Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 21: Sinh thái học quần thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 21: Sinh thái học quần thể có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là so

  • A. có cùng nhu cầu sống
  • B. đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi
  • C. đối phó với kẻ thù
  • D. mật độ cao

Câu 2: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. quần thể
  • B. tập hợp cá thể voi
  • C. quần xã
  • D. hệ sinh thái

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về quần thể sinh vật là không dùng?

  • A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một
  • B. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, được hình thành qua một quá trình
  • C. Quần thể là các cá thể cùng loài, tụ tập một cách ngẫu nhiên thành một nhóm và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.
  • D. Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, thích nghi với môi trường và có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới.

Câu 4: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

  • A. ổ sinh thái
  • B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi
  • C. ổ sinh thái, hình thái
  • D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Câu 5: Những đặc điểm nào sau đây không có ở mỗi cá thể?

(1) Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi, tỉ lệ giới

tính và sự phân bố trong không gian.

(2) Các cá thể luôn tác động qua lại với nhau thông qua mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.

(3) Có sự trao đổi chất trong cơ thể sinh vật và giữa sinh vật với môi trường.

(4) Hoạt động sống và số lượng cả thể luôn được điều chỉnh tương ứng phù hợp với điều kiện môi trường.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 6: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là

  • A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù
  • B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót và sinh sản của các cá thể
  • C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường
  • D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường

Câu 7: Trong những dấu hiệu sau, dấu hiệu nào không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?

  • A. Sống theo đàn.
  • B. Các cá thể đánh nhau.
  • C. Chim đầu đàn bay đầu tiên.
  • D. Sự quần tụ của các cá thể động vật khi thời tiết lạnh.

Câu 8: Số lượng cá thể của quần thể rươi thường tăng mạnh vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, sự biến động số lượng cá thể của quần thể rươi là kiểu biến động theo

  • A. chu kì ngày đêm.
  • B. chu kì tuần trăng.
  • C. chu kì mùa.
  • D. chu kì nhiều năm.

Câu 9: Sự biến động không theo chu kì thường xảy ra do những nguyên nhân nào sau đây?

(1) Thiên tai, lũ lụt.

(2) Dịch bệnh.

(3) Hoạt động khai thác của con người.

(4) Sự thay đổi có tính chu kì của môi trường sống.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 10: Những hiện tượng nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

(1) Hiện tượng tỉa thưa ở thực vật.

(2) Hiện tượng nhập dân ở động vật.

(3) Hiện tượng tách đản ở động vật.

(4) Hiện tượng liền rễ ở thực vật.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (1), (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (1), (4).

Câu 11: Khí nói về nguyên nhân của sự tăng trưởng nhanh ở quần thể người hiện nay,

phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện.
  • B. Tuổi thọ của con người ngày càng được tăng cao.
  • C. Con người ít bị bệnh.
  • D. Mức tử vong thấp hơn mức sinh sản.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về kích thước của quần thể là không đúng?

  • A. Kích thước quần thể của một quần thể xác định thường không đổi theo
  • B. Kích thước quần thể là tổng số cá thể phân bố trong khoảng không gian mà
  • C. Kích thước quần thể thường dao động trong khoảng tối thiểu tới tối đa.
  • D. Quần thể sẽ suy thoái và tuyệt chủng nếu kích thước quần thể nhỏ hơn kích thước tối thiểu.

Câu 13: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể, yếu tố nào sau đây không phụ thuộc vào tiềm năng sinh học của quần thể sinh vật?

(1) Mức sinh sản.

(2) Mức tử vong

(3) Mức nhập cư.

(4) Mức xuất cư.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (1). (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (2), (3).

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về tỉ lệ giới tỉnh của quần thể là không đúng?

  • A. Trong tự nhiên, tỉ lệ đực: cái thưởng xấp xỉ 1: 1.
  • B. Tỉ lệ giới tỉnh của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
  • C . Tỉ lệ giới tính của quần thể không thay đổi theo điều kiện sống.
  • D. Khả năng sinh sản của những quần thể vật nuôi như lợn, gà phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cá thể cái.

Câu 15: Kích thước quần thể tăng trưởng một cách đột ngột thường do yếu tố nào sau đây?

  • A. Mức sinh sản.
  • B. Mức tử vong.
  • C. Mức nhập cư.
  • D. Mức xuất cr.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về nhóm tuổi của quần thể là không đúng?

  • A. Khi sắp xếp các nhóm tuổi kế tiếp nhau (từ già đến non) thì sẽ được hình tháp tuổi của quần thể.
  • B. Hình tháp tuổi cho thấy xu thế phát triển của quần thể, dựa vào đó người ta có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật hiệu quả
  • C. Nhóm tuổi của quần thể được phân chia dựa vào thời gian sống của chúng.
  • D. Quần thể sinh vật thường gồm ba nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Câu 17: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể sinh vật (kí hiệu D. T và H) thuộc cùng một loài, người ta thu được kết quả trong bảng.

Quần thể

 

Số lượng cá thể

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

D

250

320

280

T

350

300

250

H

250

250

200

Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Quần thể D đang giảm sút.
  • B. Quần thể T đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
  • C. Quần thể H đang trong giai đoạn ổn định.
  • D. Nếu khai thác với mức độ như nhau thì quần thể H phục hồi nhanh nhất.

Câu 18: Đường cong tăng trưởng có hình chữ J thường diễn ra trong những điều kiện nào?

(1) Mức độ sinh sản tối đa.

(2) Mức độ tử vong tối thiểu.

(3) Môi trường sống thoả mãn nhu cầu của các cá thể trong quần thể.

(4) Mức độ tử vong gần như bằng không.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (2), (3), (4).

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về mật độ cá thể của quần thể là không đúng?

  • A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng các cá thể) trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống.
  • B. Mật độ cá thể của quần thể cho biết khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể.
  • C. Mật độ cá thể trong quần thể luôn ổn định theo thời gian.
  • D. Mật độ cá thể phản ánh mức độ sử dụng nguồn sống, sự ô nhiễm môi trường, số lần gặp nhau giữa con đực và con cái trong mùa sinh sản.

Câu 20: Những yếu tố nào sau đây làm suy giảm kích thước của quần thể sinh vật?

(1) Mức sinh sản.

(2) Mức tử vong.

(3) Mức nhập cư.

(4) Mức xuất cư.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (1), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (2), (4).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác