Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cấu trúc của DNA là:

  • A. Chuỗi xoắn kép.
  • B. Chuỗi xoắn đơn.
  • C. Chuỗi thẳng kép.
  • D. Chuỗi thẳng đơn.

Câu 2: Da sẫm màu được quy định bởi kiểu gene:

  • A. AABBDD.        
  • B. AaBbDd.           
  • C. AAbbDd.           
  • D. aabbdd.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Đột biến gen là đột biến thay thế 1 cặp nucleotide có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A + T)/(G + C) của gene.
  • B. Đột biến gen là đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.
  • C. Đột biến gen là đột biến gene có thể làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen của gene.
  • D. Đột biến gen là những cơ thể mang allele đột biến đều là thể đột biến.

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là

  • A. DNA và protein histone.
  • B. DNA và mRNA.
  • C. DNA và tRNA.
  • D. RNA và protein.

Câu 5: Thí nghiệm phát hiện operon lac ở vi khuẩn E.coli, Monod và Jacob sử dụng môi trường nào sau đây để nuôi vi khuẩn E.coli trong lô thí nghiệm?

  • A. Môi trường không có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
  • B. Môi trường có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
  • C. Môi trường có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
  • D. Môi trường không có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.

Câu 6: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là:

  • A. A, U, G, C.
  • B. A, T, G, C.
  • C. A, D, R, T.
  • D. U, R, D, C.

Câu 7: Allele B bị đột biến điểm tại cùng 1 triplet tạo thành các allele B1, B2 và B3. Các chuỗi polypeptide do các allele này quy định lần lượt là: B, B1, B2 và B3 chỉ khác nhau 1 amino acid đó là Gly ở chuỗi B bị thay bằng Ala ở chuỗi B1, Arg ở chuỗi B2 và Trp ở chuỗi B3. Cho biết các triplet được đọc trên mạch khuôn của gene theo chiều 3’ → 5’ và các codon mã hóa các amino acid tương ứng ở bảng sau:

Amino acidGlycine (Gly)Alanine (Ala)

Arginine 

(Arg)

Tryptophan 

(Trp)

Codon5’GGU3’; 5’GGC3’; 5’GGA3’; 5’GGG3’5’GCU3’; 5’GCC3’; 5’GCA3’ 5’GCG3’5’CGU3’; 5’CGC3’; 5’CGA3’; 5’CGG3’; 5’AGA3’; 5’AGG3’5’UGG3’

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng về sự xuất hiện của các allele đột biến trên?

  • A. Các allele B1, B2, B3 đều là kết quả của đột biến dẫn đến thay thế nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly.
  • B. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng G tạo ra triplet mã hóa Ala ở allele B1.
  • C. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ hai của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng A tạo ra triplet mã hóa Trp ở allele B3.
  • D. Đột biến dẫn đến nucleotide thứ nhất của triplet mã hóa Gly ở allele B bị thay bằng T hoặc G tạo ra triplet mã hóa Arg ở allele B2.

Câu 8: Giả sử có một gene với số lượng các cặp nucleotide ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:

ExonIntronExonIntronExonIntronExon
901301509090120150

Phân tử protein có chức năng sinh học được được tạo ra từ gene này chứa bao nhiêu amino acid?

  • A. 160.
  • B. 159.
  • C. 158.
  • D. 76.

Câu 9: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AABB giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 2.                      
  • B. 4.                       
  • C. 3.                       
  • D. 1.

Câu 10: Gene cấu trúc quy định enzyme 

  • A. β-galactosidase.
  • B. permease.
  • C. transacetylase.
  • D. RNA polymerase.

Câu 11: Gene là 

  • A. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA.
  • B. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide.
  • C. đoạn trình tự nucleotide trên DNA mang thông tin di truyền mã hóa RNA hoặc chuỗi polypeptide
  • D. đoạn nucleotide trên RNA mang thông tin di truyền mã hóa chuỗi polypeptide

Câu 12: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các codon trên mRNA thành trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide.
  • B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nucleotide tự do.
  • C. Trong quá tái bản DNA, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
  • D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.

Câu 13: Những đột biến trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide gọi là dạng đột biến nào sau đây?

  • A. Đột biến số lượng NST.        
  • B. Đột biến cấu trúc NST.
  • C. Đột biến điểm.
  • D. Thể đột biến.

Câu 14: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

  • A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
  • B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
  • C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
  • D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.

Câu 15: Quan sát hình vẽ dưới, hãy cho biết (1), (2), (3) lần lượt là

TRẮC NGHIỆM

  • A. DNA ligase, phân đoạn okazaki, mồi RNA.
  • B. Phân đoạn okazaki, DNA ligase, mồi RNA.
  • C. Mồi RNA, phân đoạn okazaki, DNA ligase.
  • D. DNA ligase, mồi RNA, phân đoạn okazaki.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là không đúng?

  • A. Nhiễm sắc thể bị mất đi một đoạn.
  • B. Nhiễm sắc thể nhận được một đoạn chuyển đến từ nhiễm sắc thể không tương đồng khác.
  • C. Nhiễm sắc thể cho và nhận được một đoạn tương đồng chuyển đến từ nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
  • D. Nhiễm sắc thể không thay đổi về số lượng các đoạn nhưng có sự đảo vị trí giữa hai đoạn.

Câu 17: Trong quá trình tái bản, guanine dạng hiếm (G*) bắt đôi với nucleotide nào sau đây có thể gây nên đột biến gene?

  • A. Adenine.
  • B. Thymine.
  • C. Cytosine.
  • D. Guanine.

Câu 18: Trong operon lac, cụm gene cấu trúc Z, Y, A có vai trò

  • A. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng promoter để khởi đầu phiên mã.
  • B. tổng hợp enzyme RNA polymerase bám vào vùng promoter để khởi đầu phiên mã.
  • C. tổng hợp protein ức chế bám vào vùng operater để ngăn cản quá trình phiên mã.
  • D. tổng hợp các loại enzyme tham gia vào phản ứng phân giải đường lactose.

Câu 19: Ở cây hoa mõm chó (Antirrhinum majus L.), màu sắc của hoa do một gene quy định. Khi thực hiện phép lai giữa hai cây thuần chủng có hoa màu đỏ và hoa màu trắng với nhau thu được F1 gồm toàn cây có hoa màu hồng (màu sắc trung gian giữa hai dạng bố mẹ). Hiện tượng này được gọi là

  • A. trội hoàn toàn.                       
  • B. trội không hoàn toàn.
  • C. sự pha trộn vật chất di truyền. 
  • D. đồng trội.

Câu 20: Trong quá trình tái bản DNA, một trong những vai trò của enzyme polymerase là

  • A. bẻ gãy các liên kết hydrogen giữa hai mạch của phân tử DNA.
  • B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
  • C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của DNA.
  • D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử DNA.

Câu 21: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

I. Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.

II. Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.

III. Khi quá trình phân bảo của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).

IV. Cây A có thể là thể ba.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 22: Trình tự nucleotide trên một đoạn phân tử mRNA là

3’--AGUGUCCUAUA--5’

Trình tự nucleotide đoạn tương ứng trên mạch khuôn của gene là

  • A. 5’--AGUGUCCUAUA --3’  .         
  • B. 5’--TCACAGGATAT--3’.
  • C. 5’--TGACAGGAUTA--3’.             
  • D. 3’--UCACAGGAUAU--5’.

Câu 23: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon lac ở vi khuẩn E.coli, đột biến xảy ra tại vị trí nào sau đây của operon thì quá trình phiên mã của các gene Z, Y, A có thể không diễn ra ngay cả khi môi trường có lactose?

  • A. Gene cấu trúc Z.
  • B. Trình tự P (promoter).
  • C. Gene cấu trúc Y.
  • D. Gene cấu trúc A.

Câu 24: Hình ảnh sau đây mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST:

TRẮC NGHIỆM

1. Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histone và 146 cặp nucleotide, được gọi là nucleosome.

2. Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.

3. Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của NST và có đường kính 700 nm.

4. Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kì giữa của quá trình nguyên phân.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác