Đáp án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Củng cố, mở rộng

Đáp án bài 2: Củng cố, mở rộng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học ngữ văn 9 kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

CỦNG CỐ, MỞ RỘNG

Câu hỏi: Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? 

Đáp án chuẩn:

Họ đều mang nỗi buồn da diết và phải chịu đựng nỗi cô đơn đầy bi thương.

Câu 2: Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?

Đáp án chuẩn:

Thể thơ song thất lục bát có câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng 

Câu 3: Tìm đọc một tác phẩm thơ song thất lục bát có nội dung đề cập tới thân phận người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm đó có điểm gì giống với thân phận người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm?

Đáp án chuẩn:

- Bài thơ “Cung oán ngâm khúc” của tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng là một bài thơ tiêu biểu có nội dung đề cập đến số phận của người phụ nữ.

- Bài thơ giống với “Chinh phụ ngâm: đều là tiếng nói người phụ nữ được cất lên để than cho số phận bạc nhược của mình cùng nỗi cô đơn cao thấu tận trời xanh. => Với “Chinh phụ ngâm”, đó là nỗi cô đơn khi chồng đi chinh chiến; còn ‘Cung oán ngâm khúc’ là nỗi cô đơn tuyệt vọng của người cung nữ đã bị giam cầm bởi tường thành quá lâu. 

Câu 4: Chọn phân tích một tác phẩm thơ song thất lục bát mà em yêu thích

Đáp án chuẩn:

Phân tích tác phẩm “Nỗi sầu ai oán của người cung nữ” (trích Cung oán ngâm khúc) của tác giả Nguyễn Gia Thiều

- Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. 

- Tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là nơi cung cấm xa hoa. 

- Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác