Đáp án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Đáp án bài 2: Thực hành tiếng Việt (1). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học ngữ văn 9 kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT TRANG 44

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:

a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

(Tục ngữ)

b. Nấu đậu phụ cho cha ăn

Sắc ích mẫu cho mẹ uống.

(Câu đối)

c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt

Rổ nức lòng tôm, tép nhảy qua.

(Nguyễn Huy Lượng)

d. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít?

Trầu cả khay sao dám gọi trầu không?

(Ca dao)

e. Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm.

(Ca dao)

g. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

   Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò.

(Ca dao)

i. Con cá đối bỏ trong cối đá

Con mèo nằm trên cái mái kèo

Trách cha mẹ anh nghèo, anh nỡ phụ duyên em

(Ca dao)

k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp

Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang

Một trăm thứ than, than thân không ai quạt

Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua

Đáp án chuẩn:

a. Sử dụng từ đồng âm “chín” (chín chắn, thành thạo) đồng âm với “chín” (số 9) để tạo tính dí dỏm, hài hước. 

b. - Từ "phụ" trong "đậu phụ" đồng âm với "phụ" trong "cha"

- Từ "mẫu" trong "ích mẫu" đồng âm với "mẫu" trong "mẹ". 

=> Tạo sự liên kết giữa hai vế câu, thể hiện sự quan tâm của con cái đối với cả cha và mẹ, làm cho câu ca dao thêm duyên dáng, dễ nhớ.

c. Từ có nghĩa tương đồng- “giậu – rào” và “cáo – mèo”, tạo cho câu có ý nghĩa dí dỏm, hài hước. 

d. Từ trái nghĩa “cả thúng…bánh ít”; “trầu cả khay…trầu không” tạo nên một câu đố bất ngờ, thú vị.

g. Từ gần nghĩa “nếp, gạo”; “xôi, cơm” tạo ra sự hài hước dí dỏm.

h. Từ đồng âm khác nghĩa: “đá” có thể hiểu là vật liệu khoáng sản, nhưng cũng có thể hiểu là hành đồng “đá”. 

=> Tạonên sự bất ngờ và hóm hỉnh cho câu nói.

h. Các danh từ chỉ con vật như Hươu, Nghé, Nai, Bò, cũng đồng thời là tên người, địa danh thể hiện sự dí dỏm, hài hước cho câu ca dao.

i. Cách nói lái “cá đối, cối đá”; “mèo cái, mái kèo”… tạo cảm giác thú vị, bất ngờ.

k. Lối điệp âm “Một trăm, không ai, chẳng ai” tạo ấn tượng thú vị, đặc sắc cho câu

Câu 2: Nêu một trường hợp trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Tác dụng khi sử dụng trường hợp đó.

Đáp án chuẩn:

- Câu tục ngữ  “Ruồi đậu mâm xôi đậu”: 

+ Dùng từ đồng âm trái nghĩa cho từ “đậu”. 

+ Từ “đậu” vừa là động từ chỉ hành động đậu của con ruồi, vừa là danh từ chỉ một nguyên lại làm món ăn.

- Tác dụng: khiến câu ca dao trở nên dí dỏm, hài hước, thể hiện sự thú vị của ngữ pháp Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác