Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 18: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 18: Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:
- A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi.
B. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
- C. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi
- D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lạinhững cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Câu 2: Điều gì sau đây không phải là điều kiện xảy ra chọn lọc tự nhiên trong quần thể?
A. Các đột biến trung tỉnh xảy ra trong quần thể đang tồn tại ở một môi trường xác định.
- B. Biến dị liên quan đến sự phân hoá về khả năng sống sót của cá thể.
- C. Các cá thể có sự phân hoá về khả năng sinh sản.
- D. Quần thể tồn tại các biến dị di truyền
Câu 3: Điều gì sau đây không dẫn tới hình thành loài khác khu?
- A. Một vụ động đất dẫn tới cách li một quần thể chuột núi.
B. Sự khác biệt về kích thước sừng (gạc) ở các con hươu đực và hươu cái.
- C. Sự di cư của nhóm cá thể chim đến một vùng đảo cách xa đất liền.
- D. Một cơn lũ dâng lên làm chia tách quần thể ếch về hai bờ xa nhau của một hồ nước lớn.
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở những loài giao phối là
A. Quần thể.
- B. Loài.
- C. Quần xã.
- D. Cá thể.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cách li sinh sản là dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết loài mới hình thành.
- B. Sự khác biệt về hình thái của các cá thể bướm cỏ vàng cho thấy chúng là thuộc vê các loài khác nhau.
- C. Vịt và ngan có thể giao phối sinh ra con vịt pha ngan (con lai ngan vịt (hay vịt Mulard) không có khả năng sinh sản) nên vịt và ngan thuộc cùng một loài sinh học.
- D. Sự hình thành loài chỉ có thể xảy ra khi một nhóm cá thể cách li địa lí với quần thể ban đầu.
Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu sau thể hiện quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại ?
(1) Đột biến gene cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động gián tiếp lên kiểu hình qua đó làm phân hóa vốn gene của quần thể giao phối
(3) Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định mới có ý nghĩa trong tiến hóa
(4) Chọn lọc tự nhiên và biến dị cá thể là nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hóa
- A. 2
B. 1
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Điều gì sau đây là sự kiện cách li địa lí dẫn tới sự hình thành loài mới?
- A. Ở một quần thể bọ cánh cứng, một con đã di chuyển sang một quần thể mới.
- B. Một nhóm nhỏ cá thể ở một quần thể chim ở đất liền di cư và bắt đầu hình thành một quần thể mới ở đảo nhỏ nằm gần lục địa.
C. Trong một cơn bão lớn, con sông thay đổi dòng chảy, làm chia tách một quần thể côn trùng sống trong đất.
- D. Một số cá thể côn trùng không có cánh sử dụng nguồn thức ăn mới là loài thực vật mới mọc trong khu phân bố, dần dần không tương tác và giao phối với các cá thể côn trùng ở quần thể ban đầu.
Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể mang đến quần thể những allele mới làm phong phú thêm vốn gene của quần thể?
- A. Chọn lọc tự nhiên.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gene.
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây đóng vai trò quan trọng đối với sự phân hoá quần thể trong hình thành loài khác khu?
- A. Phiêu bạt di truyền, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
- B. Phiêu bạt di truyền, dòng gene, giao phối không ngẫu nhiên.
- C. Dòng gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền, chọn lọc tự nhiên, dòng gene.
Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số allele của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
- B. Đột biến.
- C. Chọn lọc tự nhiên.
- D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11: Một nhóm cá thể chim sẻ bị một trận bão đưa tới một hòn đảo cách xa đất liền. Đảo này có thành phần loài thực vật khác đất liền, nhóm chim sẽ hình thành quần thể trên đảo có tập tính làm tổ mới. Những con chim sẻ ở đất liền làm tổ trên cây, những con chim ở đảo làm tổ trên mặt đất. Sau một thời gian dài, chim ở đảo tái nhập với chim ở đất liền, nhưng hai quần thể này không giao phối với nhau nữa. Đây là một ví dụ về
- A. sự hình thành loài cùng khu.
B. sự hình thành loài khác khu.
- C. sự giao phối không ngẫu nhiên.
- D. sự hình thành loài liền khu.
Câu 12: Cơ chế nào sau đây không liên quan đến sự hình thành loài cùng khu?
- A. Sự khác biệt về điều kiện sinh thái tối ưu của các nhóm cá thể.
- B. Sự khác biệt tập tính kiếm thức ăn của các nhóm cá thể.
- C. Lai xa và đa bội hoá.
D. Cách li địa lí.
Câu 13: Loài báo săn châu Phi bị giảm số lượng mạnh khoảng 10000 - 12.000 năm trước, sau đó dẫn tới sự suy giảm đáng kể mức độ đa dạng di truyền trong quần thể của loài này. Đây là một ví dụ minh hoạ cho nhân tố tiến hoá nào sau đây?
- A. Dòng gene.
B. Phiêu bạt di truyền.
- C. Chọn lọc tự nhiên.
- D. Đột biến.
Câu 14: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
- B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết allele trội gây chết ra khỏi quần thể.
- C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gene, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
D. Chọn lọc chống lại allele lặn làm thay đổi tần số allele chậm hơn so với chọn lọc chống lại allele trội.
Câu 15: Điều gì sau đây là hệ quả của dòng gene xảy ra đối với các quần thể tự nhiên?
- A. Làm tăng tần số đột biến ở các cá thể ít có khả năng di chuyển.
- B. Giảm khả năng thích nghi của các cá thể trong quần thể nhận.
- C. Loại bỏ một allele nào đó ra khỏi quần thể.
D. Giảm sự khác biệt di truyền giữa các quần thể.
Câu 16: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung:
(1) Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
(2) Tác động trực tiếp lên kiểu gene mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
(3) Làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể không theo hướng xác định.
(4) Làm xuất hiện các allele mới dẫn đến làm phong phú vốn gene của quần thể.
(5) Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số allele của quần thể theo nhiều hướng khác nhau.
Số nội dung đúng là
- A. 3
- B. 4
- C. 1
D. 2
Câu 17: Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho trường hợp hình thành loài cùng khu?
- A. Quần thể thằn lằn bị chia tách bởi việc làm đường cao tốc và sau một thời gian phân li thành hai loài.
- B. Một nhóm chim sẽ nhà di chuyển theo một con tàu từ đất liền ra đảo, sau đó hình thành loài mới ở đảo.
C. Một nhóm cây thuộc một loài thực vật giảm phân tạo ra các hạt phấn và noãn bào lưỡng bội, sau đó tự thụ phấn, tạo hạt và phát triển thành các cây tứ bội và không tạo ra đời lai hữu thụ với quần thể lưỡng bội ban đầu.
- D. Một đám cỏ mọc ở nơi đổ xi quặng nằm liền kề vùng đất có đồng cỏ màu mỡ, ở khu vực tiếp giáp, không có sự giao phấn giữa hai quần thể và hai quần thể cách li sinh sản với nhau hoàn toàn.
Câu 18: Hai quần thể là hậu duệ từ một loài chim tổ tiên. Sau một thời gian dài cách li nhau ở hai khu phân bố, các quần thể này trở về sống ở cùng một khu phân bổ. Giả sử dưới đây là những khác biệt giữa hai quần thể, các yếu tố nào chắc chắn gây ra sự cách li sinh sản giữa hai quần thể này?
- A. Các cá thể ở quần thể I thường đậu ở các cành cây trên cao, các cá thể ở quần thể II thường hoạt động dưới đất.
- B. Các cá thể ở quần thể 1 thường bắt sâu ở lá cây làm thức ăn; các cá thể ở quần thể II ăn kiến bằng cách gõ mỏ lên thân cây.
C. Các cá thể ở quần thể I hót để gọi bầy và giao phối ở trên các cành cây cao; các cá thể ở quần thể II thường hoạt động và hót để gọi bầy và giao phối ở dưới mặt đất.
- D. Quần thể chim I thường làm tổ ở thân cây sồi, tổ của quần thể II thường ở thân cây bạch dương.
Câu 19: Điều gì sau đây cho thấy các cá thể dị đa bội đã hình thành loài mới từ loài lưỡng bội ban đầu?
- A. Các cá thể đa bội vẫn giao phấn với cá thể lưỡng bội ở quần thể ban đầu tạo ra đời con sống sót và sinh sản được.
- B. Các cá thể đa bội có giá trị thích nghi thấp hơn so với các cá thể loài lưỡng bội ở quần thể ban đầu và trở nên chiếm ưu thế.
C. Các cá thể đa bội chỉ thụ phấn với cá thể đa bội khác, nhưng không thụ phấn thành công với các cá thể lưỡng bội ở quần thể ban đầu.
- D. Các cá thể đa bội bất thụ hoặc không tạo ra đời con sống sót được.
Câu 20: Sự kiện nào sau đây không phải là ví dụ minh hoạ cho tiến hoá lớn?
- A. Sự hình thành sinh vật nhân thực từ các tế bào sinh vật nhân sơ.
- B. Sự hình thành loài động vật sống dưới nước như cá voi từ tổ tiên ở cạn.
C. Sự thay đổi tần số allele quy định màu sắc ở quần thể bướm đêm ở khu công nghiệp nước Anh.
- D. Sự tuyệt chủng của các loài khủng long.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận