Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của  bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mục đích của việc tham khảo tài liệu từ các nguồn các nhau là gì?

  • A. Để có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
  • B. Để đọc được nhiều tài liệu hơn.
  • C. Để có thật nhiều kiến thức phong phú.
  • D. Để đạt điểm cao hơn cho bài viết, bài nghiên cứu.

Câu 2: Có những cách trích dẫn tài liệu nào?

  • A. Trực tiếp.
  • B. Gián tiếp.
  • C. Trực tiếp và gián tiếp.
  • D. Mở rộng và không mở rộng.

Câu 3: Đâu là yêu cầu của việc trích dẫn tài liệu?

  • A. Nếu rõ tác giả được trích dẫn và xuất xứ của tài liệu.
  • B. Trích dẫn nguyên văn, không thay đổi nội dung tham khảo.
  • C. Được phép thay tên của tác giả bằng tên của mình.
  • D. Thay đổi kết quả nghiên cứu của tác giả theo ý của mình.

Câu 4: Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của việc trích dẫn tài liệu?

  • A. Thể hiện sự tìm tòi, chăm chỉ của bản thân.
  • B. Thể hiện sự hiểu biết rộng của người viết.
  • C. Thể hiện sự phong phú trong bài viết.
  • D. Thể hiện sự tôn trọng đối với công sức lao động của người khác và tránh đạo văn.

Câu 5: Đâu là những văn bản cần phải trích dẫn tài liệu?

  • A. Một bản thiết kế công trình.
  • B. Bài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, khóa luận,…
  • C. Một bức tranh.
  • D. Một album ảnh.

Câu 6: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?

  • A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu. 
  • B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.
  • C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
  • D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.

Câu 7: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

Hồ Khánh Vân (2020) cho rằng: "Từ nữ tính được sử dụng vừa như là một danh từ (feminity, womanhood), vừa như là một tính từ (feminine). Nếu từ phụ nữ thường dùng để chỉ đối tượng, chỉ con người mang giống cái, thì từ nữ tính lại dùng để chỉ tính chất, bản tính, tức là đi vào vấn đề bản thể. Nữ tính bao hàm những tính chất đặc trưng của người phụ nữ bộc lộ trong hành vi ứng xử và những mối quan hệ mang tính chuẩn mực khuôn mẫu của xã hội và văn hoá”.

  • A. Mở rộng.
  • B. Gián tiếp.
  • C. Trực tiếp.
  • D. Cả trực tiếp và gián tiếp.

Câu 8: Đọc đoạn văn bản dưới đây và cho biết người viết đã sử dụng cách trích dẫn nào?

Lã Nhâm Thìn rất tinh tường: “Hầu hết những hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương đều được sự gợi ý, trực tiếp hay gián tiếp, xa hay gần, mơ màng hay cụ thể, từ vẻ đẹp trần thể của thân thể người phụ nữ. Hồ Xuân Hương có dụng ý kiến tạo hình tượng theo thể hình tuyệt vời ấy" (Lã Nhâm Thìn, 2016, 206). 

  • A. Trực tiếp.
  • B. Gián tiếp.
  • C. Cả trực tiếp và gián tiếp.
  • D. Mở rộng.

Câu 9: Danh mục tài liệu tham khảo thường được đặt ở đâu?

  • A. Đầu các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
  • B. Ngay sau phần trích dẫn.
  • C. Cuối các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.
  • D. Giữa các bài luận hay báo cáo nghiên cứu.

Câu 10: Chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?

  • A. Thư viện, nhà sách.
  • B. Thư viện điện tử, website,…
  • C. Tạp chí khoa học (giấy, điện tử…)
  • D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…

Câu 11: Việc truy tìm, thu thập và nghiên cứu tài liệu phục vụ các đề tài nghiên cứu khoa học phải đạt yêu cầu nào?

  • A. Thông tin có chọn lọc sao cho phù hợp với một đề tài khoa học.
  • B. Càng nhiều tài liệu thì bài viết càng sâu sắc.
  • C. Tham khảo lướt qua để tiết kiệm thời gian.
  • D. Tham khảo một vài tài liệu quan trọng, không nên tham khảo nhiều tài liệu.

Câu 12: Trích dẫn trực tiếp tài liệu tham khảo là gì?

  • A. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
  • B. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.
  • C. Diễn tả lại ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu, nhận định hoặc quan điểm từ các tài liệu khác.
  • D. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.

Câu 13: Trích dẫn gián tiếp tài liệu tham khảo là gì?

  • A. Là trích dẫn thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác.
  • B. Là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết.
  • C. Là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc đại ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. 
  • D. Là trích dẫn một cách mới mẻ, sáng tạo so với tài liệu gốc.

Câu 14: Đâu là nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo?

  • A. Có thể thay tên tác giả, tên công trình nghiên cứu cho phù hợp bài viết của mình.
  • B. Tên tác giả nước ngoài và Việt Nam được trình bày giống nhau.
  • C. Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • D. Bất cứ nguồn dữ liệu tham khảo nào cũng đáng tin cậy.

Câu 15: Vì sao cần kiểm tra xem tài liệu tham khảo có quá lỗi thời hay không?

  • A. Để tránh sự trùng lặp từ các bài viết khác.
  • B. Để người đọc không khó khăn khi tìm kiếm tài liệu gốc.
  • C. Để bài viết mang tính mới mẻ, hiện đại.
  • D. Để tránh sự “lạc hậu” của quan điểm, giúp bài viết không bị hạn chế về giá trị.

Câu 16: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

Barry, P. (2013). "Bước khởi đầu của lý thuyết- Giới thiệu về lý thuyết văn học và văn hoá" (Cao Hạnh Thủy dịch). Số chuyên đề Bình luận văn học niên san 2013 -2014. tr. 131-142.

  • A. Tên tác giả.
  • B. Cơ quan xuất bản.
  • C. Năm xuất bản.
  • D. Tên bài viết.

Câu 17: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

Lã Nhâm Thìn – Vũ Thanh (Đồng chủ biên, 2016). Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập 2. 

  • A. Tên tác giả.
  • B. Nơi xuất bản.
  • C. Tên tài liệu.
  • D. Cơ quan xuất bản.

Câu 18: Đoạn văn dưới đây có phần trích dẫn tương ứng với tài liệu tham khảo nào?

Có lẽ đó là lí do khiến Belinsky từng coi văn học là nghệ thuật hàng đầu vì “bao hàm trong bản thân nó tất cả mọi yếu tố của các nghệ thuật khác, dường như nó bất ngờ sử dụng được một cách hữu cơ mọi phương tiện khác nhau của các nghệ thuật khác” (Phương Lựu và ctv., 2006).

  • A. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004. Từ điển thuật ngữ văn học, NXB.Giáo dục, Hà Nội, tr.199.
  • B. Phương Lựu chủ biên, 2006. Lý luận văn học, NXB. Giáo dục. Hà Nội, tr. 194.
  • C. Bảo Ninh, 2003. Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh), NXB. Phụ nữ, Hà Nội, tr. 9-224.
  • D. Lê Lưu Oanh, 2006. Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 196-241.

Câu 19: Đạo văn là gì?

  • A. Là một đoạn văn được người khác hướng dẫn và sau đó chỉnh sửa cho hoàn thiện.
  • B. Là khai thác, sử dụng ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu của người khác để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình.
  • C. Là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình.
  • D. Là diễn giải các ý tưởng và luận cứ khoa học, đánh giá, bình luận và thiết lập được các mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu với những kết quả đã được công bố trước đó.

Câu 20: Đâu không phải là lỗi đạo văn mà người viết có thể mắc phải?

  • A. Sử dụng đoạn văn, thông tin, số liệu, hình ảnh từ tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không chỉ dẫn đầy đủ nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn.
  • B. Cung cấp chính xác thông tin về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn. 
  • C. Diễn giải đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình hoặc tóm tắt nội dung các tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn đầy đủ.
  • D. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác