể trưởng thành có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng từ cơ thể sơ sinh.

Câu 3: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau đây: “Chọn lọc tự nhiên tác động lên các ...(1)... trong quần thể, từ đó có thể tạo nên quá trình tiến hoá của ...(2)... theo thời gian.”

  • A. (1) cá thể, (2) quần thể
  • B. (1) quần thể, (2) cá thể
  • C. (1) quần thể, (2) quần xã
  • D. (1) cá thể, (2) quần xã

Câu 4: Những biểu hiện nào sau đây không thuộc về quá trình tiến hoá nhỏ?

  • A. Sự thay đổi tần số allele của quần thể theo thời gian.
  • B. Sự thay đổi về khả năng giao phối và sinh sản thành công giữa các quần thể.
  • C. Sự thay đổi về vốn gene của quần thể sau nhiều thế hệ.
  • D. Sự thay đổi tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.

Câu 5: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau đây: “Nhân tố làm thay đổi ...(1)... và ...(2)... của quần thể được gọi là nhân tố tiến hoá”

  • A. (1) tần số kiểu gene, (2) tần số allele
  • B. (1) tần số allele, (2) tần số kiểu gene
  • C. (1) tần số kiểu gene, (2) tần số giới tính
  • D. (1) tần số giới tính, (2) tần số kiểu gene

Câu 6: Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau đây: “Hiện tượng dẫn tới phiêu bạt di truyền liên quan tới sự di cư của một nhóm cá thể từ quần thể ...(1)... đến một khu phân bố mới là hiệu ứng ...(2)...”

  • A. (1) đột biến, (2) cổ chai
  • B. (1) ban đầu, (2) cổ chai
  • C. (1) ban đầu, (2) sáng lập
  • D. (1) đột biến, (2) sáng lập

Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Mỗi cá thể sinh vật là một đơn vị tiến hoá.
  • B. Trong tự nhiên, đơn vị tồn tại của loài là quần thể.
  • C. Nguyên liệu của quá trình tiến hoá là biến dị di truyền.
  • D. Đơn vị của quá trình tiến hoá nhỏ là quần thể.

Câu 8: Phiêu bạt di truyền là

  • A. Sự thay đổi tần số allele của quần thể qua các thế hệ do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
  • B. Sự không thay đổi tần số allele của quần thể qua các thế hệ do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
  • C. Sự thay đổi tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể..
  • D. Sự không thay đổi tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

Câu 9: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:

  • A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gene.
  • B. Đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể.
  • C. Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.
  • D. Đột biến gene và di nhập gene.

Câu 10: Trong các nhân tố tiến hoá sau đây, nhân tố nào không làm thay đổi tần số allele của quần thể?

  • A. Đột biến.
  • B. Chọn lọc tự nhiên.
  • C. Phiêu bạt di truyền.
  • D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 11: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:

(1) Phát sinh đột biến

(2) Chọn lọc các đột biến có lợi

(3) Hình thành loài mới

(4) Phát tán đột biến qua giao phối

(5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc

Trật tự đúng là:

  • A. (1),(5),(4),(2),(3)
  • B. (1),(5),(2),(4),(3)
  • C. (1),(4),(2),(5),(3)
  • D. (1),(2),(4),(5),(3).

Câu 12: Nhận định sau đây là sai?

  • A. Phiêu bạt di truyền là sự thay đổi tần số allele của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
  • B. Phiêu bạt di truyền có khả năng dẫn đến sự biến mất hoặc cố định một allele nào đó qua thời gian dài.
  • C. Phiêu bạt di truyền tác động mạnh đến các quần thể có kích thước nhỏ.
  • D. Phiêu bạt di truyền là nhân tố làm tăng mức biến dị di truyền trong quần thể.

Câu 13: Khi nói về thuyết tiến hóa tổng hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? 

(1) Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. 

(2) Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa. 

(3) Tiến hóa sẽ không thể xảy ra nếu đơn vị tiến hóa không có biến dị di truyền. 

(4) Một trong những thành tựu là đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới.

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 3

Câu 14: Ảnh hưởng của dòng gene đối với quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Kích thước của quần thể cho.
  • B. Khả năng các allele có trong các cá thể di cư được di truyền sang thế hệ sau.
  • C. Mức độ khác biệt về cấu trúc di truyền của quần thể cho và quần thể nhận gene.
  • D. Tỉ lệ di cư của các cá thể ở quần thể.

Câu 15: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

  • A. Làm cho tần số tương đối của các allele trong mỗi gene biến đổi theo hướng xác định 
  • B. Làm cho thành phần kiểu gene của quần thể thay đổi đột ngột
  • C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gene khác nhau trong quần thể
  • D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về đột biến là không đúng?

  • A. Đột biến có thể được di truyền từ bố mẹ sang con cháu.
  • B. Đột biến có thể không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể sinh vật.
  • C. Các đột biến có lợi có tần số xảy ra cao hơn.
  • D. Đột biến làm tăng mức biến dị trong quần thể.

Câu 17:  Khẳng định nào sau đây về tiến hóa nhỏ của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là đúng

  • A. Tiến hóa nhỏ kết thúc bằng sự hình thành loài mới được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cách li sinh sản.
  • B. Tiến hóa nhỏ xảy ra với từng các cá thể của loài nên đơn vị tiến hóa là loài  
  • C. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành
  • D. Diễn ra trong không gian rộng và thời gian lịch sử dài, không thể tiến hành làm thực nghiệm

Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là ví dụ của phiêu bạt di truyền?

  • A. Allele quy định khả năng tích luỹ melanine tăng lên ở một quần thể kích thước nhỏ vì các cá thể này có khả năng sống sót cao hơn trong điều kiện bức xạ mặt trời mạnh.
  • B. Đột biến ngẫu nhiên làm tăng tần số allele A trong một quần thể nhưng không xảy ra ở quần thể khác.
  • C. Allele D đạt tần số là 1 do các cá thể có kiểu gene dd không có khả năng sinh sản.
  • D. Dịch bệnh do virus xảy ra làm chết phần lớn cá thể của quần thể, chỉ một số ít cá thể sống sót và ngẫu nhiên không mang allele a, do đó tần số allele a bằng 0.

Câu 19: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài
  • B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới.
  • C. Sự biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
  • D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

Câu 20: Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng về tiến hóa nhỏ? 

(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vị hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. 

(2) Thực chất của tiến hóa nhỏ là làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu. 

(3) Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên các đơn vị tiến hóa trên loài. 

(4) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. 

(5) Chỉ khi nào xuất hiện cách li sinh sản của quần thể mới với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác