Lý thuyết trọng tâm Sinh học 12 Cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Sinh học 12 cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.

- Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.

- Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene, giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn.

- Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG

Tương tác giữa kiểu gene và môi trường là ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện thành kiểu hình của một kiểu gene.

- Đa số tình trạng đơn gene, một kiểu gene thường biểu hiện một kiểu hình không bị ảnh hưởng bởi môi trường.

- Một số tình trạng đơn gene có thể chịu ảnh hưởng môi trường -> kiểu hình khác nhau ở môi trường khác nhau -> Thường biến.

II. MỨC PHẢN ỨNG

1. Khái niệm

- Mức phản ứng là tập hợp kiểu hình của các cá thể có cùng một kiểu gene tương ứng với phạm vi biến đổi của các điều kiện môi trường sống khác nhau.

2. Bản chất di truyền của mức phản ứng

- Kiểu gene quy định mức phản ứng của sinh vật => Mức phản ứng cũng là một tính trạng di truyền.

III. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA THƯỜNG BIẾN VÀ MỨC PHẢN ỨNG

Trong trồng trọt, chăn nuôi, yếu tố di truyền (giống vật nuôi, cây trồng) và yếu tố môi trường (điều kiện dinh dưỡng, khí hậu, thổ nhưỡng…) đều có vai trò quan trọng trong sự biểu hiện thành kiểu hình liên quan đến năng suất, phẩm chất của vật nuôi, cây trồng.

IV. THỰC HÀNH TRỒNG CÂY ĐỂ CHỨNG MINH THƯỜNG BIẾN

Cơ sở lý thuyết:

Các cá thể có một kiểu gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau ở những môi trường khác nhau, phụ thuộc mức phản ứng của kiểu gene đó.

Quy trình thí nghiệm:

Chuẩn bị cây thí nghiệm, dụng cụ, nước, phân NPK -> Trồng cây vào chậu -> Chăm sóc cây theo hướng dẫn -> Đo chiều dài thân cây, đếm số lá/cây -> Vẽ biểu đồ sinh trưởng -> Báo cáo kết quả thí nghiệm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Sinh học 12 CD bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene,, kiến thức trọng tâm Sinh học 12 cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene,, Ôn tập Sinh học 12 cánh diều bài 10: Mối quan hệ giữa kiểu gene,

Bình luận

Giải bài tập những môn khác