Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hoá tồn tại dưới dạng đột biến nào sau đây?

  • A. Thể khuyết nhiễm.
  • B. Thể ba nhiễm.
  • C. Thể tam bội.
  • D. Thể tứ bội.

Câu 2: Thuốc Tamoxifen là ứng dụng của điều hòa biểu hiện gene trong lĩnh vực:

  • A. y dược.
  • B. nghiên cứu di truyền.
  • C. trồng trọt.
  • D. chăn nuôi.

Câu 3: Đột biến gene xảy ra do tác nhân hoá học nào?

  • A. Tia phóng xạ.
  • B. Virus.
  • C. 5-bromouracil.
  • D. Tia tử ngoại.

Câu 4: Theo mô hình của Jacob và Monod, thành phần nào sau đây không nằm trong cấu trúc của operon lac ở vi khuẩn E.coli?

  • A. Gene cấu trúc Y.
  • B. Gene cấu trúc Z.
  • C. Gene điều hòa I.
  • D. Gene cấu trúc A.

Câu 5: Một đoạn NST của ruồi giấm có trình tự các gene như sau: ABCDE·GHIK (dấu · là tâm động). Do xảy ra đột biến mất đoạn ABC, trình tự các gene trên NST sau đột biến là

  • A. DE·GHIK.
  • B. DE·GHABCIK.
  • C. E·GHIK.
  • D. CBADE·GHIK.

Câu 6: Thể đột biến là

  • A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
  • B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
  • C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
  • D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 7: Quá trình nào sau đây có giai đoạn hoạt hóa amino acid?

  • A. Phiên mã tổng hợp mRNA.
  • B. Dịch mã.
  • C. Phiên mã tổng hợp tRNA.
  • D. Tái bản DNA.

Câu 8: Một nghiên cứu chỉ ra rằng tính trạng màu lông do một gene quy định, tuy nhiên, có thể quan sát được thỏ với bốn màu lông khác nhau: bạch tạng, nâu, trắng có đốm đen (kiểu hình chinchilla), trắng ở thân và đen ở chi (kiểu hình hymalaya). Sự di truyền tính trạng màu lông thỏ tuân theo hiện tượng di truyền nào?

  • A. Trội không hoàn toàn.
  • B. Gene đa hiệu.
  • C. Tương tác gene không allele.
  • D. Gene đa allele.

Câu 9: Trên sơ đồ cấu tạo của operon lac ở vi khuẩn E.coli, kí hiệu O (operator) có ý nghĩa là

TRẮC NGHIỆM

  • A. vùng khởi động.
  • B. vùng kết thúc.
  • C. vùng mã hóa.
  • D. vùng vận hành.

Câu 10: Một phân tử DNA của vi khuẩn thực hiện tái bản, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?

  • A. 52.
  • B. 51.
  • C. 50.
  • D. Không xác định.

Câu 11: Một đột biến điểm làm biến đổi bộ ba 3’TAC5’ trên một mạch của allele ban đầu thành bộ ba 3’TGC5’ của allele đột biến. Theo lí thuyết, số liên kết hydrogen của allele đột biến thay đổi như thế nào so với allele ban đầu?

  • A. Tăng thêm 1.
  • B. Không thay đổi.
  • C. Tăng thêm 2.
  • D. Giảm đi 1.

Câu 12: Ví dụ nào sau đây chứng tỏ điều hòa biểu hiện gene có vai trò quyết định tính đặc thù mô, cơ quan và giai đoạn phát triển cơ thể.

  • A. Ở người, gene mã hóa epsilon-2 globin (HBE2) chỉ biểu hiện ở giai đoạn phôi, gene mã hóa beta-globin (HBB) chỉ biểu hiện ở giai đoạn trưởng thành.
  • B. Khi tế bào chịu tác động của bức xạ tia tử ngoại (UV), các gene mã hóa protein sửa chữa DNA được cảm ứng biểu hiện giúp tế bào sống sót.
  • C. Các gene tổng hợp kháng thể ở các tế bào miễn dịch được kích hoạt khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
  • D. Khi tế bào gặp điều kiện nhiệt đô cao bất thường, một số gene được kích hoạt để tạo ra các protein chống sốc nhiệt.

Câu 13: Mỗi nucleosome gồm bao nhiêu phân tử protein dạng histone?

  • A. 3.
  • B. 5.
  • C. 8.
  • D. 13.

Câu 14: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?

  • A. Các nucleotide tự do.
  • B. Enzyme ligase.
  • C. Amino acid.
  • D. DNA polymerase.

Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzyme amylase ở đại mạch?

  • A. Lặp đoạn.
  • B. Chuyển đoạn.
  • C. Đảo đoạn.
  • D. Mất đoạn.

Câu 16: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

  • A. 5’AUA3’.
  • B. 5’AUG3’.
  • C. 5’AAG3’.
  • D. 5’UAA3’.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây về đột biến gene là sai?

  • A. Đột biến gene có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến.
  • B. Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gene.
  • C. Đột biến gene làm xuất hiện các allele khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  • D. Đột biến thay thế một cặp nucleotide luôn làm thay đổi chức năng của protein.

Câu 18: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotitde có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:

  • A. A+G=80%; T+C=20%.
  • B. A+G=20%; T+C=80%.
  • C. A+G=25%; T+C=75%.
  • D. A+G= 75%; T+C=25%.

Câu 19: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là

  • A. 700 nm.
  • B. 300 nm.
  • C. 30 nm.
  • D. 10 nm.

Câu 20: Khi nói về operon lac ở vi khuẩn E.coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Gene điều hòa lacI nằm trong thành phần của operon lac.

II. Trình tự O (operator) là nơi RNA polymerase bám vào và khởi đầu phiên mã.

III. Khi môi trường không có lactose thì gene điều hòa lacI không phiên mã.

IV. Khi gene cấu trúc lacA và gene cấu trúc lacZ đều phiên mã 12 lần thì gene cấu trúc lacY cũng phiên mã 12 lần.

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 1.

Câu 21: Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng theo thứ tự 

  • A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
  • B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
  • C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
  • D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.

Câu 22: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do

  • A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
  • B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
  • C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
  • D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.

Câu 23: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gene: aaBb và DdEe tạo ra F1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hóa các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gene nào sau đây?

  • A. AAbbDDEE.
  • B. aaBbDdEe.
  • C. aaBbDDEe.
  • D. aaBBddEE.

Câu 24: Triplet 3’CAT5’ mã hóa amino acid valine, tRNA vận chuyển amino acid này có anticodon là 

  • A. 5’GUA3’.
  • B. 3’CAU5’.
  • C. 5’CAU3’.
  • D. 3’GUA5’.

Câu 25: Khi nói về quá trình tái bản DNA, xét các kết luận sau đây:

(1) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản DNA.

(2) Enzyme DNA-polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới.

(3) Sự tái bản của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự tái bản của DNA trong nhân tế bào.

(4) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

(5) Sự tái bản DNA diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác