Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene vã hoán vị gene

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Cánh diều bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene vã hoán vị gene có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh nào là bệnh di truyền liên kết với giới tính?

  • A. Bệnh máu khó đông.
  • B. Bệnh tiểu đường.
  • C. Bệnh ung thư máu.
  • D. Bệnh bạch tạng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
  • B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tỉnh.
  • C. Ở một số loài côn trùng như bướm, cá thể đực là giới đồng giao tử, cá thể cái là giới dị giao tử.
  • D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tỉnh.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?

  • A. Kiểu hình của các cơ thể con đều giống mẹ.
  • B. Một cơ thể dùng làm mẹ lai với các cơ thể khác nhau vẫn cho đời con cùng 1 kiểu hình.
  • C. Gene quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X.
  • D. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là không đúng?

  • A. Tính trạng do gene ngoài nhân quy định.
  • B. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con chỉ phụ thuộc vào cá thể mẹ.
  • C. Tính trạng biểu hiện ở thế hệ con phụ thuộc vào cá thể bố và mẹ.
  • D. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.

Câu 5: Bệnh máu khó đông (hemophilia) là bệnh di truyền liên kết giới tỉnh do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X và không gây chết ở tuổi còn trẻ. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Bố bị máu khó đông và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con gái bị bệnh là 25%.
  • B. Bố không bị bệnh và mẹ là thể mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 25% và đó là con trai.
  • C. Bố bị máu khó đông và mẹ không mang gene bệnh có nguy cơ sinh con bị bệnh là 50%.
  • D. Mẹ bị máu khó đông thì con trai cũng bị máu khó đông.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không đúng?

  • A. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
  • B. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
  • C. Các tính trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
  • D. Có hiện tượng di truyền không đồng nhất.

Câu 7: Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền do đột biến gene lặn nằm trên X. Những nhận định nào sau đây về bố mẹ của người này là đúng?

(1) Mẹ của người này truyền allele lặn gây bệnh cho cô ấy.

(2) Bố của người này có khả năng mắc bệnh đó.

(3) Mẹ của người này không biểu hiện bệnh đó.

  • A. (1)
  • Β. (2)
  • C. (1) và (2)
  • D. (2) và (3)

Câu 8: Một trong những đặc điểm của gen trong tế bào chất là:

  • A. gen của con được thừa hưởng hoàn toàn từ bố.
  • B. phân chia không đồng đều về các tế bào con trong phân bào.
  • C. rất khó bị đột biến.
  • D. luôn tồn tại thành cặp allele.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về gene ngoài nhân là đúng?

  • A. Gene ngoài nhân nằm trên phân tử DNA mạch xoắn kép, không đóng vòng.
  • B. Gene ngoài nhân không mã hoá mRNA.
  • C. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng tế bào.
  • D. Gene ngoài nhân mã hoá một số protein màng tỉ thể hoặc lục lạp.

Câu 10: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh. Nhận định nào sau đây giải thích cho lí do C, D, E, G không bị máu khó đông là đúng?

  • A. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và người đàn ông A chỉ truyền nhiễm sắc thể Y cho các con của người này.
  • B. Máu khó đông là bệnh do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X và các con C, D, E và G nhận nhiễm sắc thể X mang gene bình thường từ người mẹ B.
  • C. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể Y, các con C, D, E và G chỉ nhận nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.
  • D. Máu khó đông là bệnh liên kết nhiễm sắc thể X, C và D phải nhận allele đột biển lặn trên nhiễm sắc thể X từ người đàn ông A.

Câu 11: Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

  • A. Ti thể của bố.
  • B. Ti thể của bố hoặc mẹ.
  • C. Ti thể của mẹ.
  • D. Nhân tế bào của cơ thể mẹ.

Câu 12: Quan sát hình về sự tiếp hợp và trao đổi chéo của hai nhiễm sắc thể kép trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, biểu diễn vị trí của 3 gene liên kết (A, B, C). Nếu có sự trao đổi chéo xảy ra ở vị trí giữa gene A và B như hình, các loại giao tử mà tế bào này có thể tạo ra được là gì?

A diagram of a number of objects

Description automatically generated

  • A. ABC, abc, Abc, aBC
  • B. Abc, aBC
  • C. ABC, abc
  • D. ABC, ABC, abc, abC

Câu 13: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?

  • A. 16
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 17

Câu 14: Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con. Nếu họ muốn sinh 2 người con trai và 1 người con gái thì khả năng thực hiện mong muốn đó là

  • A. 3/8. 
  • B. 7/8.
  • C. 1/12. 
  • D. 8/9. 

Câu 15: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh. Nếu con gái của D kết hôn với một người đàn ông không mắc bệnh, xác suất họ sinh con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu?

  • A. 0%
  • B. 25%
  • C. 50%
  • D. 75%

Câu 16: Loài nào sau đây con đực có cặp NST giới tính XO?

  • A. Chim.
  • B. Châu chấu. 
  • C. Thỏ.  
  • D. Ruồi giấm.

Câu 17: Máu khó đông là bệnh di truyền hiếm gặp trong quần thể. Người đàn ông A bị máu khó đông kết hôn với người phụ nữ B không mắc bệnh. Họ có 4 con gồm: hai con trai (C và D) và hai con gái (E và G), cả bốn người con đều không biểu hiện bệnh máu khó đông. Các con của A và B đều kết hôn với những người không bị bệnh; không có người con nào của C và D bị bệnh; các con trai của E và G bị máu khó đông, còn các con gái của họ không bị bệnh. Các cá thể nào sau đây có kiểu gene dị hợp tử về gene gây bệnh máu khó đông?

  • A. A, C và D
  • B. C, D, E và G
  • C. A và B
  • D. E và G

Câu 18: Bệnh mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu lục) do gene lặn liên kết nhiễm sắc thể X quy định. Một người đàn ông bị mù màu kết hôn với một phụ nữ không mắc bệnh, họ có một con gái không bị mù màu. Nếu người con gái này kết hôn với một người đàn ông không bị bệnh, xác xuất họ sinh con đầu tiên là con trai và bị mù màu là bao nhiêu?

  • A. 0%
  • B. 25%
  • C. 50%
  • D. 75%

Câu 19: Ở một loài côn trùng, cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính trạng màu sắc cánh do hai cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái cánh đen thuần chủng giao phối với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F1 có 100% cá thể cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tính trạng màu sắc cánh di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.

II. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ 5/7.

III. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ là 1/3.

IV. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ là 5/8.

  • A. 1.  
  • B. 2.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 20: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật? 

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục

(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác