Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là thông tin đúng về nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

  • A. Sinh năm 1770 , mất năm 1822
  • B. Quê ở huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Nghệ An.
  • C. Năm 2021, Hồ Xuân Hương được USNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 ngày sinh của bà.
  • D. Sự nghiệp sáng tác của bà gắn liền với những bài thơ chữ Hán.

Câu 2: Bài thơ Tự tình được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn bát cú Đường luật.
  • B. Lục bát.
  • C. Song thất lục bát.
  • D. Tự do.

Câu 3: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

  • A. Người có tài văn chương.
  • B. Tác giả.
  • C. Người chồng đi chinh chiến.
  • D. Người vợ nhớ thương chồng.

Câu 4: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là?

  • A. Hồng Hà nữ sĩ.
  • B. Bà chúa thơ Nôm.
  • C. Bạch Vân cư sĩ.
  • D. Bà hoàng thơ tình.

Câu 5: Đâu là nhận xét đúng về phong cách thơ Hồ Xuân Hương?

  • A. Cổ điển, hoài niệm, u buồn.
  • B. Sắc sảo, tập trung vào đạo trung hiếu, vua – tôi.
  • C. Độc đáo, khác biệt so với thơ ca bác học đương thời.
  • D. Dí dỏm, hài hước, mang đến tiếng cười sảng khoái.

Câu 6: Đâu là điểm nổi bật trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

  • A. Tính kì ảo, hoang đường.
  • B. Tính bác học, giàu chất triết lí.
  • C. Tính đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng thơ.
  • D. Tính lãng mạn, giàu tình cảm, cảm xúc.

Câu 7: Đâu là đóng góp quan trọng của thơ Hồ Xuân Hương đối với nền văn học trung đại Việt Nam?

  • A. Mở đường cho văn học chữ Nôm phát triển.
  • B. Đánh dấu sự thay đổi nền văn học Việt Nam từ cái chung sang những chủ đề mang tính cá nhân.
  • C. Đưa hình tượng người phụ nữ vào văn học chữ Nôm.
  • D. Hình thành, khẳng định những giá trị nhân văn đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX.

Câu 8: Giá trị nhân đạo trong thơ Hồ Xuân Hương là gì?

  • A. Phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới.
  • B. Cảm thông với số phận người phụ nữ.
  • C. Phản kháng nam quyền và định kiến xã hội về nữ giới, cảm thông với số phận người phụ nữ và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.
  • D. Tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Câu 9: Chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương gồm bao nhiêu bài?

  • A. Ba bài.
  • B. Hai bài.
  • C. Bốn bài.
  • D. Năm bài.

Câu 10: Bài thơ nào dưới đây không phải do Hồ Xuân Hương sáng tác?

  • A. Động Hương Tích.
  • B. Vấn nguyệt.
  • C. Vịnh cái quạt.
  • D. Vọng nguyệt.

Câu 11: Đâu là thông tin đúng về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

  • A. Quê gốc tại làng Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
  • B. Trên đường lên kinh thành tham dự kì thi tú tài, ông ốm nặng, bị mù cả hai mắt.
  • C. Là tấm gương mẫu mực của nghị lực sống phi thường, khí tiết thanh cao và lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
  • D. Tác phẩm duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là Truyện Lục Vân Tiên.

Câu 12: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị nhân đạo là gì?

  • A. Ngợi ca những con người hiếu thảo, nhân hậu, thủy chung, nghĩa khí.
  • B. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
  • C. Ngợi ca tình yêu lứa đôi mặn nồng, thủy chung.
  • D. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.

Câu 13: Truyện Lục Vân Tiên có giá trị hiện thực là gì?

  • A. Lên án chế độ phong kiến hà khắc.
  • B. Ngợi ca tình bạn cao quý, tình yêu thủy chung.
  • C. Lên án những kẻ bất nhân, phi nghĩa, tráo trở.
  • D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng “cứu khốn, phò nguy” và khát vọng công lí.

Câu 14: Đâu không phải sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A. Truyện Lục Vân Tiên.
  • B. Dương Từ - Hà Mậu.
  • C. Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
  • D. Độc Tiểu Thanh kí.

Câu 15: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?

  • A. Truyền kì.
  • B. Truyện thơ Nôm.
  • C. Tiểu thuyết.
  • D. Thơ Nôm.

Câu 16: Câu thơ “Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai” miêu tả vẻ đẹp như thế nào của chị em Thúy Kiều?

  • A. Vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng.
  • B. Vẻ đẹp sắc sảo, mạnh mẽ.
  • C. Vẻ đẹp mặn mà, có duyên.
  • D. Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên.

Câu 17: Tâm trạng của Thúy Kiều và Kim Trọng lần đầu gặp nhau như thế nào?

  • A. Cả hai đều mến mộ, bằng lòng nhau như bên ngoài còn e thẹn, ngại ngùng.
  • B. Cả hai không có ấn tượng gì về nhau.
  • C. Cả hai không ưa nhau ngay từ lần đầu gặp mặt.
  • D. Cả hai không e ngại mà bắt chuyện với nhau.

Câu 18: Khi phải từ biệt, tâm trạng của Thúy Kiều và Kim Trọng như thế nào?

  • A. Buồn, bâng khuâng, nhớ tiếc.
  • B. Vui vẻ, hạnh phúc.
  • C. Thoáng buồn rồi quên luôn sau đó.
  • D. Không có quá nhiều cảm xúc, chỉ thoáng qua chốc lát.

Câu 19: Khi ngồi một mình trong đêm, tâm trạng của Thúy Kiều gì thế nào?

  • A. Nhớ nhung, u sầu.
  • B. Vui vẻ, hạnh phúc.
  • C. Chán nản, tuyệt vọng.
  • D. Trăm mối ngổn ngang, suy tư đủ điều.

Câu 20: Vì sao tiểu thuyết lấy đề tài là lịch sử dân tộc lại phát triển mạnh khi chữ quốc ngữ dần phổ biến và trở thành ngôn ngữ chính thức vào thế kỉ XX?

  • A. Vì các tác giả nhận thấy chữ quốc ngữ dễ đọc, dễ viết.
  • B. Vì tiểu thuyết có sức ảnh hưởng đến công chúng cộng với tinh thần dân tộc đã thôi thúc các nhà văn lấy chuyện trong nước mình làm đề tài mà viết.
  • C. Vì đây là đề tài dễ dàng khai thác nhất giai đoạn đó.
  • D. Vì tiểu có sức ảnh hưởng đến công chúng sẽ giúp nhân dân dễ học chữ quốc ngữ hơn.

Câu 21: Vì sao nói “Ngôn ngữ là hồn cốt” của dân tộc?

  • A. Vì ngôn ngữ là công cụ bảo vệ dân tộc khỏi ách ngoại xâm.
  • B. Vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc. 
  • C. Vì ngôn ngữ mang trong mình cả một lịch sử hình thành và phát triển dân tộc.
  • D. Vì ngôn ngữ là đại diện cho tư tưởng, tình cảm của cả một dân tộc.

Câu 22: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII?

  • A. Non nớt, chưa hoàn thiện.
  • B. Sắc sảo, nhuần nhụy, khoáng đạt, bứt phá.
  • C. Kế thừa đặc sắc từ văn học chữ Hán.
  • D. Vẫn yếu thế hơn so với văn học chữ Nôm.

Câu 23: Đâu là trường hợp một âm tiết viết bằng các con chữ khác nhau?

  • A. Âm /t/
  • B. Âm /g/
  • C. Âm /m/
  • D. Âm /z/

Câu 24: Để đọc được các chữ (tiếng) trong tiếng Việt chữ Latinh cần làm gì?

  • A. Phải học các nét và cách phát âm các tiếng.
  • B. Cần phải hiểu ý nghĩa của các nét và cách phát âm.
  • C. Học thuộc bảng chữ cái và nắm được cách ghép vần.
  • D. Cần phải hiểu ý nghĩa và nắm được cách ghép vần.

Câu 25: Đâu là nhận xét đúng về tình yêu Kim – Kiều trong Truyện Kiều?

  • A. Là một tình yêu trái ngược với đạo lý.
  • B. Là một tình yêu trong sáng, phù hợp với quy luật phát triển tình cảm của con người.
  • C. Là tình yêu chuẩn mực lễ giáo phong kiến.
  • D. Là tình yêu táo bạo nhưng vẫn tuân theo lễ giáo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác