Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 15

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 6: Thực hành tiếng Việt trang 15 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ ghép có mấy loại?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Từ ghép là những từ như thế nào?

  • A. Hai từ ghép lại với nhau
  • B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ
  • C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa?

  • A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
  • B. Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
  • C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
  • D. Từ ghép đẳng lập có tính hẹp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

Câu 4: Từ '' hợp tác xã'' là từ ghép gì?

  • A. Đẳng lập
  • B. Chính phụ
  • C. Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ
  • D. Rút gọn

Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

  • A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt
  • B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau
  • C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau
  • D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

Câu 6: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

  • A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.
  • B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.
  • C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.
  • D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.
  • B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.
  • C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.
  • D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

Câu 8: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

  • A. Mẹ đi làm và em đi học.
  • B. Mẹ đi làm còn em đi học.
  • C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
  • D. Mẹ đi làm, em đi học. 

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
  • B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
  • C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.
  • D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Câu 10: Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

  • A. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. (Nguyễn Đình Thi) 
  • B. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ) 
  • C. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào! (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương) 
  • D. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. 

Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? 

  • A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. 
  • B. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. 
  • C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.
  • D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.

Câu 12: Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép "Trời trong như ngọc, đất sạch như lau" (Vũ Bằng) là quan hệ gì? 

  • A. Tương phản 
  • B. Đồng thời 
  • C. Nối tiếp 
  • D. Lựa chọn

Câu 13. Các quan hệ từ mà, còn, chứ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép? 

  • A. Bổ sung 
  • B. Nối tiếp 
  • C. Lựa chọn 
  • D. Tương phản 

Câu 14. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? 

  • A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng kính trọng, chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. 
  • B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. 
  • C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc 
  • D. Quân triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, khởi nghĩa bị dập tắt. 

Câu 15. Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải làm gì? 

  • A. Thêm vào câu ghép đó một quan hệ từ và xét quan hệ giữa các vế câu theo quan hệ từ đó. B. Tách các vế của câu ghép đó thành những câu đơn rồi xét ý nghĩa của từng câu. 
  • C. Đặt câu hỏi về ý nghĩa cho mỗi vế của câu ghép đó. 
  • D. Dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện

Câu 16. Câu văn "Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: "Một châu Âu không còn thuốc lá" là câu ghép có mấy cụm chủ - vị? 

  • A. Một cụm 
  • B. Hai cụm 
  • C. Ba cụm 
  • D. Bốn cụm

Câu 17: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

  • A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
  • B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.
  • C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
  • D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Câu 18: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A. Tôi chạy, nó cũng chạy.
  • B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
  • C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.
  • D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Câu 19: Đâu là câu ghép trong đoạn văn sau:

Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy (4).

(Hai cây phong)

  • A. (1) và (2)
  • B. (3) và (2)
  • C. (3) và (4)
  • D. (4) và (2)

Câu 20: Từ nào dưới đây là từ ghép?

  • A. Lấp lánh
  • B. Đỏ au
  • C. Mênh mông
  • D. Thuồng luồng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác