Đáp án Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Đáp án bài 1: Dế chọi (Bồ Tùng Linh). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học ngữ văn 9 kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1.THẾ GIỚI KỲ ẢO

VĂN BẢN 2. DẾ CHỌI ( BỒ TÙNG LINH) 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?

Đáp án chuẩn:

- Em đã từng quan sát trò chơi chọi dế. 

- Những hiểu biết của em về trò chơi này:

+ Chọi dế đã có mặt tại Trung Quốc hơn 1000 năm trước.

+ Trò chơi này sử dụng những chú dế đực trưởng thành, hung hăng, có tiếng gáy to để thi đấu với nhau. Dế nào bỏ chạy, lăn ngửa, hoặc chết là thua. 

Câu 2. Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?

Đáp án chuẩn:

- Vua sẽ lãng phí thời gian, sức lực, lơ là việc triều chính, khiến đất nước suy thoái. 

- Uy tín của vua giảm sút, dân chúng bất mãn, triều đình rối ren, mâu thuẫn nội bộ gia tăng. 

- Nền kinh tế trì trệ, quân đội yếu ớt, an ninh bất ổn, đất nước dễ bị xâm lược. 

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.

Đáp án chuẩn:

- Thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh

- Không gian: huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây. 

- Các sự việc liên quan: 

+ Nhà vua vô cùng thích việc chọi dế, quan lại dù tỉnh mình không phải nộp nhưng cũng muốn túm lại bắt dế nhằm nịnh hót lấy lòng vua.

+ Thành hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế.

+ Sau cùng đi xem bói, biết được nơi bắt dế chọi, cuối cùng Thành cũng có con dế nộp quan. 

Câu 2: Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.

Đáp án chuẩn:

Trong huyện có Thành đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lí dịch gian xảo ép làm chức lí chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt.

Câu 3: Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?

Đáp án chuẩn:

Vợ Thành đến xem và được cô đồng chỉ dẫn bằng một bức vẽ có liên quan đến việc bắt con dế đầu tiên.

Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt"?

Đáp án chuẩn:

Thành sẽ tìm được một con dế khác, con dế tuy nhỏ nhưng vô cùng mạnh mẽ, có thể chọi thắng tất cả các con dế khác.

Câu 5: Con dế mới bắt được có gì kì lạ?

Đáp án chuẩn:

Con dế vừa nhỏ vừa ngắn màu tía, hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài.

Câu 6: Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?

Đáp án chuẩn:

- Điều em dự đoán phía bên trên là chính xác. 

- Con dế không chỉ hội tủ đủ yêu cầu mà quan trên đưa ra, mà còn khiến nhà vua thích thú, mang đến cho Thành nhiều bổng lộc cũng như tước vị.

SAU KHI ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.

Đáp án chuẩn:

- Trong cung, vua rất mê trò chọi dế, khiến từ lí dịch đến quan lại đua nhau tìm dế hay để nộp lên trên; dân đen là những người phải chịu cái hoạ nộp dế chọi 

- Thành - một người có hiểu biết - bị ép giữ chức nhỏ trong làng với nhiệm vụ chính là thúc dân kiếm dế để nộp; do không đáp ứng được yêu cầu của quan trên nên đã bị đánh đập tàn tệ 

- Theo sự chỉ dẫn của bà đồng gù làm nghề bói toán, Thành đã bắt được một con dế quý.

- Cha mẹ đi vắng, đứa con trai của Thành tò mò mở lồng xem, để dế nhảy mất; sợ bị cha đánh, nó bỏ trốn, rơi xuống giếng.

- Ban đầu nghe tin mất dế quý, Thành tức giận, nhưng thấy con chết, vợ chồng Thành rất đau xót, đêm định liệm xác con đem chôn thì chợt phát hiện con vẫn còn sống, mặc dù thần thái đờ đẫn, ngây ngốc, ngủ mê mệt 

- Nghe tiếng gáy của một con dế trong nhà, Thành đuổi theo, bắt được, hoá ra là một con dế nhỏ, không đủ tiêu chuẩn nộp quan.

- Có người đem dế tốt đến thách, Thành đưa dế ra chọi, không ngờ nó thắng con dế kia, lại còn thắng luôn cả con gà lao vào mổ nó 

- Thành mừng rỡ đưa dế lên nộp quan, quả đúng như lời Thành nói, con dế tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con nào, do đó Thành được quan thưởng

Câu 2. Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.

Đáp án chuẩn:

- Vì dế chọi mà Thành vất vả tìm kiếm, không tìm được thì bị đánh đến mức chảy máu, thậm chí còn suýt mất đi con trai của mình. 

- Nhưng cũng nhờ có dế chọi mà Thành được thưởng tiền bạc, miễn sai dịch, được nâng đỡ để đỗ tú tài

Câu 3: Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?

Đáp án chuẩn:

- Sự kiện bà đồng chỉ dẫn vợ chồng Thành nơi có thể bắt con dế. 

- Sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hóa thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế nào.

- Ý nghĩa, vai trò của những yếu tố kì ảo:

+ Móc nối các sự kiện lại với nhau, đẩy câu chuyện trở nên cao trào và tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật. 

+ Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.

Câu 4: Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả các chi tiết, sự việc đó?

Đáp án chuẩn:

- Đây là câu truyện xảy ra vào thời gian xác định có thật trong lịch sử, tại một địa danh có tồn tại. 

- Tác giả đã cho ta thấy được sự phê phán nghiêm khắc của một chế độ phong kiến tiền – quyền làm chủ. 

Câu 5: Phân tích lời người kể trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”. 

Đáp án chuẩn:

Tác giả với ngôi kể thứ 3, ngoài cuộc, khách quan khi vừa dẫn lời nhân vật, vừa miêu tả cảnh vật nhưng cũng vừa kể lại diễn biến của sự việc. 

Câu 6: Những đặc điểm nào của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi?

Đáp án chuẩn:

- Từ đầu đến cuối truyện mọi tình tiết đều xoay quanh câu chuyện dế chọi.

- Cốt truyện được thể hiện theo một dòng thời gian hợp lý

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.

Đáp án chuẩn:

Dế chọi là câu chuyện mang đậm yếu tố kỳ ảo – một yếu tố chủ đạo trong cuốn Liêu Trai chí dị. Dế chọi đã bóc trần một mảng hiện thực đầy u ám và tăm tối, nơi con người dễ dàng bị mê muội bởi quyền lực và tiền bạc. Yếu tố kỳ ảo gắn liền với Thành – một người liêm khiết nhưng bị chế độ chèn ép, chà đạp.Hai yếu tố kỳ ảo được xuất hiện trong câu chuyện chính là khi Thành đến gặp bà đồng và khi con dế là con trai Thành hóa thân.  Mặc dù sử dụng những chi tiết kỳ ảo như vậy nhưng giá trị hiện thực của Dế chọi mang lại cho người đọc vẫn không hề thay đổi mà ngược lại còn đem lại sự hấp dẫn, mới mẻ, thú vị cho người đọc. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác