Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 22: Sinh thái học quần xã

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 22: Sinh thái học quần xã có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong số các sinh vật sau, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?

  • A. Hươu.
  • B. Mèo.
  • C. Tảo.
  • D. Nấm.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về quần xã sinh vật là không đúng?

  • A. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, được hình thành qua một quá trình lịch sử, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.
  • B. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với môi trường sống.
  • C. Quần xã sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, trong đó các cá thể gắn bó chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định.
  • D. Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sinh sống với nhau, các loài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh.

Câu 3: Những con voi trong vườn bách thú là

  • A. quần thể
  • B. tập hợp cá thể voi
  • C. quần xã
  • D. hệ sinh thái

Câu 4: Trong quần xã sinh vật, các loài như hồ và báo là

  • A. loài chủ chốt.
  • B. loài ưu thế.
  • C. loài đặc trưng
  • D. loài ngẫu nhiên.

Câu 5: Mối quan hệ nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hình thành ổ sinh thái?

  • A. Quan hệ cạnh tranh.
  • B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.
  • C. Quan hệ kí sinh.
  • D. Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không chính xác về đặc điểm đặc trưng của quần xã sinh vật?

  • A. Là một cấu trúc ổn định tương đối với các đặc trưng cơ bản về thành phần loài và sự phân bố các loài trong không gian.
  • B. Các loài trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau và hình thành nên các bậc dinh dưỡng.
  • C. Là một cấu trúc ổn định về số lượng, mật độ cá thể, thành phần lứa tuổi và tỉ lệ giới tính.
  • D. Các loài trong quần xã có tác động qua lại với nhau và với môi trường tạo nên sự cân bằng và giúp quần xã tăng trưởng.

Câu 7: Sinh vật phân giải gồm các nhóm sinh vật nào?

(1) Nấm.

(2) Vi khuẩn.

(3) Vi sinh vật cổ.

(4) Vi tảo.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4)
  • C. (1), (3), (4)
  • D. (2), (3), (4).

Câu 8: Trong các quan hệ sinh thái sau, quan hệ nào chỉ một bên có lợi còn một bên bất lợi?

  • A. Quan hệ cộng sinh.
  • B. Quan hệ hợp tác.
  • C. Quan hệ hội sinh.
  • D. Quan hệ kí sinh.

Câu 9: Nối nhóm loài với các đặc điểm của các thành phần loài tương ứng.

Nhóm loàiĐặc điểm
(1) Loài ưu thế(a) Là loài có số lượng cá thể ít nhưng hoạt động mạnh, chi phối các loài sinh vật khác thông qua việc kiểm soát chuỗi thức ăn.
(2) Loài đặc trưng(b) Là loài có số lượng cá thể nhiều và mức độ hoạt động mạnh, chi phối các loài sinh vật khác và môi trường.
(3) Loài chủ chốt(c) Là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải môi trường sống tự nhiên của chúng.
(4) Loài ngoại lai(d) Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc ở đó chúng có số lượng nhiều, tạo nên sự khác biệt so với các loài khác.

Trật tự ghép nối nào sau đây là đúng?

  • A. (1) - (a), (2) - (b), (3) - (d), (4) - (c).
  • B. (1) - (b), (2) - (a), (3) - (d), (4) - (c).
  • C. (1) - (d), (2) - (b), (3) - (a), (4) - (c).
  • D. (1) - (b), (2) - (d), (3) - (a), (4) - (c).

Câu 10: Mối quan hệ nào thường làm cho các loài tham gia đều bị ảnh hưởng bất lợi?

  • A. Quan hệ cạnh tranh.
  • B. Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác,
  • C. Quan hệ kí sinh.
  • D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Câu 11: Trong ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá như mè trăng, mè hoa, trăm cỏ, trắm đen, trôi, chép. Giải thích nào sau đây là đúng?

  • A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài sinh vật nổi như tảo và động vật phù du.
  • B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
  • C. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
  • D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật là không đùng?

  • A. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật được đánh giá dựa trên số lượng các loài khác nhau và tỉ lệ số cá thể mỗi loài trên tổng số cá thể trong quân xã
  • B. Mức độ đa dạng và phong phú của quân xã sinh vật phụ thuộc vào các nhân tổ hữu sinh và vô sinh.
  • C. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài nhiều và độ phong phú tương đổi của mỗi loài cao.
  • D. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật thường thay đổi theo xu hưởng tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, từ chân núi lên đỉnh núi, từ bờ đến khơi xa, từ tầng nước mặt đến tầng đáy sâu.

Câu 13: Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ở sinh thái của một loài là không gian sống mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
  • B. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau.
  • C. Các loài động vật khác nhau cùng sinh sống trong một sinh cảnh thường có ổ sinh thái về nhiệt độ giống nhau hoàn toàn.
  • D. Các loài chim khác nhau cùng sinh sống trên một loài cây thường có ổ sinh thái dinh dưỡng không giống nhau.

Câu 14: Trong quần xã sinh vật có các loài sinh vật sau: có, thỏ, dẻ, mèo rừng, vi khuẩn gây bệnh trên mèo rừng. Có những mối quan hệ sinh thái nào giữa các loài trên?

(1) Quan hệ cạnh tranh.

(2) Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

(3) Quan hệ kỉ sinh.

(4) Quan hệ ức chế – cảm nhiễm.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3).
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật là không đùng?

  • A. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật được đánh giá dựa trên số lượng các loài khác nhau và tỉ lệ số cá thể mỗi loài trên tổng số cá thể trong quân xã
  • B. Mức độ đa dạng và phong phú của quân xã sinh vật phụ thuộc vào các nhân tổ hữu sinh và vô sinh.
  • C. Một quần xã ổn định thường có số lượng loài nhiều và độ phong phú tương đổi của mỗi loài cao.
  • D. Độ đa dạng và phong phú của quần xã sinh vật thường thay đổi theo xu hưởng tăng dần từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, từ chân núi lên đỉnh núi, từ bờ đến khơi xa, từ tầng nước mặt đến tầng đáy sâu.

Câu 16: Những loài sinh vật nào sau đây được coi là loài ngoại lai khi được nuôi trồng ở Việt Nam?

(1) Bèo tây.

(2) Ốc bươu vàng.

(3) Cá chép.

(4) Rùa tai đó.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (3), (4).

Câu 17: Trong tổ hợp các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm nào được phân chia đúng theo cấu trúc chức năng dính dưỡng trong quần xã?

  • A. Sinh vật tự dưỡng, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 
  • B. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thịt và sinh vật phân giải.
  • C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
  • D. Sinh vật ăn cỏ, sinh vật ăn thịt và sinh vật phân giải.

Câu 18: Những hành động nào sau đây của con người bảo vệ các quần xã sinh vật?

(1) Tăng cường nhập nội các giống cây trồng và vật nuôi quý hiếm.

(2) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

(3) Bảo vệ và phục hồi các loài động vật, thực vật quý hiếm.

(4) Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để thay thể biện pháp hoá học.

  • Α. (1), (2), (3).
  • Β. (1), (3), (4).
  • C. (2), (3), (4).
  • D. (1), (2), (4).

Câu 19: Sinh vật sản xuất là những sinh vật nào?

(1) Quang tự dưỡng.

(2) Quang dị dưỡng

(3) Hoá tự dưỡng.

(4) Hoá dị dưỡng.

  • Α. (1), (2).
  • Β. (1), (3).
  • C. (3), (4).
  • D. (2), (4).

Câu 20: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa

  • A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường
  • B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn
  • C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
  • D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác