Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 2: Những cung bậc tâm trạng (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 2: Những cung bậc tâm trạng (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?

  • A. Sử dụng những chỗ khác nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • B. Sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • C. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • D. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm gần nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.

Câu 2: Đâu là cách chơi chữ thường gặp?

  • A. Dùng từ đồng âm.
  • B. Dùng từ đồng âm khác nghĩa.
  • C. Dùng từ trại âm khác nghĩa.
  • D. Dùng từ trại âm, từ đồng âm.

Câu 3: Đâu không phải cách chơi chữ thường gặp?

  • A. Dùng lối nói khoa trương, phóng đại.
  • B. Dùng lối nói lái.
  • C. Dùng từ trái nghĩa.
  • D. Dùng từ gần nghĩa.

Câu 4: Đâu là nhận định đúng về cách dùng biện pháp tu từ chơi chữ?

  • A. Chỉ sử dụng độc lập những cách chơi chữ trong biện pháp tu từ chơi chữ.
  • B. Chỉ sử dụng kết hợp những cách chơi chữ trong biện pháp tu từ chơi chữ.
  • C. Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp những cách chơi chữ này.
  • D. Mỗi sáng tác chỉ dùng được hai cách chơi chữ.

Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ là gì?

  • A. Làm phong phú thêm tư duy.
  • B. Tạo sự ý vị cho lời nói.
  • C. Thể hiện sự hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực trong đời sống của người viết.
  • D. Làm phong phú thêm tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói.

Câu 6: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

  • A. Dùng từ đồng âm.
  • B. Dùng lối nói trại âm.
  • C. Dùng lối điệp âm.
  • D. Dùng từ trái nghĩa.

Câu 7: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

  • A. Dùng lối điệp âm.
  • B. Dùng lối nói gần âm.
  • C. Dùng lối nói lái.
  • D. Dùng từ trái nghĩa.

Câu 8: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

  • A. Dùng lối nói trại âm.
  • B. Dùng lối nói lái.
  • C. Dùng lối điệp âm.
  • D. Dùng từ đồng nghĩa.

Câu 9: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

  • A. Dùng lối nói lái.
  • B. Dùng lối nói trại âm.
  • C. Dùng từ đồng nghĩa.
  • D. Dùng từ trái nghĩa.

Câu 10: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

  • A. Dùng từ trái nghĩa.
  • B. Dùng từ đồng nghĩa.
  • C. Dùng lối nói lái.
  • D. Dùng cách điệp âm.

Câu 11: Biện pháp tu từ điệp thanh có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc).
  • B. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.
  • C. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.
  • D. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.

Câu 12: Biện pháp tu từ điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách nào dưới đây?

  • A. Sử dụng lặp lại âm thanh theo duy nhất một âm tiết.
  • B. Phải lặp lại âm thanh theo nhiều loại âm tiết.
  • C. Sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết.
  • D. Mỗi khổ đều phải được lặp lại thanh điệu.

Câu 13: Câu thơ nào thể hiện sự giới hạn về mặt địa lí giữa người chinh phu và người chinh phụ?

  • A. Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
  • B. Dấu chàng theo lớp mây đưa.
  • C. Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
  • D. Ngàn dâu xanh ngắt một màu.

Câu 14: Theo em, tác giả đã sử dụng bút pháp nào để miêu tả cảnh thiên nhiên?

  • A. Khoa trương, phóng đại.
  • B. Ước lệ, tượng trưng.
  • C. Tả thực.
  • D. Tả cảnh ngụ tình.

Câu 15: Với Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn đã đóng góp gì vào nền văn học nước nhà?

  • A. Mở ra một thời kì mới cho văn học hiện đại.
  • B. Mở ra một thời kì mới cho văn học, thể hiện nhu cầu phản ánh hiện thực với những khát vọng chân chính.
  • C. Đóng góp vào việc sáng tạo ra thể loại ngâm khúc cho văn học Việt Nam.
  • D. Làm giàu có hơn vốn ngôn ngữ của dân tộc.

Câu 16: Đâu là cách ngắt nhịp đúng của hai câu thơ sau:

Hoa xuân rơi với bóng dương

Bóng dương tà….rụng bóng dương tà.

  • A. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương
Bóng dương tà/…rụng bóng dương tà.
  • B. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng/ bóng dương tà.

  • C. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng/ bóng dương tà.

  • D. Hoa xuân/ rơi với/ bóng dương

Bóng dương tà/…rụng bóng/ dương tà.

Câu 17: Tìm các tiếng có chứa thanh bằng trong hai câu thơ sau:

Rơi hoa hết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi càng tịch bóng dương.

  • A. Hết, rích, bóng.
  • B. Hoa, mưa, bóng.
  • C. Hết, rả, tịch.
  • D. Còn, rơi, dương.

Câu 18: Tìm các tiếng có chứa thanh trắc trong hai câu thơ sau:

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn

Nước non rả rích, giọng đàn mưa xuân.

  • A. Nẻo, rích.
  • B. Dặm, ngàn.
  • C. Mưa, non.
  • D. Nước, xuân.

Câu 19: Hai câu thơ dưới đây sử dụng vần gì?

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn,

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

  • A. Vần chân.
  • B. Vần lưng.
  • C. Vần chân và vần lưng.
  • D. Không sử dụng vần.

Câu 20: Đoạn thơ dưới đây sử dụng vần gì?

Rơi hoa kết mưa còn rả rích,

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

  • A. Vần chân.
  • B. Vần lưng.
  • C. Vần chân và vần lưng.
  • D. Không sử dụng vần.

Câu 21: Giai đoạn 1945 – 1975, đâu là nội dung chủ yếu của các bài thơ viết bằng thể song thất lục bát là gì?

  • A. Thiên nhiên, cuộc sống.
  • B. Lịch sử dân tộc, thế sự đời tư.
  • C. Tình cảm bạn bè, đôi lứa.
  • D. Sự đổi mới của đất nước.

Câu 22: Thể song thất lục bát xuất hiện trong thơ ca hiện đại ở những bài thơ như  thế nào?

  • A. Hợp thể với các thể loại thơ Đường luật.
  • B. Thơ tự do và hợp thể.
  • C. Gần như không xuất hiện.
  • D. Hợp thể với thơ ngũ ngôn, thất ngôn.

Câu 23: Theo văn bản, thể song thất lục bát và lục bát được người Việt sáng tạo trong khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XX, xuất hiện trước sau không lâu.
  • B. Thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu.
  • C. Thế kỉ XV – XVII, xuất hiện trước sau không lâu.
  • D. Thế kỉ X – XVI, xuất hiện trước sau không lâu..

Câu 24: Quy định về thanh điệu cố định ở câu lục ở các vị trí tiếng 2, 4 và 6 là gì?

  • A. Trắc – bằng – trắc.
  • B. Bằng – trắc – bằng.
  • C. Bằng – trắc – trắc.
  • D. Trắc – bằng – bằng.

Câu 25: Quy định về thanh điệu cố định ở câu bát ở các vị trí tiếng 2, 4, 6 và 8 là gì?

  • A. Bằng – trắc – bằng – bằng.
  • B. Trắc – bằng – trắc – bằng.
  • C. Bằng – trắc – trắc – bằng.
  • D. Trắc – bằng – bằng – bằng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác