Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 3: Hồn nước nằm trong tiếng mẹ cha (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn học chữ Nôm được phát triển từ cội nguồn nào của dòng chảy văn học?

  • A. Văn học chữ Hán.
  • B. Văn học Pháp.
  • C. Văn học dân gian Việt Nam.
  • D. Văn học phương Tây.

Câu 2: Vì sao nói văn học chữ Nôm đã góp phần gợi mở cho nền văn học dân tộc?

  • A. Vì văn học chữ Nôm khởi nguồn cho nền văn học dân tộc.
  • B. Vì văn học chữ Nôm khởi nguồn cho nền văn học viết của dân tộc.
  • C. Vì văn học dân tộc muốn phát triển, trước tiên và cuối cùng phải gắn với những thứ thuộc về dân tộc và chữ Nôm là một trong số đó.
  • D. Vì văn học chữ Nôm đánh dấu sự hoàn thiện của tất cả các thể loại trong dòng chảy văn học Việt Nam.

Câu 3: Việc học chữ quốc ngữ dễ dàng hơn chữ Hán và chữ Nôm có vai trò như thế nào?

  • A. Góp phần phát triển tiếng nói dân tộc.
  • B. Góp phần lưu giữ lịch sử dân tộc.
  • C. Giúp học tiếng Việt dễ dàng hơn, góp phần phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội…của đất nước.
  • D. Góp phần thúc đẩy hợp tác, giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực.

Câu 4: Những nỗ lực cải tiến chữ quốc ngữ trong nhiều thập kỉ qua có mang lại thay đổi nào hay không?

  • A. Chưa mang lại kết quả nào.
  • B. Có thay đổi nhưng không đáng kể.
  • C. Thay đổi toàn bộ tiếng Việt.
  • D. Có nhiều thay đổi tích cực, thuận tiện hơn cho người học.

Câu 5: Tiếng Việt được ghi bằng kí tự Latinh vào khoảng thời gian nào? 

  • A. Thế kỉ XX.
  • B. Thế kỉ XVII.
  • C. Thế kỉ XI.
  • D. Thế kỉ XII.

Câu 6: Ai là vị giáo sĩ đã góp phần không nhỏ vào việc Latinh hóa tiếng Việt?

  • A. Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.
  • B. Francesco người Tây Ban Nha.
  • C. Francesco de Pina người Pháp.
  • D. Francesco người Bồ Đào Nha.

Câu 7: Mục đích của những giáo sĩ khi Latinh hóa tiếng Việt là gì?

  • A. Để có thể trò chuyện được với nhiều người Việt hơn.
  • B. Để có thể kêu gọi nhiều người theo đạo Thiên Chúa hơn.
  • C. Để có thể xóa bỏ chữ Hán khỏi đất nước Việt Nam.
  • D. Để có thể truyền lại kinh sách giáo lý của đạo Thiên Chúa.

Câu 8: Bảng chữ cái tiếng Việt hiện tại có bao nhiêu chữ cái?

  • A. 27 chữ cái.
  • B. 28 chữ cái.
  • C. 25 chữ cái.
  • D. 29 chữ cái.

Câu 9: Bảng chữ cái tiếng Việt hiện tại có bao nhiêu nguyên âm?

  • A. 17 nguyên âm.
  • B. 12 nguyên âm.
  • C. 10 nguyên âm.
  • D. 13 nguyên âm.

Câu 10: Bảng chữ cái tiếng Việt hiện tại có bao nhiêu phụ âm.

  • A. 15 phụ âm.
  • B. 14 phụ âm.
  • C. 17 phụ âm.
  • D. 19 phụ âm.

Câu 11: Truyện thơ Nôm được hình thành vào khoảng thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XVI – XVII.
  • B. Thế kỉ XVI – XVIII.
  • C. Thế kỉ XV – XVII.
  • D. Thế kỉ XV – XX.

Câu 12: Ở giai đoạn đầu, truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ nào?

  • A. Đường luật.
  • B. Lục bát và song thất lục bát.
  • C. Đường luật và song thất lục bát.
  • D. Song thất lục bát.

Câu 13: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của truyện thơ Nôm?

  • A. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất hiện thực, phê phán.
  • B. Đề tài, chủ đề tập trung vào đạo lý vua tôi, giàu chất chính luận.
  • C. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất kì ảo, hoang đường.
  • D. Đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.

Câu 14: Đâu là mô hình cơ bản trong truyện thơ Nôm?

  • A. Gặp gỡ - đoàn tụ - chia li.
  • B. Gặp gỡ - chia li – đoàn tụ.
  • C. Chia li – gặp gỡ - đoàn tụ.
  • D. Đoàn tụ - chia li – gặp gỡ.

Câu 15: Nhân vật trong truyện thơ Nôm có đặc điểm gì?

  • A. Những cô gái, chàng trai có nhiều sự thiếu sót, mắc sai lầm sau đó mới trưởng thành và hoàn thiện bản thân.
  • B. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan.
  • C. Những cô gái, chàng trai tuy ngoại hình có nhiều khiếm khuyết nhưng tâm hồn thanh cao, trong sáng.
  • D. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 16: Nhân vật của Truyện Lục Vân Tiên được xây dựng như thế nào?

  • A. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
  • B. Nhân vật có tính cách rõ nét, sinh động.
  • C. Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp kì ảo.
  • D. Nhân vật mang tính đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.

Câu 17: Ngôn ngữ của Truyện Lục Vân Tiên được như thế nào?

  • A. Ngôn ngữ bác học, giàu tính triết lý.
  • B. Ngôn ngữ sâu sắc, nhiều điển tích, điển cố.
  • C. Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
  • D. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm.

Câu 18: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng thể nào?

  • A. Lục bát.
  • B. Song thất lục bát.
  • C. Tự do.
  • D. Thất ngôn bát cú.

Câu 19: Lục Vân Tiên đã gặp Kiều Nguyệt Nga trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
  • B. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga.
  • C. Trên đường đi tảo mộ, Lục Vân Tiên vô tình gặp Kiều Nguyệt Nga.
  • D. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga ở quán trọ.

Câu 20: Kết thúc của Truyện Lục Vân Tiên là gì?

  • A. Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời.
  • B. Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên và về quê cưới Kiều Nguyệt Nga.
  • C. Lục Vân Tiên bị mù và bị chia cắt mãi mãi với Kiều Nguyệt Nga.
  • D. Những kẻ gian ác bị trừng trị, sau nhiều tháng ngày chia cách, Lục Vân Tiên được chữa khỏi mắt và đoàn tụ, hạnh phúc với Kiều Nguyệt Nga.

Câu 21: Tâm trạng của nữ thi trong bài thơ Tự tình là gì?

  • A. Buồn tủi, uất ức.
  • B. Chán nản, tuyệt vọng.
  • C. Cô đơn, hiu quạnh, chán ngán.
  • D. Vui vẻ, hạnh phúc.

Câu 22: Nghệ thuật nổi bật nhất trong bài thơ Tự tình là gì?

  • A. Tả cảnh ngụ tình.
  • B. Họa vân hiển nguyệt.
  • C. Ước lệ tượng trưng.
  • D. Điển tích, điển cố.

Câu 23: Hình tượng trung tâm của bài thơ Tự tình là gì?

  • A. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến tài hoa bạc mệnh.
  • B. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến bất hạnh trước tình duyên hẩm hiu nhưng lại tràn đầy nỗi khao khát cháy bỏng hạnh phúc lứa đôi.
  • C. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với vẻ đẹp chuẩn mực: công – dung – ngôn – hạnh.
  • D. Hình tượng phụ nữ trong xã hội phong kiến với cuộc đời lênh đênh, vô định, bơ vơ không biết đi về đâu.

Câu 24: Hai câu đề của bài thơ mô tả tâm trạng gì của nữ sĩ?

  • A. Cảm giác nhớ nhung tha thiết đến người chồng đi chinh chiến xa nhà.
  • B. Cảm giác háo hức, mong chờ, đầy hi vọng.
  • C. Cảm giác nhớ nhà, nhớ quê hương tha thiết.
  • D. Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.

Câu 25: Hai câu thực của bài thơ mô tả tâm trạng gì của nữ sĩ?

  • A. Cảm giác cô đơn trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ bẽ bàng trước cuộc đời.
  • B. Sự buông xuôi, ngán ngẩm.
  • C. Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.
  • D. Sự hi vọng, chờ đợi trong vô vọng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác