Đáp án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương)

Đáp án bài 3: Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học ngữ văn 9 kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 2. TỰ TÌNH (BÀI 2) – HỒ XUÂN HƯƠNG

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Thể thơ Thất ngôn bát cú

-Đề tài: tâm trạng cô đơn, thảm sầu, oán hận của nữ sĩ khi nghĩ đến đường tình duyên nhiều éo le, ngang trái của mình. 

- Bố cục:

+ Hai câu đề: Một cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.

+ Hai câu thực: Một nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.

+ Hai câu luận: Một sự phẫn uất, phản kháng.

+ Hai câu kết: ngán ngẩm, buông xuôi

Câu 2: Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Đáp án chuẩn:

- Thời gian: Đêm càng tĩnh, tiếng gà càng vang nghe rất nhức nhối 

⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

- Không gian: Đêm khuya tĩnh lặng với tiếng gà gáy văng vẳng từ trên bom thuyền vang khắp xóm.

- Thông qua khoảng thời gian đêm khuya, tĩnh lặng ấy càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn

Câu 3: Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Đáp án chuẩn:

Nỗi xót xa, cay đắng cũng như phẫn uất cho số phận người phụ nữ cô đơn.

Câu 4. Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Đáp án chuẩn:

- Hai câu thơ kết như một lời thách thức đến với số phận: Không còn lắc đầu ngao ngán về sự đời, “Thân này đầu đã chịu già tom” , khẳng định mình không cần một ai để dựa dẫm. 

- Điều ấy cũng thể hiện sự bướng bỉnh trong thơ và tính cách của Hồ Xuân Hương.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúo em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình của tác giả?

Đáp án chuẩn:

- Chủ đề: Nỗi buồn thương, cô đơn, tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn luôn mong ước khát khao hạnh phúc.

- Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người và căm ghét cái ác. Bà là người phụ nữ có quan niệm sống phóng khoáng, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân.

Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả. 

- Các từ ngữ rất giản dị mà đa nghĩa, không khiến người đọc khó hiểu mà ngược lại khiến bài thơ tăng sức gợi hình gợi cảm vô cùng. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác