Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bệnh, tật nào ở người di truyền ngoài nhân?

  • A. Bệnh máu khó đông
  • B. Chứng động kinh
  • C. Tật dính ngón tay 2 và 3
  • D. Tính trạng túm lông trên vành tai

Câu 2: Trao đổi chéo là gì?

  • A. Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các đoạn tương đồng của hai chromatid chị em của một nhiễm sắc thể kép, xảy ra ở kì đầu của giảm phân II.
  • B. Sự trao đổi vật chất di truyền giữa các đoạn tương đồng của hai chromatid không chị em trong cặp tương đồng, xảy ra ở kì đầu của giảm phân I.
  • C. Sự di truyền các gene liên kết nhiễm sắc thể giới tính.
  • D. Trạng thái của nhiễm sắc thể kép sau khi nhân đôi ở pha S của chu kì tế bào.

Câu 3: Gen ngoài nhân được tìm thấy ở:

  • A. Ti thể, lục lạp và DNA vi khuẩn
  • B. Ti thể, lục lạp
  • C. Ti thể, trung thể và nhân tế bào
  • D. Ti thể, lục lạp và ribosome

Câu 4: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Correns phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

  • A. Lai phân tích.
  • B. Lai thuận nghịch.
  • C. Lai tế bào.
  • D. Lai cận huyết.

Câu 5: Các quá trình nào sau đây có thể tạo ra các giao từ tái tổ hợp?

  • A. Sự phân li các allele của một gene trong tế bào ở thể dị hợp tử về gene đó.
  • B. Sự phân li cùng nhau của hai gene liên kết trong tế bào ở thể dị hợp tử kép về hai gene.
  • C. Sự trao đổi chéo giữa hai gene liên kết trong tế bào ở thể dị hợp tử kép về hai gene đó.
  • D. Sự phân li của hai gene nằm trên hai nhiễm sắc thể khác nhau ở thể đồng hợp tử về hai gene đó.

Câu 6: Khi nói về gene ngoài nhân, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các gene ngoài nhân thường tồn tại thành từng cặp allele.
  • B. Ở các loài sinh sản vô tính và hữu tính, gene ngoài nhân đều có khả năng di truyền cho đời con.
  • C. Gene ngoài nhân có khả năng nhân đôi và phiên mã.
  • D. Gene ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại nucleotide là A, T, G, C.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?

  • A. Tạo dòng bất thụ đực tế bào chất sử dụng trong lai giống.
  • B. Phân tích đột biến gene ti thể để chẩn đoán bệnh di truyền.
  • C. Phương pháp sinh em bé “ba cha mẹ".
  • D. Phân tích khả năng di truyền của bệnh di truyền từ cha sang con.

Câu 8: Ở người, một bệnh di truyền do đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể thường quy định. Ý nào sau đây đúng khi nói về sự di truyền của bệnh trên?

  • A. Nếu một em bé bị bệnh, chắc chắn ít nhất một trong các ông bà nội, ngoại của em bị bệnh.
  • B. Bố bị bệnh tất cả con sinh ra đều bị bệnh.
  • C. Mẹ bị bệnh không bao giờ truyền bệnh này cho con trai.
  • D. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh chắc chắn con của họ đều bị bệnh.

Câu 9: Khẳng định nào sau đây về vị trí của gene là đúng?

  • A. Gene chỉ nằm trong nhân tế bào.
  • B. Gene chỉ nằm trong ti thể, lục lạp.
  • C. Gene nằm trong nhân tế bào, ti thể và lục lạp.
  • D. Gene nằm trong nhân tế bào, ti thể, lục lạp và thể golgi.

Câu 10: Ở cây hoa phấn gen quy định lá xanh hay đốm nằm ngoài nhân. Lấy hạt phấn của cây lá xanh thụ phấn cho cây lá đốm sẽ thu được ở đời con:

  • A. 100% lá xanh.
  • B. 100% lá đốm.
  • C. 100% trội.
  • D. 50% lá xanh: 50% đốm.

Câu 11: Xét 3 gene A, B và D cùng năm trên một nhiễm sắc thể. Khoảng cách giữa các gene được biểu diễn bằng sơ đồ sau: A  8 cM B      24 cM      D

Thực hiện phép lai phân tích cá thể dị hợp tử về ba gene nêu trên ABd/abD. Các cá thể có kiểu gene có tần số cao nhất là các kiểu gene nào sau đây?

  • A. ABD/abd và abd/abd
  • B. ABd/abd và abD/abd
  • C. ABD/ABD và abd/abd
  • D. ABd/ABd và abD/abD

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự di truyền ngoài nhân?

  • A. Sự di truyền của các gene ngoài nhân giống các quy luật của gene trong nhân
  • B. Gene ngoài nhân luôn phân chia đồng đều cho các tế bào con trong phản bào
  • C. Nếu bố mẹ có kiểu hình khác nhau thì kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau.
  • D. Tính trạng do gene ngoài nhân quy định phân bố không đều ở 2 giới.

Câu 13: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao do gene nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng kháng thuốc do gene nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ tế bào của một con đực A có màu lông vàng, chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân của cơ thể cái B có màu lông đỏ, chân thấp, không kháng thuốc tạo được tế bào chuyển nhân C. Nếu tế bào C phát triển thành cơ thể thì kiểu hình của cơ thể này là

  • A. Đực, lông vàng, chân cao, kháng thuốc.
  • B. Đực, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
  • C. Cái, lông vàng, chân cao, không kháng thuốc
  • D. Đực, lông vàng, chân thấp, kháng thuốc.

Câu 14: Khẳng định nào sau đây về hiện tượng di truyền không đồng nhất là không đúng?

  • A. Đột biến tạo ra nhiều allele của cùng một gene.
  • B. Khi tế bào phân chia, sự phân chia tế bào chất không đều tạo nên các tế bào con mang đột biến hoặc không.
  • C. Sau phân bào, các tế bào con mang gene đột biến đều nhau.
  • D. Gene quy định tính trạng năm trong lục lạp hoặc ti thể.

Câu 15: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm:

  • A. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa vàng.
  • B. 100% cây hoa đỏ.
  • C. 100% cây hoa vàng.
  • D. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa đỏ.

Câu 16: Hình vẽ mô tả sơ đồ phương pháp sinh trẻ “ba cha mẹ”. Các số 1, 2, 3 và 4 trong hình thể hiện nội dung nào sau đây?

A diagram of a diagram of a circular object

Description automatically generated

  • A. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
  • B. 1: Ti thể mang gene lành, 2: ti thể mang gene bệnh, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
  • C. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ bình thường được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào trứng của người hiến tặng.
  • D. 1: Ti thể mang gene bệnh, 2: ti thể mang gene lành, 3: nhân của tế bào trứng của người mẹ mắc bệnh được tách ra, 4: loại bỏ nhân của tế bào không mang bệnh.

Câu 17: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:

Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.

Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.

Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:

  • A. 100% cây hoa trắng.
  • B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
  • C. 100% cây hoa đỏ.
  • D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.

Câu 18: Gene mã hoá protein xúc tác sinh tổng hợp diệp lục năm trên phân tử DNA (1). Khi gene này bị (2) mất chức năng, diệp lục không được tổng hợp nên lá cây có màu (3). Tế bào có chứa nhiều lục lạp, phân tử DNA trong mỗi lục lạp có thể mang gene đột biến hoặc không đột biến. Vị trí (1), (2) và (3) tương ứng là:

  • A. (1) lục lạp, (2) đột biến, (3) đốm hoặc trắng
  • B. (1) nhân, (2) đột biến, (3) đốm hoặc trắng
  • C. (1) lục lạp, (2) đột biến, (3) xanh
  • D. (1) nhân, (2) đột biến, (3) xanh

Câu 19: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

  • A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới
  • B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường
  • C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh
  • D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh

Câu 20: Khẳng định nào sau đây không phải là cơ sở di truyền của gene ngoài nhân.

  • A. Gene quy định tính trạng nằm trong lục lạp hoặc tỉ thể.
  • B. Tế bào chứa nhiều lục lạp hoặc tỉ thể, mỗi lục lạp hoặc tỉ thể có thể mang gene đột biến hoặc không đột biến.
  • C. Sự phân chia không đồng đều tế bào chất trong giảm phân tạo ra các tế bào tinh trùng mang gene đột biến hoặc không đột biến khác nhau.
  • D. Sự phân chia không đồng đều tế bào chất trong giảm phân tạo ra các tế bào trứng mang gene đột biến hoặc không đột biến khác nhau.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác