Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 4: Đột biến gene

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 4: Đột biến gene có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thể đột biến là

  • A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
  • B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
  • C. cơ thể mang biển dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
  • D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về đột biến gene là không đúng?

  • A. Đột biến gene là những biến đổi của gene liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotide.
  • B. Đột biến gene có thể xuất hiện ở tất cả các gene.
  • C. Đột biến gene có thể làm thay đổi một hoặc một số tính trạng của cơ thể sinh vật.
  • D. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trong nhiễm sắc thể.

Câu 3: Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:

  • A. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
  • B. đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gene lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.
  • C. đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh.
  • D. đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gene ở trạng thái dị hợp.

Câu 4: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gene trong đời cá thể xảy ra như thế nào?

  • A. Đột biến gene trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
  • B. Đột biến gene lặn không được biểu hiện.
  • C. Đột biến gene lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
  • D. Đột biến gene trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.

Câu 5: Đột biến nào khi xảy ra không làm thay đổi số nucleotide nhưng lại làm thay đổi số liên kết hydrogen trong gene?

  • A. Đột biến thay thế cặp A – T bằng G - C.
  • B. Đột biến mất một cặp nucleotide (mất cặp A - T hoặc G – C).
  • C. Đột biến thay thế cặp G - C bằng C - G.
  • D. Đột biến thêm một cặp nucleotide (thêm cặp A - T hoặc G – C).

Câu 6: Đột biến gene phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Đột biến gene phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gene, không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
  • B. Đột biến gene phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gene.
  • C. Đột biến gene không phụ thuộc vào loại tác nhận, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gene.
  • D. Đột biến gene không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gene.

Câu 7: Hóa chất gây đột biến 5-bromouracil (5BU) thường gây đột biến gen dạng

  • A. thay thế cặp G – C bằng cặp T – A.
  • B. thay thế cặp G – C bằng cặp C – G.
  • C. thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
  • D. thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.

Câu 8: Cytosine dạng hiểm C* kết hợp với (1) trong quá trình tái bản DNA tạo ra dạng đột biến (2). Vị trí (1) và (2) tương ứng là:

  • A. (1) adenine, (2) thay thế cặp C - G bằng A – T.
  • B. (1) adenine, (2) thay thế cặp C - G bằng T - A.
  • C. (1) thymin, (2) thay thế cặp C - G bằng A – T.
  • D. (1) thymin, (2) thay thế cặp C - G bằng T - A

Câu 9: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

  • A. Đột biến gene làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong cấu trúc của gen.
  • B. Đột biến gene làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
  • C. Đột biến gene làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
  • D. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gen trên NST.

Câu 10: Sự xuất hiện các nitrogenous base dạng hiếm là do

  • A. các tác nhân sinh học.
  • B. các tác nhân hoá học.
  • C. các tác nhân vật lí.
  • D. các tác nhân bên trong cơ thể sinh vật.

Câu 11: Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình

  • A. nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
  • B. nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng.
  • C. giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
  • D. nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân ở tế bào sinh dục.

Câu 12: Tác nhân gây đột biến 5-bromouracil (5BU) tác động gây đột biến

  • A. thay thế cặp A - T bằng T-A
  • B. thay thế cặp A - T bằng G - C và ngược lại.
  • C. thay thế cặp G - C bằng C - G.
  • D. thay thế cặp A - T bằng G - C.

Câu 13: Một gen có 5000 nucleotide và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hyđrô. Đây là dạng đột biến

  • A. mất một cặp G - C.
  • B. Mất một cặp A - T.
  • C. Thay thế 1 cặp G – C bằng 1 cặp A - T
  • D. Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G - C

Câu 14: Đột biến gene thường xảy ra trong giai đoạn nào?

  • A. Tái bản DNA.
  • B. Phiên mã tổng hợp mRNA.
  • C. Dịch mã tổng hợp protein.
  • D. Biến đổi mRNA sau phiên mã.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotide?

  • A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba
  • B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.
  • C. Làm thay đổi trình tự nucleotide của nhiều bộ ba.
  • D. Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.

Câu 16: Vai trò cơ bản của đột biến gene trong tiến hoá là

  • A. giúp đào thải các cá thể có hại.
  • B. tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
  • C. tạo các biến dị tổ hợp.
  • D. giảm nguyên liệu của quá trình tiến hoá.

Câu 17: Những đột biến nào là đột biến dịch khung

  • A. Mất và thêm nucleotide 
  • B. Thêm và thay thế nucleotide
  • C. Mất và đảo nucleotide
  • D. Chuyển đổi vị trí 1 cặp nucleotide

Câu 18: Vai trò của đột biến gene trong chọn giống là

  • A. tạo ra các loài mới đáp ứng yêu cầu sản xuất.
  • B. tạo ra các gene mới đáp ứng yêu cầu sản xuất.
  • C. tạo ra các tính trạng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất.
  • D. tạo ra các biến dị tổ hợp đáp ứng yêu cầu sản xuất.

Câu 19: Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + C) của gene
  • B. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến
  • C. Đột biến gene có thể làm thay đổi số lượng liên kết hydro của gene
  • D. Những cơ thể mang allele đột biến đều là thể đột biến

Câu 20: Vai trò của đột biến gene trong nghiên cứu di truyền bao gồm những nội dung nào sau đây?

(1) Nghiên cứu đánh giá vai trò và chức năng của gene.

(2) Phát hiện các đột biến gene có lợi hoặc có hại phục vụ công tác chọn tạo giống.

(3) Đưa ra dự đoán về biểu hiện tính trạng ở thế hệ tiếp theo.

(4) Đưa ra dự đoán về giới tính của thế hệ tiếp theo.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác