Đáp án Ngữ văn 9 Kết nối bài 3: Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đáp án bài 3: Kim – Kiều gặp gỡ (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học ngữ văn 9 kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: HỒN NƯỚC NẰM TRONG TIẾNG MẸ CHA

VĂN BẢN 1. KIM KIỀU GẶP GỠ

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: 

Câu 1: Hãy giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc bộ phim kể về một mối tình để lại cho em ấn tượng đẹp.

Đáp án chuẩn:

“Chuyện tình Lan và Điệp” là câu chuyện nói về mối tình lãng mạn, đầy trắc trở của cô gái tên Lan và chàng trai tên Điệp. Cao trào của câu chuyện khi Điệp tìm được ngôi chùa mà Lan đang tá túc, thì cũng đúng lúc nàng trút hơi thở cuối cùng.

ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.

Đáp án chuẩn:

Kim Trọng, cả tâm hồn lẫn trí tuệ, tính cách là sự hun đúc tài năng của "văn chương nết đất", là sự hội tụ bao vẻ đẹp của trời "thông minh tính trời". 

Câu 2: Những từ ngữ hình ảnh miêu tả cảm xúc tâm trạng của các nhân vật.

Đáp án chuẩn:

- Sự ngại ngùng của hai con tim đã cùng chung nhịp đập. Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e". 

- Người đẹp đã làm cho chàng Kim choáng váng: "Chập chờn cơn tỉnh cơn mê". 

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên.

Đáp án chuẩn:

- Dòng nước dưới cầu "trong veo" chảy hiền hòa, êm đềm. 

- Hình ảnh "tơ liễu" mềm mại, uyển chuyển soi bóng trên mặt nước phẳng lặng tạo nên một khung cảnh đẹp thanh bình, tĩnh lặng. 

Câu 4: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Đáp án chuẩn:

Người kể chuyện như hóa thân vào 2 nhân vật để cho người đọc thấy được nỗi lòng của mỗi người. Ta thấy được tình yêu chớm nở của hai người, cũng thấy được sự lo lắng, tiếc nuối khi thời gian kết thúc hai người không thể ở bên nhau.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?

Đáp án chuẩn:

- 3 nhân vật: Kim Trọng, Thúy Kiều và Thúy Vân. 

- Đoạn thơ kể lại sự việc Thúy Kiều và Kim TRọng vô tình gặp gỡ và nảy sinh tình yêu trong tết Thanh Minh.

Câu 2: Ở mười hai dòng thơ đầu, nhân vật Kim Trọng được giới thiệu và miêu tả bằng lời của ai? Qua những lời giới thiệu và miêu tả đó, em hình dung được những gì về nhân vật?

Đáp án chuẩn:

Kim Trọng qua lời kể của người kể truyện; đã khắc họa được nhân vật Kim Trọng thư sinh, phong lưu, nho nhã.

Câu 3: Trong mười dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du tập trung miêu tả cảm xúc, tâm trạng của những nhân vật nào? Phân tích từ ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật đó.

Đáp án chuẩn:

- Những từ ngữ tiêu biểu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật:

+ Tình trong như đã mặt ngoài còn e

+ giục cơn buồn

+ người còn nghé theo

=> Hai người đã yêu nhau, trái tim đã có tiếng nói chung. Nhưng vẫn còn e dè, ngại ngùng thổ lộ tâm tình, vậy nên dù biết cảm mến nhau nhưng vẫn còn ngại ngùng, e ấp. 

"Khách đà lên ngựa người còn ghé theo"

Câu 4: Trong mười bốn dòng thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện (lời người kể chuyện, lời nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Em hãy:

a. Phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (thời gian, không gian, sự vật). Miêu tả bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả muốn thể hiện trạng thái cảm xúc nào ở nhân vật?

b. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật. Lời nhân vật được thể hiện ở hình thức nào và điều gì giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?

c. Cho biết nhân vật đã bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì trong lời nói của mình.

d. Xác định đặc điểm tính cách của nhân vật Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn thơ.

Đáp án chuẩn:

a. 

- Cảnh gặp gỡ vào một buổi chiều xuân, gần bờ sông và trên cây.

- Đây là một khung cảnh vô cùng lãng mạn, thể hiện cảm xúc. 

b. 

- Lời người kể chuyện: “Dưới cầu nước chảy trong veo…Giọt sương gieo nặng cành xuân la đà”.

- Lời nhân vật: “Người mà đến thế thì thôi…Trăm năm biết có duyên gì hay không?” 

c. Cảm xúc hy vọng nhưng cũng ngờ vực, rằng liệu tình cảm này liệu có thành đôi hay là thôi.

d. Thúy Kiều là người rất tình nghĩa, hiểu lễ nghi và rất cẩn thận, Kiều được nuôi dạy trong một gia đình gia giáo, có học thức.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích.

Đáp án chuẩn:

- Về sử dụng ngôn ngữ:

+ Dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh, điển tích điển cố như "Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao", "Dưới cầu nước chảy trong veo", "Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha" giúp miêu tả cảnh vật và nhân vật một cách sinh động, gợi cảm, đồng thời thể hiện bút pháp tài tình cũng như quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Du. 

+ Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, kết hợp hài hòa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Ngôn ngữ góp phần thể hiện tính cách, phẩm chất và nội tâm nhân vật.

- Về xây dựng nhân vật: Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; thể hiện nội tâm nhân vật qua hành động, lời nói, cử chỉ. 

Câu 6: Nêu chủ đề của đoạn trích; qua đó, nhận xét về tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Đáp án chuẩn:

- Chủ đề: Cảm xúc, tình cảm của tình yêu đôi lứa.

- Tư tưởng tình cảm: Sự tự do trong tình yêu đôi lứa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích  2 – 4 dòng thơ miêu tả thiên nhiên mà em cho là đặc sắc trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Đáp án chuẩn:

Trong đoạn trích "Kim Kiều gặp gỡ", hai câu thơ sau đây miêu tả thiên nhiên đặc sắc và ấn tượng:

"Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha."

Bức tranh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Dòng nước dưới cầu "trong veo" chảy hiền hòa, êm đềm. Hình ảnh "tơ liễu" mềm mại, uyển chuyển soi bóng trên mặt nước phẳng lặng tạo nên một khung cảnh đẹp thanh bình, tĩnh lặng. Bóng liễu "thướt tha" gợi cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển. Bức tranh thiên nhiên được tô điểm thêm bởi ánh chiều tà, tạo nên một khung cảnh đẹp lãng mạn nhưng cũng đầy tiếc nuối. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác