Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ
Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Kết nối bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ chơi chữ Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?
- A. Sử dụng những chỗ khác nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
B. Sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
- C. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
- D. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm gần nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Câu 2: Đâu là cách chơi chữ thường gặp?
- A. Dùng từ đồng âm.
- B. Dùng từ đồng âm khác nghĩa.
- C. Dùng từ trại âm khác nghĩa.
D. Dùng từ trại âm, từ đồng âm.
Câu 3: Đâu không phải cách chơi chữ thường gặp?
A. Dùng lối nói khoa trương, phóng đại.
- B. Dùng lối nói lái.
- C. Dùng từ trái nghĩa.
- D. Dùng từ gần nghĩa.
Câu 4: Đâu là nhận định đúng về cách dùng biện pháp tu từ chơi chữ?
- A. Chỉ sử dụng độc lập những cách chơi chữ trong biện pháp tu từ chơi chữ.
- B. Chỉ sử dụng kết hợp những cách chơi chữ trong biện pháp tu từ chơi chữ.
C. Có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp những cách chơi chữ này.
- D. Mỗi sáng tác chỉ dùng được hai cách chơi chữ.
Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ là gì?
- A. Làm phong phú thêm tư duy.
- B. Tạo sự ý vị cho lời nói.
- C. Thể hiện sự hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực trong đời sống của người viết.
D. Làm phong phú thêm tư duy, đồng thời tạo sự ý vị, hấp dẫn cho lời nói.
Câu 6: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
- A. Dùng từ đồng âm.
B. Dùng lối nói trại âm.
- C. Dùng lối điệp âm.
- D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 7: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
- A. Dùng lối điệp âm.
- B. Dùng lối nói gần âm.
C. Dùng lối nói lái.
- D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 8: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
- A. Dùng lối nói trại âm.
- B. Dùng lối nói lái.
C. Dùng lối điệp âm.
- D. Dùng từ đồng nghĩa.
Câu 9: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
A. Dùng lối nói lái.
- B. Dùng lối nói trại âm.
- C. Dùng từ đồng nghĩa.
- D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 10: Cách chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
A. Dùng từ trái nghĩa.
- B. Dùng từ đồng nghĩa.
- C. Dùng lối nói lái.
- D. Dùng cách điệp âm.
Câu 11: Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ?
A. Bò lang chạy vào làng Bo.
- B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- C. Trời mưa khiến đường trơn.
- D. Nắng chiếu rực rỡ cả một khu rừng.
Câu 12: Đoạn thơ dưới đây chơi chữ ở từ ngữ nào?
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?
A. Dùng từ đồng âm: cam trong “gói cam” và “cam lai”.
- B. Dùng thành ngữ Khổ tận cam lai.
- C. Dùng điệp âm đây và cây.
- D. Không sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ.
Câu 13: Đoạn thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Duyên duyên ý ý tình tình
Đây đây đó đó tình tình ta
Năm năm tháng tháng ngày ngày
Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai
- A. Dùng từ trái nghĩa.
- B. Dùng từ đồng nghĩa.
- C. Dùng lối nói lái.
D. Dùng cách điệp âm.
Câu 14: Những câu thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang? ...
Trai nam nhi đối đặng, gái bốn mùa xin theo.
- A. Dùng lối điệp âm.
- B. Dùng lối nói gần âm.
C. Dùng từ đồng âm.
- D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 15: Hai câu thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
Rắn hổ đất leo cây thục địa
Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên.
A. Dùng từ trái nghĩa thiên, địa
- B. Dùng từ đồng âm thục, thiên.
- C. Dùng từ đồng nghĩa thục, chỉ.
- D. Dùng từ gần âm thục, thiên.
Câu 16: Theo em, vì sao nhân dân hay sử dụng lối nói chơi chữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày?
- A. Vì người Việt vốn có tính hài hước, dí dỏm.
- B. Vì đó là truyền thống lâu đời của nhân dân.
C. Vì người Việt vốn có tính hài hước, dí dỏm, lại thông minh và sâu sắc, có nhiều điều kiện thuận lợi về chất liệu ngôn ngữ.
- D. Vì người Việt nhiều điều kiện thuận lợi về chất liệu ngôn ngữ.
Câu 17: Vì sao chơi chữ trong thơ lại khó?
- A. Vì thơ phụ thuộc vào chủ đề, đề tài, không phải chủ đề, đề tài nào cũng có thể chơi chữ.
B. Vì thơ bị quy định bởi niêm, luật, nhịp điệu, âm điệu của các thể thơ.
- C. Vì thơ ca là thứ bác học, khác với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- D. Vì chơi chữ chỉ dùng được trong ca dao, dân ca cổ xưa.
Câu 18: Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?
Quán Sứ sao mà khách vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ - Hồ Xuân Hương)
A. Dùng cách nói lái.
- B. Dùng từ đồng âm.
- C. Dùng từ gần âm.
- D. Dùng từ trái nghĩa.
Câu 19: Biện pháp chơi chữ thể hiện đặc điểm nào của người Việt Nam?
A. Thông minh, sáng tạo.
- B. Sùng cổ.
- C. Thâm thúy, triết lý.
- D. Nhút nhát, rụt rè.
Câu 20: Biện pháp chơi chữ với những lối chơi chữ khác nhau thể hiện đặc điểm gì của tiếng Việt?
A. Sự linh hoạt, độc đáo.
- B. Sự hạn hẹp về mặt ngữ âm.
- C. Sự hạn chế về mặt ngữ nghĩa.
- D. Sự giàu có về số lượng từ ngữ.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận