Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mỗi nucleosome gồm bao nhiêu phân tử protein dạng histone?

  • A. 3.
  • B. 5.
  • C. 8.
  • D. 13.

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

  • A. là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được tái bản.
  • B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
  • C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
  • D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.

Câu 3: Một loài cải củ có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng của thể tam bội thuộc loài này là

  • A. 36.
  • B. 19.
  • C. 27.
  • D. 17.

Câu 4: Lúa mì hoang dại (Aegilops speltoides) có bộ NST 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) của loài này có số lượng NST là

  • A. 15.
  • B. 14.
  • C. 13.
  • D. 21.

Câu 5: Khẳng định nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là không đúng?

  • A. Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào soma.
  • B. Biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • C. Nhiễm sắc thể tháo xoắn trong quá trình phân bào.
  • D. Nhiễm sắc thể bị ngắn lại ở telomere.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về đột biến lệch bội là không đúng?

  • A. Mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
  • B. Mất hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
  • C. Thêm một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
  • D. Thêm một nhiễm sắc thể ở mỗi cặp tương đồng.

Câu 7: Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

I. Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14.

II. Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II.

III. Khi quá trình phân bảo của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1).

IV. Cây A có thể là thể ba.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 8: Mendel đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào sau đây khi tiến hành thí nghiệm phát hiện quy luật phân li độc lập?

  • A. Cải bắp.            
  • B. Đậu Hà Lan.      
  • C. Cây hoa phấn.   
  • D. Ruồi giấm.

Câu 9: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gene đồng hợp?

  • A. aa × aa.
  • B. AA × aa.
  • C. Aa × Aa.
  • D. Aa × Aa.

Câu 10: Ở cây hoa mõm chó (Antirrhinum majus L.), màu sắc của hoa do một gene quy định. Khi thực hiện phép lai giữa hai cây thuần chủng có hoa màu đỏ và hoa màu trắng với nhau thu được F1 gồm toàn cây có hoa màu hồng (màu sắc trung gian giữa hai dạng bố mẹ). Hiện tượng này được gọi là

  • A. trội hoàn toàn.                       
  • B. trội không hoàn toàn.
  • C. sự pha trộn vật chất di truyền. 
  • D. đồng trội.

Câu 11: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?

  • A. AaBb × AaBb.
  • B. AaBb × AABb.
  • C. AaBb × AaBB.
  • D. AaBb × AAbb.

Câu 12: Xét hai cặp gene trên hai nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Allele A thuộc gene A quy định tổng hợp enzyme A tác động làm cơ chất I (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); allele B thuộc gene B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ). Các allele lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gene nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?

  • A. AABb.              
  • B. aaBB.                
  • C. AaBB.               
  • D. AaBb.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về gene đa hiệu là không đúng?

  • A. Một gene mã hóa cho nhiều phân tử protein.
  • B. Một gene chi phối cho nhiều tính trạng.
  • C. Một gene mã hóa cho một loại phân tử protein có mặt ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
  • D. Một gene mã hóa cho một phân tử enzyme tác động đến nhiều phản ứng hóa sinh.

Câu 14: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene (A, a và B, b), mỗi gene quy định 1 tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng và đều dị hợp 1 cặp gene giao phấn với nhau, thu được F1 chỉ có 1 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, ở F1 số cây có 3 allele trội chiếm tỉ lệ

  • A. 1/2.
  • B. 1/4.
  • C. 3/4.
  • D. 1.8.

Câu 15: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do sự tác động của hai cặp gene (A, a và B, b) phân li độc lập. Allele A và B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ: 

TRẮC NGHIỆM

Các allele a và b không có khả năng này. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ thuần chủng) thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2

  • A. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.               
  • B. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  • C. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.                  
  • D. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

Câu 16: Ở ruồi giấm, allele A quy định mắt đỏ, allele a quy định mắt trắng. Gene này nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Ruồi cái mắt đỏ có kiểu gene là

  • A. XaY.
  • B. XaXa.
  • C. XAY.
  • D. XAXA.

Câu 17: Một loài thực vật, xét 2 cặp gene A, a và B, b trên cùng 1 cặp NST. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gene nào sau đây đúng?

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Ở sinh vật, giới dị giao tử luôn là giới đực, giới đồng giao tử luôn là giới cái.
  • B. Ở châu chấu, con đực có thể tạo giao tử mang nhiễm sắc thể X và giao tử không mang nhiễm sắc thể giới tính.
  • C. Ở một số loài côn trùng như bướm, các thể đực là giới đồng giao tử, các thể cái là giới dị giao tử.
  • D. Giới tính ở sinh vật không phải luôn được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 19: Ở người, bệnh máu khó đông do một gene lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%?

  • A. XmX×  XmY.
  • B. XMXm ×  XmY.
  • C. XmX×  XMY.
  • D. XMX×  XMY.

Câu 20: Mẹ có kiểu gene XAXa , bố có kiểu gene XAY, con gái có kiểu gene XAXXa . Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gene và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? 

  • A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. 
  • B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. 
  • C. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường. 
  • D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.

Câu 21: DNA ngoài nhân có ở những bào quan

  • A. plasmid, lục lạp, ti thể.
  • B. nhân con, trung thể.
  • C. ribosome, lưới nội chất.
  • D. lysosome, không bào.

Câu 22: Một trong những đặc điểm di truyền của các gene ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

  • A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
  • B. không được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
  • C. luôn tồn tại thành từng cặp allele.
  • D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 23: Một đột biến điểm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

  • A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
  • B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.
  • C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
  • D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.

Câu 24: Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối (các) yếu tố nào sau đây?

  • A. Kiểu gene.
  • B. Môi trường.
  • C. Kiểu gene và môi trường.
  • D. các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

Câu 25: Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng?

  • A. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gene nên có mức phản ứng giống nhau.
  • B. Vì điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị giảm.
  • C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hóa, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị sụt giảm.
  • D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm.

Câu 26: Người ta làm thí nghiệm trên một giống thỏ Himalaya như sau: cạo một phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá; sau một thời gian, tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Phát biểu nào sau đây đúng khi giải thích về hiện tượng này?

  • A. Nhiệt độ thấp làm cho allele quy định lông trắng bị biến đổi thành allele quy định lông đen.
  • B. Nhiệt độ thấp gây ra đột biến làm tăng hoạt động của gene quy định lông đen,
  • C. Nhiệt độ thấp làm bất hoạt các enzyme cần thiết để sao chép các gene quy định màu lông.
  • D. Nhiệt độ thấp làm thay đổi biểu hiện gene quy định màu lông thỏ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác